Nhân vật bi kịch

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết ăn mày dĩ vàng của chu lai (Trang 30 - 40)

6. Bố cục của khóa luận

2.3. Nhân vật bi kịch

"Từ điển tiếng Việt" có lí giải: Bi kịch có nội dung phản ánh cuộc xung đột gay gắt giữa nhân vật chính diện với hiện thực, có kết cục bi thảm[16,82]. Arixtốt cũng đưa ra so sánh và cho rằng: Bi kịch khác với hài kịch và nó có

Khóa luận tốt nghiệp

một kết thúc không vui. Nhân vật bi kịch là con người ở trên mức bình thường về địa vị và tính cách, phải chịu một sự thay đổi vận mệnh. Họ là những con người dám đấu tranh chống lại vận mệnh, định mệnh và họ chấp nhận nó. Họ tìm thấy ý nghĩa trong sự khốn khổ của mình. Khi bi kịch được nâng lên trên mức điển hình nó trở thành nghệ thuật. Nhân vật văn học mang bi kịch là sự đại diện cho một tư tưởng của nhà văn trước xã hội, nó phải tiêu biểu đặc trưng cho một lớp người. Lúc này, nhân vật bi kịch mới có một chỗ đứng vị trí trong lòng độc giả.

Cũng có thể hiểu về khái niệm nhân vật bi kịch như sau. Nhân vật rơi vào bi kịch thông thường do họ bị xô đẩy vào hoàn cảnh khách quan và chủ quan. Nhân vật đứng trước sự lựa chọn hoặc sống thì phải chà đạp lên nguyên lí đạo đức hoặc giữ mình trong sạch thì phải chọn cái chết. Theo Brecht "Các

nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không đơn giản là bản dập của những con người sống mà là những hiện tượng khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả". Hay nói như Nguyễn Minh Châu "bởi lẽ cuộc sống trên trái đất này thời nào và ở đâu cũng đầy oan khiên, oan khuất. Cái thiện cả tin và ngây thơ. Cái ác sừng sững và lẫm liệt".

Tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới với xu hướng tiệm cận hơn với con người cá nhân, với số phận con người. Do vậy các nhà tiểu thuyết không chỉ vẽ nên bức tranh chiến trận hoành tráng, những chiến công vĩ đại, những con người lí tưởng mà các nhà văn đã đi sâu vào bi kịch số phận của họ trong cuộc chiến và ngay cả giữa đời thường. Nếu coi chiến tranh là bi kịch của cả dân tộc thì mỗi cá nhân trong đó đều có số phận bi kịch nhưng dựa vào đặc điểm nổi bật về tính cách và số phận hơn nữa dựa vào sự soi sáng của lí thuyết, chúng tôi xếp Ba Sương và Hai Hợi vào kiểu nhân vật bi kịch.

Trước hết, chúng ta đi tìm hiểu về nhân vật Ba Sương. Không chỉ là người có vẻ đẹp ngoại hình lí tưởng mà Ba Sương luôn bộc lộ là con người

Khóa luận tốt nghiệp

gương mẫu, mưu trí trong chiến đấu, luôn gan dạ đi đầu trong mọi hiểm nguy. Là y tá rồi đội trưởng đội du kích cô đã cùng kết hợp với nhiều lực lượng của vùng ven Sài Gòn tiêu diệt nhiều lần những cuộc càn quét của địch. Con người như vậy đáng lẽ phải được hưởng hạnh phúc nhưng số phận đã không cho Ba Sương được hạnh phúc trọn vẹn. Là bông hoa thơm ngát giữa núi rừng được nhiều người yêu mến nhưng người đời lại cho rằng cô có số sát chồng. Bằng chứng là những ai đã từng thích cô, yêu cô khi ra trận đều không thấy trở về, họ mãi gửi lại thân mình nơi rừng sâu. Họ nằm lại do cô hay do sự ác liệt của chiến tranh khi sau mỗi lần càn của địch quân số thường mất một phần ba. Sự trùng hợp ngẫu nhiên đó khiến cô bị mang cái tiếng là sát chồng. Cũng chính bởi cái tiếng đó mà tình yêu giữa Ba Sương và Hai Hùng không ít lần gặp trắc trở. Mối tình giữa hai nhân vật Hai Hùng và Ba Sương là mối tình của hai nhân vật anh hùng trong thời buổi chiến tranh loan lạc của hai người lính trận, hai tâm hồn hòa hợp nhau giữa cái sống và cái chết khôn lường. Hai Hùng người chỉ huy tài giỏi đội đặc nhiệm, Ba Sương người chỉ huy thông minh đội du kích. Họ như “bộ đôi quyền lực” tâm đầu ý hợp khiến kẻ thù phải khiếp sợ, đồng đội nể trọng, thương yêu. Tình yêu của họ nảy sinh từ trong đau khổ từ những đồng cảm mà chỉ những người trong cuộc mới thấu hiểu. Trước nấm mồ của Viên cả Hai Hùng và Ba Sương đều xúc động khôn xiết, cả hai người hùng chiến trận đều yếu lòng, rồi những giọt nước mắt như muốn làm vơi đi nỗi buồn nhỏ xuống. Ngay lần đầu nói chuyện, dường như nhịp đập con tim hai người đã hòa là một, nguồn cội của sự đồng cảm ấy có lẽ chính là sự yêu thương đồng đội, yêu thương con người của cả hai. Họ đều hết lòng vì tình yêu, sẵn sàng chịu thiệt thòi về mình, nỗi đau của người yêu cũng là nỗi đau của chính mình. Trong trận càn của quân giặc Hùng bị trúng đạn. Trong lúc nguy nan Ba Sương đã không quản nguy hiểm của bom đạn cùng Tuấn đến bới đất đá để cứu Hai Hùng. Cô vui mừng khi anh tỉnh lại

