6. Bố cục của khóa luận
3.3. Ngôn ngữ nhân vật
Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong tác phẩm tự sự bởi nó vừa là công cụ, vừa là phương tiện để nhà văn thể hiện tác phẩm. thông qua ngôn ngữ, ta có thể hiểu được ý đồ của nhà văn là gì. Hiện thực chỉ có một nhưng ở mỗi nhà văn, nó được phản ánh khác nhau bởi hiện thực ấy được triết quang khúc xạ qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ bằng ngôn ngữ sắc sảo tinh tế. Nếu như không có ngôn ngữ thì không có tác phẩm văn học, M. Gorki khẳng định “yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ
chủ yếu của nó và cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống – là chất liệu hiện thực”.
Ngôn ngữ trong tác phẩm tự sự là ngôn ngữ đa dạng, ngôn ngữ của nhiều tính cách. Nếu trong tác phẩm trữ tình, ngôn ngữ trữ tình là tiếng hát tâm hồn, là cách trữ tình của người nghệ sĩ. Đó chính là thứ ngôn ngữ diễn tả những gì phức tạp của thế giới nội tâm, ngôn ngữ giàu nhạc điệu, có tính tạo hình cao, có khả năng cụ thể hoá những trạng thái mơ hồ nhất mà không tuân theo lôgíc tự nhiên của đời sống thì ngôn ngữ trong tác phẩm tự sự gần giống với ngôn ngữ đối thoại hàng ngày. Ngôn ngữ trong tác phẩm tự sự được chia
Khóa luận tốt nghiệp
thành hai loại: ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả. Qua ngôn ngữ nhân vật sẽ bộc lộ tính cách nhân vật còn qua ngôn ngữ tác giả, cá tính sáng tạo của nhà văn được khẳng định.
Tóm lại, nhân vật là linh hồn của tác phẩm, là yếu tố thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Trong đó, tìm hiểu ngôn ngữ nhân vật là một phương tiện hữu ích, quan trọng cho phép chúng ta hiểu rõ hơn về nhân vật trong tác phẩm.
Ngôn ngữ nhân vật là lời nói của nhân vật trong tác phẩm thuộc loại tự sự và kịch. Ở đây, chúng ta nghiên cứu ngôn ngữ nhân vật thuộc loại hình tự sự. Ngôn ngữ nhân vật thường được chia thành hai loại: ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại, nhân vật trong “Ăn mày dĩ vãng” cũng được thể hiện qua hai ngôn ngữ này.