6. Bố cục của khóa luận
3.2.1. Miêu tả tâm trạng qua hình ảnh thiên nhiên cảnh vật
Thiên nhiên luôn là người bạn gần gũi của con người trong cuộc sống, là đối tượng miêu tả không thể thiếu trong văn học nghệ thuật. Trước đây,
Khóa luận tốt nghiệp
thiên nhiên đã từng xuất hiện nhiều trong văn học nhưng chủ yếu là ở thơ, phú. Các nhà thơ xưa thường mượn thiên nhiên để trút bầu tâm sự, gửi gắm tâm tư, tình cảm và thể hiện tư tưởng. Trong “Ăn mày dĩ vãng” thiên nhiên cảnh vật cũng được cảm thụ và miêu tả với tất cả chất tự nhiên của nó. Từ đó mà dòng tâm lí của các nhân vật phát triển cũng là nhờ sự vận động của những hồi ức, kỉ niệm, liên tưởng gắn liền với thiên nhiên.
Những hồi ức kỉ niệm, liên tưởng này sẽ tạo thành chuỗi phản ứng dây chuyền làm cho dòng nội tâm trôi chảy không ngừng… Những hồi ức, kỉ niệm ấy đã góp phần mở rộng không gian, thời gian nghệ thuật, giúp người đọc trở về quá khứ xa xưa của nhân vật hay đi đến những vùng trời xa lạ khác nhau mà nhân vật đã từng sinh sống, để từ đó hiểu hơn và lí giải được những khía cạnh khác nhau trong nội tâm nhân vật. Và đây chính là cách miêu tả tâm lí nhân vật một cách gián tiếp qua ngoại cảnh.
Tài năng của nhà văn được thể hiện rõ trong việc ông đã tạo bối cảnh, kết hợp với giọng văn trần thuật xen với miêu tả, đặc biệt là tả ngoại cảnh để phác họa tính cách và tâm lí nhân vật. Đan xen những dòng hồi ức của nhân vật về quá khứ, suy ngẫm về hiện tại là hình ảnh thiên nhiên. Ngòi bút Chu Lai đã tạc vào không gian trước mắt người đọc toàn bộ cảnh tượng hãi hùng, đầy mất mát thương đau đến độ cái buồn dai dẳng mà không biểu lộ ra bằng nước mắt, chỉ bằng tiếng kêu inh ỏi trong tim gan óc. Đó là cảnh chiến trường – núi rừng sau mỗi đợt tấn công của kẻ thù được nhìn nhận dưới con mắt Hai Hùng, từ đó bộc lộ nỗi đau, thương xót cho đồng đội và căm ghét chiến tranh của anh.
Đó còn là hình ảnh sông Sài Gòn thời kì chiến tranh trong cái nhìn của Hai Hùng khi trong lòng anh đang nhen nhóm cảm xúc yêu đương với một người con gái, với dòng nước dâng đầy yên ả ngược xuôi “sông Sài Gòn vào
Khóa luận tốt nghiệp
chiến tranh tàn phá xơ xác ở hai bên, dòng sông vẫn yên ả trôi ngược xuôi như dửng dưng, như ngạo mạn, như không đoái hoài gì tới những dã tâm, toan tính lặt vặt, nhất thời, đáng thương hại của con người”.