Khóa luận tốt nghiệp

"Trời ơi!... Thế là anh sống rồi!... Sống thiệt rồi, Tuấn ơi, may quá!". Trong niềm xúc động khôn tả cô đã bật khóc, tiếng khóc của niềm vui, sự hạnh phúc khi biết rằng Hai Hùng không chết. Có lẽ ở cái nơi một mét vuông đất có hàng trăm tấn bom đạn dội xuống hàng ngày con người ta quý trọng nhau hơn, trong trường hợp của Hai Hùng với Ba Sương có thể giải thích bằng tình đồng đội vì có là Hai Hùng hay ai khác cô đều hành động như vậy. Nhưng thái độ và niềm xúc động khi đã cứu được Hai Hùng thì chỉ tình yêu nồng cháy mới có thể giải thích được. Phải chăng đó là sự kết hợp của tình đồng đội và tình yêu hòa quyện đến mức ta không thể nhận ra, hay sự kết hợp đó tạo nên một sức mạnh lớn hơn bất kì một thứ “tình” nào? Với Ba Sương giờ đây không có gì bằng anh, anh mới là tất cả “còn Sương, cô khe khẽ thở ra…

Đột kích ư? Hủy diệt ư? Cả cái tên chiến đoàn 52 trúc trắc ấy nữa ư? Cô không cần biết. Không thích biết. Giờ đây đối với cô, chỉ có anh đang hiện diện, đang thở, đang nói, đang nhìn cô, thế là đủ”. Chiến tranh là sự hủy diệt

nó không chỉ hủy diệt những thứ nhìn được, sờ được mà nó còn hủy diệt những cái tưởng chừng như không thể hủy diệt được đó là tình yêu. Chuyện tình giữa Hùng và Sương không phải lúc nào cũng một màu “sắt son lãng

mạn” mà nó có cả những giây phút dậy sóng. Khi đơn vị của Hùng và Sương

hoạt động ở những vùng xa nhau, đã có những hiểu nhầm, những hiểu nhầm đó đã tạo nên những mâu thuẫn gay gắt giữa hai người. Chỉ đến khi biết Hai Hùng sẽ phải chuyển công tác thì Ba Sương mới giãi bày thật lòng mình khi Hai Hùng hỏi Ba Sương “tại sao em lại làm như thế trong cuộc họp vừa

rồi?”. Trái tim chân thật nơi Sương lâu nay bị bóp nghẹt vì nhiều nhẽ mới

thổn thức nói thật khi cô biết hai người sắp phải xa nhau, xa lâu thậm chí xa mãi “vì em thương anh!... Khi nào cũng chỉ có thương một mình anh”. Những tin đồn này nọ là chính do cô tung ra để mong Hai Hùng giận rồi từ bỏ Ba Sương. Nhưng tại sao lại phải tung tin ra như vậy? Vì một lẽ, nó xuất phát từ

Khóa luận tốt nghiệp

tình yêu sẵn sàng hi sinh cho nhau “em sợ… sợ anh cứ dính đến em hoài, anh

sẽ… sẽ chết mất như miệng thế gian rủa độc”. Hóa ra tất cả những tin đồn

không tốt về Ba Sương là chính do cô tung ra, làm như vậy Ba Sương đâu có sung sướng gì. Mỗi lần tung những tin ra như vậy lòng Ba Sương lại nhói đau nhưng chỉ cần Hai Hùng còn sống, được sống cô sẵn sàng chịu hi sinh vì mình. Trong tình yêu còn gì đau khổ hơn khi chính mình phải nói, phải làm những điều để người mình yêu hiểu nhầm để từ bỏ mình. Để đi đến quyết định này Ba Sương cũng đau khổ, nỗi đau còn hơn bất kì nỗi đau nào trong tình yêu. Đây chẳng phải là bi kịch trong tình yêu hay sao? Bi kịch nhưng đầy cao thượng, nguồn gốc của sự hi sinh là tình yêu chân thành của cả hai người lính thời chiến. Chính chiến tranh đã đẩy họ vào những bi kịch.

