Nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết ăn mày dĩ vàng của chu lai (Trang 47 - 58)

6. Bố cục của khóa luận

3.1. Nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật

Văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng. Đối tượng của những tác phẩm văn học nghệ thuật bao giờ cũng là con người và cuộc sống liên quan đến con người. Các loại hình nghệ thuật như hội họa, điêu khắc… do đặc trưng thể loại, thường xây dựng hình tượng mang tính vật thể. Nghĩa là khi ngắm một tác phẩm hội họa hay điêu khắc… bức chân dung về nhân vật được hiện lên một cách trọn vẹn và cụ thể bằng đường nét, màu sắc,hình khối… Người ta có thể cảm nhận chúng bằng giác quan thuần vật chất. Riêng đối với văn học, một loại hình nghệ thuật mang tính đặc thù: Xây dựng hình tượng bằng chất liệu phi vật thể (nghệ thuật ngôn từ) thì bức chân dung của nhân vật sẽ hiện lên dần dần qua trí tưởng tượng phong phú của độc giả. Thành công của một nhà văn, nhất là một nhà tiểu thuyết khi đi suốt chiều dài cuộc đời và số phận nhân vật - đó là hình ảnh lắng đọng trong lòng độc giả khi gấp lại trang sách cuối cùng. Đạt được những thành công đó, nhà nghệ sĩ có tài thực sự phải là người biết kết hợp các “thao tác kép” trong quá trình miêu tả, khắc họa.

Có thể nhận thấy rằng, Chu Lai là nhà tiểu thuyết có tài trong nghệ thuật miêu tả, khắc họa chân dung nhân vật. Chân dung có thể hiểu là ngoại hình, diện mạo. vẻ bề ngoài của nhân vật tác động một cách trực tiếp và đầu tiên tới người đọc. Khi xây dựng nhân vật hầu hết các nhà văn đều tạo cho nhân vật của mình một ngoại hình, diện mạo, góp phần thể hiện tính cách. Chân dung có thể chỉ giúp người đọc hiểu được phần nào tính cách nhân vật nhưng đó là yếu tố quan trọng, bước đầu nắm bắt được nhân vật. Chân dung

Khóa luận tốt nghiệp

ấy như tấm gương phản chiếu tâm hồn, tính cách, đời sống, nghề nghiệp, thân phận của nhân vật. Việc nhà văn khắc họa chân dung sẽ giúp nhân vật hiện lên vừa cụ thể, vừa sinh động có thể mang những dấu ấn riêng của cá nhân hoặc những đặc điểm chung của một loại người, lớp người trong xã hội.

Thông thường, những nhân vật chính - nhân vật trung tâm của tác phẩm sẽ được khắc họa đậm nét về ngoại hình và tính cách. Trong “Ăn mày dĩ

vãng” của Chu Lai cũng vậy, chỉ bằng vài ba nét chấm phá, những chi tiết

chọn lọc kĩ càng, Chu Lai đã khéo léo khắc họa chân dung nhân vật. Không trực tiếp gọi tên tính cách, số phận nhân vật mà thông qua cách miêu tả chân dung bằng đôi nét phác họa, Chu Lai đã mở cho người đọc những cảm nhận ban đầu về tính cách cũng như dự cảm về số phận nhân vật.

Khi miêu tả nhân vật, Chu Lai thường dùng lối tả trực tiếp, đặt các nhân vật vào các tình huống, góc độ khác nhau. Hai Hùng được tác giả khắc họa một cách trực tiếp vào thời điểm hiện tại - thời kì đất nước hòa bình: 49 tuổi, đang thất nghiệp, cao 1 thước 70 nhưng chỉ nặng 45kg, hốc hác, bắt đầu có dấu hiệu thần kinh - đây là hình dáng của một con người gầy gò, khắc khổ, “da xám ngoét” - không tươi tắn dường như thiếu sức sống, “có dấu hiệu tuổi

