Nhân vật bản năng

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết ăn mày dĩ vàng của chu lai (Trang 40 - 43)

6. Bố cục của khóa luận

2.4. Nhân vật bản năng

Theo "Từ điển tiếng Việt": Bản năng tức là phản ứng mà một động vật (trong đó có con người) có một cách bẩm sinh, không có ý thức đối với thế giới khách quan [16,41].

Nhân vật bản năng là nhân vật sống thiên về bản năng hoặc bị những ham muốn bản năng chi phối đến mức dần đánh mất mình.

Đời sống bản năng tự nhiên của con người bao gồm những hoạt động như: ăn, ngủ, đi, nhu cầu vật chất, những ham muốn… và đặc biệt là nhu cầu tình dục. Phản ánh con người trong đời sống bản năng tự nhiên là một yêu cầu đối với văn chương. Bởi đó cũng là một biểu hiện nhân bản của văn học. Tuy nhiên phản ánh như thế nào để vừa tránh được sự dung tục, thô thiển vừa thể hiện được sự hồn nhiên và nét đẹp trong đời sống bản năng tự nhiên của con người lại phụ thuộc vào tài năng và bản lĩnh của người nghệ sĩ. Phản ánh con người tự nhiên, khai thác các yếu tố tích cực của con người tự nhiên giúp cho hình ảnh về nó trở nên chân thực hơn, người hơn. Chu Lai là nhà văn có sự nhạy cảm đặc biệt đối với những vấn đề thuộc về đời sống bản năng tự nhiên của con người. Trong tác phẩm của mình tác giả chú ý thể hiện con người trong đầy đủ chất tự nhiên vốn có. Vấn đề “bản năng” trong văn học đã được

Khóa luận tốt nghiệp

đặt ra từ lâu, xuất hiện trong các tác phẩm như của Vũ Trọng Phụng, đặc biệt sau 1986 nó như trở thành một xu thế mang tính tất yếu, ta dễ bắt gặp nó trong các tác phẩm đương đại. Nhưng với những nhà văn tài năng như Chu Lai tái hiện con người trong đời sống bản năng tự nhiên để qua đó giúp người đọc hiểu được nguyên nhân, đồng cảm cùng nhân vật chứ không phải là cơ sở lí giải cho mọi biến động về tâm lí. Đọc tác phẩm ta thấy tuy phản ánh đời sống bản năng của con người song tác giả không rơi vào chủ nghĩa tự nhiên dung tục giúp người đọc hiểu được số phận người lính. Bên cạnh phần bản năng thì họ cũng là con người tốt, luôn chiến đấu cùng bạn bè, giàu tình nghĩa với đồng đội.

Trong tiểu thuyết “Ăn mày dĩ vãng” nhân vật Tám Tính hiện lên với những đặc điểm tương ứng mà lí thuyết đã soi sáng. Tám Tính được mệnh danh là Tính cọp bởi cái tính khí của Tính cứ mỗi lần nổi máu lên là Tám Tính chỉ biết vồ chứ không biết tán. Tám Tính tiếp xúc với con gái như thực hiện một đời sống hoang dã, nguyên sơ chưa thuần chủng. Do vậy mà con gái rất nhiều người sợ hắn. Trong một lần khi cả đội trinh sát vừa về khi tất cả mọi người đều mệt mỏi thì Tám Tính vẫn say mồi, con mồi riêng của hắn.

Buổi chiều hắn có gặp Hai Hợi, người con gái đã va đập ngay vào cái bản năng luôn dồi dào và sẵn sàng bung ra bất cứ khi nào thấy cần thiết. Tám Tính đang say cái mồi đang hiện diện ngồn ngộn trong tấm võng trước mặt. Tám Tính ngồi cái dáng ngồi của cọp, cái dáng ngồi đã được rèn luyện thành thạo “vai gù lên, đầu gầm xuống, hai tay buông rơi, hơi thở nặng nề. Sự nặng

nề ấy càng gia tăng khi từ tấm võng kia thi thoảng lại phát ra những tiếng cựa mình sột soạt”. Tám Tính vẫn kiên trì ngồi phục con mồi, nhưng trước

con mồi lí trí của anh dần dần mất thay vào đó là bản năng trỗi dậy khi đó Tám Tính không đắn đo, không suy nghĩ, không cần biết đối tượng là ai, hậu quả gì sẽ xảy đến… Tám lao vào cuộc chinh phạt như thói quen công đồn táo