Sau chiến tranh Ba Sương được ngợi ca là tấm gương về một nữ sĩ kiên cường, một đảng viên trung kiên đã nêu một tấm gương hi sinh ngời sáng cho lí tưởng cộng sản. Người đời ghi cô và sử sách, rao giảng ở các nhà máy, trường học… thậm chí người ta còn định tạc tượng, lập phòng bảo tàng về cô. Đứng trước ánh hào quang đó Ba Sương đã gục ngã cô quyết định “thay đổi

hình dạng”. Ba Sương giạt hẳn về quê cũ, cái nơi mà không một ai biết cô là

ai. Được người bác ruột vốn là bí thư khu ủy giờ nghỉ mất sức giới thiệu với tổ chức địa phương. Ở thời buổi trăm sự đang rối mù, cái xấu cái tốt, cái giả cái thật dựa dẫm vào nhau cùng tồn tại, lại thiếu nhân cốt cách mạng nên Ba Sương dễ dàng được tổ chức địa phương đồng ý. Là người có năng lực luôn hoàn thành tốt công việc của mình nên cô nhanh chóng được tin cậy, được cử đi nước ngoài đào tạo, được cất nhắc đảm trách những cương vị nhất đinh. Rồi giờ đã trở thành bà giám đốc Tư Lan và có thể sẽ trở thành phó hay chủ tịch tỉnh thậm chí là bộ trưởng. Nếu cuộc đời cứ bằng phẳng để bà Tư Lan tiến dần như vậy thì có lẽ Ba Sương cũng không mấy dằn vặt về mình về hiện tại và quá khứ. Bởi như vậy cô sẽ làm được nhiều điều tốt, cô đã gây dựng

Khóa luận tốt nghiệp

được một hình tượng Ba Sương trong chiến trận và giờ cô lại tiếp tục xây dựng một hình tượng mới của thời bình hình tượng về bà Tư Lan. Sẽ không có lí do gì khiến bà Tư Lan nhận mình là Ba Sương. Nhưng định mệnh khắc nghiệt, Địch đột nhiên xuất hiện. Địch - một con người đã quá hiểu về lí lịch thật của Ba Sương đến đòi cô bảo lãnh cưu mang, Ba Sương đã chấp nhận, đổi lại Địch sẽ cùng Ba sương giữ kín bí mật lâu nay về thân phận mình. Đây là lần thứ hai Ba Sương gục ngã sau lần một khi quyết định đầu thai làm một người khác. Sự kết hợp giữa hai con người có lí lịch giả, giữa một con người bị gục ngã dưới ánh hào quang được lịch sử ghi danh với một con người luôn biết tìm mọi cơ hội để tiến thân dù ở bất kì hoàn cảnh nào, bằng bất kì thủ đoạn nào. Tất yếu nó sẽ dẫn đến những gục ngã, lỗi lầm tiếp theo. Được đà Địch tiếp tục luồn sâu vào bộ máy Nhà nước hắn muốn giữ những trọng trách trong công việc buôn bán kinh doanh, muốn được ở dưới quyền Tư Lan. Hơn thế hắn muốn là tình nhân của bà Tư Lan quyền quý. Dần dà mọi chuyện đã theo ý đồ của Địch, tên Địch lộng hành rồi đưa đẩy Tư Lan vào những vụ làm ăn phi pháp nhân danh Nhà nước mà cô không thể cưỡng lại. Như những kẻ ngồi trên đoàn tàu tốc hành không thể dừng lại không thể quay lại mà chỉ còn một lựa chọn duy nhất mà làm sao giữ được mình không bị rơi rớt xuống khi đoàn tàu càng ngày càng tiến nhanh. Tội lỗi chồng lên tội lỗi, như những kẻ say mồi họ tiếp tục thực hiện hành vi phạm pháp của mình. Nhưng từ khi Hai Hùng xuất hiện, Tư Lan không nguôi nghĩ về quá khứ về những kỉ niệm tốt đẹp về sự hi sinh của đồng đội… Hai Hùng xuất hiện như cơn gió trong lành đánh thức lương tri con người Ba Sương. Bà giám đốc Tư Lan bị dằn vặt giữa quá khứ và hiện tại, giữa lương tâm và sự giả dối. Giờ đây Tư Lan phải chọn giữa hai nhẽ: can đảm đứng ra giũ tuột vinh quang nhận mọi lỗi lầm thì cô sẽ được bạn bè, được sự yên tĩnh trong con người mình hoặc tiếp tục im đi để có tất cả, cả cuộc sống vật chất và niềm vinh quang của người chết. nếu chọn nhẽ