già, ít cười, ít nói”, “sợ ánh sáng”. Nhân vật được khắc họa trong sự tương

phản giữa chiều cao và cân nặng, bằng nghệ thuật liệt kê Chu Lai đã đem đến cho người đọc cái nhìn toàn vẹn về nhân vật: từ chiều cao, cân nặng, tóc, ngực, bụng, mắt, da, môi, răng, ở cảm xúc (sợ ánh sáng), dáng đi, cái nhếch mép…, với những tính từ sắc thái hóa (đầy giá trị biểu cảm: thâm, lép, xám nghoét; từ láy “nham nhở”. Ánh sáng, tiếng động, đô thị là biểu tượng của chốn phồn hoa, đô hội, đông đúc… vậy mà “dấu vết mặc cảm tự ti hằn vào

từng bước chân đi, từ trong cái nhếch mép rụt rè, nửa cười nửa khổ kia…”

Khóa luận tốt nghiệp

văn đã giúp người đọc hình dung rõ nét chân dung của nhân vật và phần nào bộc lộ tính cách nhân vật.

Chân dung của Hai Hùng còn được khắc họa trong thế đối lập với quá khứ. Nếu quá khứ Hai Hùng là chàng trai khỏe mạnh, cơ thể tráng kiện thì hiện tại Hùng là “một lão già” với “đôi bàn chân cóc cáy”. Hình ảnh Hai Hùng trong quá khứ hiện lên thật đẹp “cao 1 mét 73, nặng cũng súy soát bảy

mươi kí nếu sốt rét, nhịn đói dài ngày hay bị thương thì cũng chỉ xê dịch chút ít, vồng ngực vêng cong như rá úp, tóc dầy cộm, mắt xếch, miệng rộng, cười tươi, răng to và chắc, bụng nổi đủ sáu múi, chân tay xoắn chằng như chão bện, da bánh mật, có lúc đỏ nâu…”, cơ bắp được ráng chiều trát vào bóng

sáng vào như tượng đồng. Hiện tại Hai Hùng chỉ nặng 45 cân thì quá khứ anh suýt soát bảy mươi kí, đặc biệt với cách so sánh đầy ấn tượng “vồng ngực

vêng cong như rá úp”, “chân tay xoắn chằng như chão bện” đã cho thấy một

Hai Hùng với dáng vẻ bề ngoài đẹp, khỏe khoắn, vạm vỡ - một thể chất lành mạnh báo hiệu một đời sống tinh thần phong phú- là người mẫu của chiến tranh sông lạch. Ngoại hình (chân dung) của Hùng không chỉ được khắc họa trực tiếp bằng cách nhân vật tự giới thiệu về mình mà còn hiện lên gián tiếp qua cái nhìn của người khác. Các cô du kích ở đội nữ pháo binh trong rừng thường đắm chìm “Giá như có một lần sau khi đi ấp sáng đêm để vùi mặt vào

cái tảng kia mà ngủ…” đã cho thấy sự khỏe khoắn của Hai Hùng. Hai Hùng

trở thành niềm mơ ước của nhiều người, là chốn bình yên mà rất nhiều cô gái khao khát.

Còn nhân vật Tường, sau khi gặp lại Hai Hùng đã kể lại trong cái lần Ba Sương và Hai Hùng bị bao vây, Hùng đã đạp nắp hầm chạy lên trước để giải vòng vây, Ba Sương lên sau. Khi ấy Tường nhìn thấy Hai Hùng “vẫn

cường tráng cởi trần vận quần đùi, cặp giò nở nang chạy như ngựa (…) Hùng

Khóa luận tốt nghiệp

Tường ở để hỏi về một người - Hai Hùng “cao, gầy, dòm tiều tụy, u uẩn, có

dáng của một người suy nhược thần kinh”.