Khóa luận tốt nghiệp

tợn đã lặn sâu vào tiềm thức. Cuộc chinh phạt của Tám cũng chỉ năm ăn năm thua mà phần lớn là thua vậy mà Tám không nản, không gục ngã bởi say mồi rồi, lại tiếp tục những cú vồ vỡ mặt. Lần này Tám Tính đã được gặp đối thủ xứng tầm mà có lẽ bói ở cánh rừng này chỉ có một mà thôi đó là Hai Hợi. Sau những cú vồ bất thần của mình, trong thoáng chốc cô xã đội trưởng đã chuyển thế dựng đứng trước mặt con đực, ngay sau đó là những cái tát rất gọn và khô đã văng mạnh vào mặt. Con mồi như tỉnh lại sau những cái tát, thông thường với Tám như vậy coi như thất bại và chỉ còn nước lặng lẽ rút lui. Trong cái giây phút không ngờ nhất Hai Hợi bỗng đưa tay dịu dàng giữ lại. Chỉ cần có thế “cái bóng đàn ông cao lớn cúi xuống bế thốc cái bóng đàn bà lên, rón rén

và hối hả đi ra mép sông…”. Chẳng ngờ cuộc tình chóng vánh và nhuốm màu

phi lí ấy lại bền chặt. Cả Hai Hợi và Tám Tính đều yêu say yêu nồng. Hai trái tim loạn nhịp đó đã tìm được vòng quay của riêng hai người. Thật trở trêu khi hai con người loạn nhịp tìm được sự đồng cảm thì cũng là lúc tai ương ập đến đầu họ. Tám Tính chết khi giẫn đội cảm tử đi trợ lực cho quân Hai Hùng. Hai Hợi bỏ rừng khi người con trai đời cô không còn nữa, còn Tám Tính không ngờ lại được cáng về trạm với mười bảy vết thương vào người trong đó có tám vết vào chỗ hiểm. Có thể nói cái chết với Tám Tính dường như là chắc chắn nhưng chẳng ngờ vào cái lúc nguy nan ấy cái bản năng trong Tám Tính lại còn nguyên sinh lực đến lạ lùng. Chính hành động vô ý của cô y tá ở quân y viện đã cứu sống Tám “vừa vô ý chịn cả cái bộ ngực chắc nịch, thơm ngậy

vào giữa mặt tao...”. Chẳng ngờ nó lại làm hồi sinh một con người mà cái

chết là không thể tránh khỏi “tao bỗng thấy tỉnh hẳn, toàn thân rần rật chuyển

động như có kiến bò vào tận từng lóng xương, mạch máu”. Thế là, vào mỗi

buổi sáng được hít thở được áp mặt vào bộ ngực ấy sức khỏe của Tám Tính dần dần hồi phục. Như một sự đền đáp hay một duyên số trời định sau hòa bình, Tính đã kết hôn với cô y tá ngày trước đã cứu sống mình. Và cùng vì

Khóa luận tốt nghiệp

tấm lòng của người mẹ đỡ đầu này Tám Tính cắn răng chừa cái thói quen bản năng của mình .

Bên cạnh con người bản năng thì Tám Tính luôn thể hiện là một chiến sĩ kiên cường, một người chỉ huy tháo vát. Nếu không có cái tật vồ gái thì có anh đã được phong anh hùng hai lần rồi chứ đâu có đùa. Trong chiến tranh là vậy còn khi trở về đời thường với bao bộn bề của cuộc sống mưu sinh hơn chục miếng ăn, đời sống gặp nhiều khó khăn song Tám Tính vẫn không quên đồng đội, đối xử với bạn bè thật chí tình.

Khi động chạm tới vấn đề bản năng của con người, Chu Lai góp vào tiếng nói chung trong dòng chảy văn học đương đại nhưng nó vẫn mang cái riêng của ông, viết về đời sống bản năng nhưng không gợi ra sự dung tục mà gợi nên sự thương cảm sâu sắc của độc giả đối với người lính năm xưa.

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết ăn mày dĩ vàng của chu lai (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)