Khóa luận tốt nghiệp

thứ nhất cô phải chịu kỉ luật của cấp trên và thậm chí có nguy cơ chịu trách nhiệm hình sự vì những lỗi lầm mà cô gây ra. Còn chọn nhẽ thứ hai cô sẽ không sao cả vẫn là bà giám đốc Tư Lan quyền quý với một tương lai rộng mở. Ba Sương đã có lúc sa ngã nhưng không có nghĩa cô sẽ mãi sa ngã. Hai Hùng xuất hiện đồng nghĩa với quá khứ tốt đẹp ùa về, đồng nghĩa với con người cao thượng, con người cộng sản kiên trung trong cô sống lại “nhìn con

người anh hôm nay lại chạnh nhớ đến hình ảnh tuyệt vời đẹp đẽ của anh ngày hôm qua, tôi đã khóc và thấy mình không thể sống như cũ được nữa”. Ba

Sương đã dũng cảm nhận mình là Ba Sương chứ không phải là Tư Lan. Ba Sương đã lựa chọn con đường để trở về là chính mình. Sự lựa chọn này không hề dễ dàng đó chính là bi kịch lớn nhất của đời cô. Tuy nhiên chấp nhận nó cô có được tình yêu, tình đồng đội… mà chính nó đã tạo nên một Ba Sương đẹp đẽ ghi vào sử xanh. Thông qua nhân vật Ba Sương tác giả như muốn phát đi một thông điệp hãy biết trân trọng những giá trị truyền thống, trân trọng với quá khứ đau thương mà hào hùng. Nếu “bắn súng lục vào quá khứ thì tương

lai sẽ bắn đại bác vào chúng ta” ta sẽ phải trả một giá rất đắt cho sự phản bội

đó.

Trong tiểu thuyết “Ăn mày dĩ vãng” nhân vật Hai Hợi cũng hiện lên với số phận gặp nhiều đau thương, có thể nói cuộc đời Hai Hợi là những ngày tháng bi kịch, những tháng ngày hạnh phúc thật ít ỏi và thoảng qua rất nhanh. Hai Hợi vốn là một cô gái đa tình nhí nhảnh, cuộc sống chợ búa của dân bán thịt đã đào tạo cô thành một cô hàng thịt đanh đá và dữ dằn. Cô yêu sớm và khi yêu cũng luôn hết mình. Năm 15 tuổi cô đã có tình nhân nhưng cuộc đời đen bạc ngay lần đầu bước vào vườn tình cô đã phải ăn trái đắng. Tình nhân thay lòng từ đó cô yêu đương bạt mạng, được bao nhiêu tiền cũng đem bao trai hết. Cuộc đời cô đã không biết trải qua bao nhiêu mối tình, với bao nhiêu kẻ úy có, tá có, quận trưởng, tỉnh trưởng… Cô khiến họ khổ sở, những kẻ đến

Khóa luận tốt nghiệp

với cô ít ai dám phản bội mà cô bỏ rơi thiên hạ thì nhiều. Những tưởng cuộc đời của cô còn trải qua nhiều, thật nhiều mối tình nhưng bỗng cô phải lòng một gã thượng sĩ bảo an quèn. Trước kia cô hành hạ, làm khổ đàn ông bao nhiêu thì giờ viên thượng sĩ lại làm cô khổ sở bấy nhiêu “cô yêu anh ta như bị

bùa, bị ngải, đam mê, cuống quýt, sợ hãi, mịt mờ”. Những tưởng cô sẽ say

đắm mãi bên cuộc tình mà cô lao theo một cách đam mê. Bỗng một đêm Hai Hợi phát hiện ra anh ta đã có vợ. Là con người có cá tính mạnh mẽ cô không khóc một tiếng, tạt tai cho anh chồng hờ một cái rồi từ đó vào rừng làm Việt cộng. Đây là một thất bại cay đắng của con người yêu hết mình, một nỗi bất hạnh của con người khao khát được yêu. Từ khi vào rừng, cô có sự thay đổi ngay từ ngoại hình bên ngoài “cô quyết định cắt tóc ngắn, thay quần dài bằng

quần cụt, lông mày lông mi không thèm tỉa, da dẻ chân tay để mặc cho nắng rọi, gai cào… Cô muốn tự biến cải và cuộc sống khắc nghiệt trong rừng cũng từng ngày biến cải cô thành một dạng nam tính hóa”. Vốn là người có cá tính

mạnh mẽ lại được chợ búa đào tạo thành đanh đá và dữ dằn, với bản chất đó

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết ăn mày dĩ vàng của chu lai (Trang 30 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)