Từ đây, bức chân dung Hai Hùng hiện lên toàn diện hơn, càng cho thấy sự thay đổi của Hai Hùng khác rất nhiều so với quá khứ và thấy được nỗi u uẩn sâu kín trong lòng nhân vật.

Ngoại hình của Hai Hùng còn được tác giả xây dựng trong thế so sánh, đối lập với nhân vật khác. Ngoại hình ấy được so sánh với ngoại hình của Ba Sương “một to tát, một mảnh dẻ, một cường tráng, một yếu ớt, một ghồ ghề,

một mịn mượt…”. Sự so sánh này càng nổi bật một cơ thể khỏe mạnh, đầy

chất lính tráng của Hai Hùng, dường như nó còn có tính chất báo hiệu mối lương duyên giữa Hai Hùng và Ba Sương - sự che chở của Hai Hùng với một cô gái mảnh dẻ, yếu ớt đầy nữ tính này.

Trong tác phẩm của mình Chu Lai rất chú trọng chi tiết, đặc biệt là đôi mắt. Bởi vì, với nhà văn - đó là nơi biểu hiện rõ nhất những chấn thương tinh thần của nhân vật. Khi xây dựng nhân vật Hai Hùng Chu Lai cũng chú ý đến chi tiết này. Đó là đôi mắt thực sự đau khổ của anh khi Viên chết - đôi mắt “trống rỗng nhìn lên vòm trời cũng một màu trống rỗng”. Đó là đôi mắt “mở

to” màu nước ròng vô cảm nhìn thẳng vào Ba Sương. Ở Hai Hùng là ánh mắt

biết nói, biết nghe, biết cười “một đôi mắt nâu xám, hồn nhiên và hoang dại.

Người lành tâm nhìn vào đó thấy tĩnh lặng, kẻ ác lòng nhìn vào thấy nổi cả da gà” cho thấy ở anh toát lên một vẻ uy nghiêm, phong độ thủ lĩnh. Mỗi khi tức

giận, đôi mắt ấy thường “bạc” đi nhưng trước những đau thương và sự trớ trêu của cuộc đời, đôi mắt ấy cũng rơi lệ. Đặc biệt vào thời điểm cuộc sống Hai Hùng hiện tại, khi nhận ra vị giám đốc Tư Lan ở phòng kế bên là Ba Sương thì ở đôi mắt ấy "con ngươi như muốn lồi ra khỏi tròng (…) dường

như không tin nổi vào mắt mình nữa (tưởng mình không nhìn rõ) bởi mắt bị cận viễn nên cố căng mắt nhìn".

Khóa luận tốt nghiệp

Vậy là ngoại hình của Hai Hùng có sự thay đổi trong quá khứ và hiện tại, được nhìn từ rất nhiều góc độ, được đặt trong từng hoàn cảnh. Gắn với mỗi hoàn cảnh, ngoại hình ấy lại hiện ra với những dáng vẻ khác nhau và đằng sau ngoại hình lại ẩn dấu chiều sâu nội tâm của nhân vật. Có lúc ta thấy Hai Hùng rất hiền nhưng có lúc tức giận “Hùng cau mặt”; có lúc qua ngoại hình ta nhận ra Hai Hùng là một người rắn rỏi, có bản lĩnh. Khi Ba Sương tỏ ra không đồng lòng với quyết định của Hai Hùng nhưng Hùng đã thể hiện rõ ý chí của mình, thể hiện qua biểu hiện của Hùng “cơ mặt sạm lại”, lập tức Sương “nét mặt lạnh cứng”. Vẫn không nản lòng “Hùng cũng sắt mặt”. Cuối cùng Sương đã tôn trọng và chấp nhận quyết định của Hùng.