Tiếng gà thường báo hiệu sự sống, đem đến cảm giác yên bình, ấm cúng cho mọi người… chiến tranh dữ dội, kéo dài liên miên không biết bao giờ mới chấm dứt thì trong cảnh rừng đêm, khi nghe tiếng gà trong ấp đã eo óc gáy canh hai cùng khung cảnh phập phồng, bí hiểm của đêm rừng đã đem đến cho những người lính như Hai Hùng cái cảm giác cô đơn, cô đơn đến khắc khoải. “Tiếng gà của yên hàn, của đời thường ấm cúng vẳng vào tới đây
nghe sao lạc lõng đến thế nhưng sao cũng da diết đến thế? (…) Nước sông âm thầm vỗ sóng trễ nải vào bờ như ngàn năm nay nó không bao giờ trễ nải như thế. Hỏa châu trôi lờ lững trên trời như những linh hồn cô độc không biết đi đâu về đâu, chỉ thỉnh thoảng run rẩy chớp sáng một mình…”.Hòa bình lập
lại, trở về miền Tây thiên nhiên ấy là “vào một đêm hè oi ả, dự báo những
trận mưa triền miên không dứt sắp đổ xuống vùng rừng mới được phục sinh bên dòng sông Hậu”, “cánh rừng năm nào đã không còn bóng dáng một loài cây cũ, mảnh đất năm nào đã phai lợt sắc màu, một lớp người xa lạ ở đâu đến hay vừa nhớn nhao lên đã nghiễm nhiên thay thế họ rồi!” đã cho thấy tâm lí
nuối tiếc, cảm giác lạ lẫm trước sự thay đổi của cảnh vật của nhân vật Hai Hùng.
Từ cảm giác lạ lẫm trước sự thay đổi của cảnh vật, hệ quả tất yếu trong diễn tiến tâm lí nhân vật Hùng đó là tâm lí khó chịu, tởm lợm trước hàng trăm thứ mùi hỗn tạp – mùi của cuộc sống mới. Tất cả đối với anh đều rất nhạt nhẽo “Tôi cười nhạt trong ráng trời cũng một màu nhạt thếch”.
Đặc biệt, sau khi tìm đến nơi làm việc của bà giám đốc Tư Lan – người mà Hai Hùng tin chắc rằng đó là Ba Sương. Không gặp được Ba Sương mà lại phải chứng kiến cuộc cãi cọ lộn xộn giữa người thường trực và tên Địch vì
Khóa luận tốt nghiệp
thế tâm trạng của Hai Hùng lúc này không vui và rất tức tối. Anh nhận ra đó là một buổi sáng tanh tưởi, một cõi sống tanh tưởi. Đây là cái điều mà thật lạ lùng “ngày xưa, suốt chục năm vục mặt vào hơi nước vùng sông Sài Gòn mà
không sao không một lần tôi cảm thấy cái mùi vị này. Trời tanh, đất tanh, gió tanh, ngay cả cái nắng hanh vàng đẹp thế mà cũng tanh”. Rồi tiếp đến cái
cảm giác mệt mỏi, hôi hám và đói khát khiến cảnh vật cũng trở nên nhớp nháp “một vạt cỏ nhơ nhớp ở bìa một công viên, một chiếc ca - pốt sun xoăn,
lầy nhầy bắt nắng vàng ánh lên”.
Có thể nói lấy thiên nhiên để miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật là một cách thức giúp nhà văn thể hiện tính cách nhân vật, giúp người đọc hiểu nhân vật hơn. Có cả cảnh vật trong quá khứ, hiện tại. Từ tâm lí yêu thương, cô đơn nhưng cũng có gì đó gần gũi, da diết trong quá khứ đến tâm lí nuối tiếc, lạ lẫm, sau đó là khó chịu, tởm lợm, mệt mỏi trước sự thay đổi của hiện tại… tất cả đều được nhà văn khắc họa một cách tinh tế qua cách nhìn nhận của nhân vật về thiên nhiên, cảnh vật. Từ đó giúp chúng ta cảm nhận được Hai Hùng là một con người có trái tim đa cảm.
Thiên nhiên cảnh vật dường như đã hòa vào với con người và tạo bối cảnh cho nhân vật bộc lộ cảm xúc. Chúng ta có thể khẳng định thiên nhiên có mặt như một chứng nhân để nhân vật soi tỏ lòng mình và chính con người đã mang đến cho thiên nhiên, khoác cho thiên nhiên bộ áo nhiều màu sắc của đôi mắt nội tâm.