Có thể thấy ngoại hình của Hai Hùng được nhà văn khắc hoạ rất tinh tế và dường như đây là ngoại hình mang tính chất tâm lí. Ẩn sâu trong từng đáy mắt, khóe miệng là một biểu hiện nội tâm nhân vật đang giằng xé. Và chi tiết ngoại hình cuối cùng về Hai Hùng được nhà văn miêu tả khi Hai Hùng đứng bên ngoài nghe hết mọi chuyện Ba Sương nói với đại úy Tường. Hai Hùng "đứng chết trân ở ngoài cửa, hình dáng y hệt một tên ăn trộm đêm thảm hại

(…)". Mồ hôi ông toát ra đầm đìa, da thịt khi nóng khi lạnh, khi lại trơ ra

không còn cảm giác gì nữa đã cho thấy hình dáng, nỗi xúc động, vỡ lẽ và cho thấy số phận đáng thương của Hai Hùng - một dáng người gầy xo, như chết lặng khi hiểu được sự thật về người phụ nữ mình yêu thương.

Chỉ bằng vài nét vẽ tài tình trong “Ăn mày dã vãng” ngoại hình Hai Hùng được khắc họa 27 lần khi gián tiếp khi trực tiếp, không tô đậm, không lí tưởng hóa nhân vật Chu Lai đã làm sống dậy trước mắt độc giả một Hai Hùng với ngoại hình không thể nào quên - một dáng người đầy ưu tư, sầu nhớ, thương yêu ôm trọn trong mình một tình yêu bất diệt vĩnh hằng.

Chiến tranh đã gây ra bao nỗi khổ đau cho con người, bom đạn thiêu trụi tất cả, đất đai bị tàn phá… rất nhiều người đã lên đường đi chiến trận.

Khóa luận tốt nghiệp

Không chỉ có những người con trai mà còn có những người con gái lên đường đi theo tiếng gọi diệt thù cứu nước, trong số đó có Ba Sương, Hai Hợi…

Ở nhân vật Ba Sương, khi khắc học chân dung nhân vật, tác giả thường dùng các chi tiết đặc tả có ý nghĩa nhấn mạnh và chi tiết đôi mắt cũng trở đi trở lại ở nhân vật này. Trong “Ăn mày dĩ vãng” nhà văn khắc họa chân dung các nhân vật là 150 lần, trong đó ngoại hình nhân vật Hai Hùng xuất hiện 27 lần, nhân vật Ba Sương được tác giả dụng công thể hiện 41 lần - nhiều nhất trong tác phẩm. Đặc biệt chi tiết đôi mắt xuất hiện 18 lần trong tác phẩm (với các biến thể: từ “đôi mắt”- 9 lần; “ánh mắt" - 3 lần; “mắt” - 4 lần; “cặp mắt” - 2 lần).

Đôi mắt Ba Sương được khắc họa bằng những từ ngữ giàu hình ảnh. “Buổi sáng đôi mắt ấy bùng nổ dữ giội, tưởng như sắp nổi loạn, sắp trấn áp

một ai nhưng buổi chiều lại tro tàn hiu hắt, mỗi nếp nhăn nhỏ ở khóe miệng là mỗi dấu vết khắc khoải đến nao lòng” - một đôi mắt nhưng có sự thay đổi

buổi sáng - buổi chiều đã nói lên sự thay đổi trong tâm trạng nhân vật. Đôi mắt ấy, đặc biệt là ánh nhìn đã khiến Hai Hùng tìm được cảm giác bình yên sau những giờ phút chiến tranh dữ dội, như tiếp thêm niềm tin sức mạnh, đem đến sự thanh thản trong tâm hồn Hai Hùng, khiến anh ý thức được mình cần khẳng định là một thằng người biết cầm súng chứ không phải là cái máy biết nhả đạn. Ánh mắt Sương được hiện lên qua cảm nhận tinh tế từ trái tim nhạy cảm của Hùng “ánh mắt cô gái đang hun đúc, tỏa ra những làn ánh sáng dịu

dàng và hết sức thơ trẻ” - một vẻ trong trắng, trinh bạch, ngây thơ, đáng yêu

của con trẻ được gợi ra từ đôi mắt ấy - đôi mắt có hồn “cặp mắt buồn buồn

thăm thẳm như một sự thương tình, lại như một sự thách thức”. Chủ nhân của

đôi mắt ấy hẳn là một người có đời sống nội tâm phong phú.

Trong quá khứ, Ba Sương xuất hiện với ngoại hình mảnh khảnh, gầy gò chỉ có đôi mắt là to song cái nhìn bao giờ cũng e lệ, rụt rè. Sương mang dáng

Khóa luận tốt nghiệp

vẻ của một cô gái mới lớn, đầy nhút nhát, nữ tính. Không những thế, Ba Sương còn là con người đầy trách nhiệm - là một cô y tá hết lòng tận tình cứu chữa cho những người bị thương. Phẩm chất tốt đẹp đó của nhân vật được gợi ra qua chi tiết miêu tả ngoại hình “một cái bóng con gái nhỏ nhắn như một cô

bé con hớt hải chạy tới, vai khoác túi cứu thương, vai kia đeo khẩu tiểu lên cực nhanh AR. 15, mũi súng thòng gần xuống cát, ngực áo rách bươm để hở ra một khoảng thịt da trắng nhấp nhóa”. Cô đã quên đi sự mất mát của bản

thân, bận bịu với công việc tuy vất vả nhưng vẫn hiện lên một vẻ đẹp đầy nữ tính.

Chu Lai còn khắc hoạ chân dung Ba Sương bằng biện pháp so sánh (không dưới hai lần so sánh). Đó là “một cái bóng con gái nhỏ nhắn như một

cô bé con hớt hải chạy tới”, “cô gái mảnh khảnh, nhỏ nhắn như một đứa bé con” với “nét mặt non nớt”.

Ở nhân vật Ba Sương nhà văn khắc họa một cách kĩ lưỡng hơn, chú trọng đến cái “thần” toát ra trong dáng hình nhân vật. Trong những ngày tháng ác liệt của chiến tranh, tìm được một phút giây thư thái trong cuộc đời là rất hiếm hoi, nhân vật tôi đã bắt gặp cái khoảnh khắc trong sáng tinh khôi vô ngần khi thấy cô du kích Ba Sương hóa thân thành cô thôn nữ miệt vườn đang tắm táp sau giờ đi bưng về. Nhà văn miêu tả dáng hình người thiếu nữ khi tắm – đó là “một nét tắm thanh tao, đẹp đẽ” đem đến cho người đọc cảm giác trong lành, dịu nhẹ “quần kéo lên quá ngực, vai để trần, tóc thả dài trong

nước (…) nét tắm của cô gái trong trận mạc, nét tắm tinh khiết, không vẩn đục mảy may, tắm giữa sự điêu tàn, tắm bên cạnh cái chết, như tắm một lần cho mãi mãi…. Cô ngửa mặt, lim dim mắt, hướng về phía ráng chiều rói đỏ giống một con chim ngỡ ngàng hớp nắng, lúc lúc lại khẽ rung cánh giật mình”. Ta tưởng Chu Lai như một nhà điện ảnh tài hoa đang quay những

Khóa luận tốt nghiệp

kính của mình cái thần, hồn của cảnh vật một dáng vẻ rất ngây thơ hồn nhiên đầy thư thái. Rồi “Sương kín đáo kéo cao thêm cạp quần rồi nhẹ nhàng lội trở

lại bờ. Thân hình cô cao dần lên, nháng nước, bó sát, thon thả và trong suốt”.

Trong buổi chiều vùng giáp ranh còn một chút mặt trời vương lại trên đỉnh rừng, cô du kích nhỏ bé giống như một vật thể huyền thoại không có thật đang từ lòng nước trồi lên, e ấp, dịu mát và tan nhòa. Có thể nói trong tác phẩm,

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết ăn mày dĩ vàng của chu lai (Trang 47 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)