6. Bố cục của khóa luận
3.3.1. Ngôn ngữ đối thoại
Trong tiểu thuyết “Ăn mày dĩ vãng” ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại có sự cân xứng tương hợp. Nó kết hợp hài hoà để tạo nên tính hấp dẫn của tác phẩm. Theo thống kê trong tác phẩm có 108 cuộc đối thoại trong đó nhân vật chính Hai Hùng tham gia tới 87 cuộc đối thoại. Chúng tôi phân chia các cuộc đối thoại như sau: Nếu hai nhân vật hay nhiều nhân vật tham gia đối thoại nhưng xen kẽ đó có lời kể của người kể chuyện hay độc thoại hay những đoạn miêu tả ngoại cảnh. Song xét về nội dung các lời thoại đều xoay quanh một vấn đề từ đầu cuộc thoại thì vẫn xếp là một cuộc đối thoại. Do vậy có các cuộc đối thoại rất dài ở năm trang thậm chí ở mười trang.
Qua các cuộc đối thoại nhân vật hiện lên với tất cả dáng vẻ từ bên trong đến bên ngoài. Là nhân vật trung tâm của tác phẩm Hai Hùng đã tham gia hầu hết các cuộc đối thoại qua đây ta thấy mối quan hệ giữa các nhân vật. Dường như tất cả các cuộc đối thoại đều nhằm mục đích làm bật hình tượng Hai Hùng. Trong chiến tranh Hai Hùng hiện lên như một dũng sĩ nơi trận mạc,
Khóa luận tốt nghiệp
anh ghét những kẻ hèn nhát, bỏ rời đồng đội. Trong cuộc đột ấp lực lượng hỗn hợp bị trúng đạn, nó nhanh chóng bị tan rã, Hai Hùng nhìn thấy một kẻ đang chạy ngược trở lại anh cúi xuống túm ngực, dựng thẳng dậy :
- Thằng khốn! Chạy đi đâu? Mày bỏ bạn bè, đồng đội đi đâu?
- Ấy cậu… Đồng chí! Tôi…Tôi đây mà. Tôi là Ba Tiến, phó bí thư quận uỷ đây mà. Bỏ… Bỏ tay ra, kẻo người ta nhìn thấy… kìa!
- Chạy như chó mà xưng là bí thư. Nhục!
Qua cuộc đối thoại ta thấy một Hai Hùng bộc trực, thẳng thắn sẵn sàng phê bình những kẻ hèn nhát. Nó cho thấy một thái độ tức giận của anh khi trong hoàn cảnh nguy khốn mà có kẻ bỏ chạy. Qua cuộc đối thoại hiện lên hai hình ảnh đối lập trong chiến tranh, luôn tồn tại những kẻ hèn nhát và những người anh hùng.
Bên cạnh một con người mạnh mẽ, Hai Hùng cũng là người giàu tình cảm, khi được ở bên Sương người con gái nhỏ bé, mảnh mai, yếu ớt anh càng yêu hơn. Yêu từ chính sự yếu ớt ấy. Anh yêu mà không cần biết người đời nói về Ba Sương thế nào, anh chấp nhận tất cả để có được Sương:
- Sương… Anh thương em! - Anh… Anh không sợ… sát ư?
- Không! Anh đã nghĩ rồi. Anh thách thức tất cả.
Một Hai Hùng yêu chân thành, mãnh liệt. Anh bỏ qua và chấp nhận tất cả những lời nói của thế gian. Anh chấp nhận cả cái chết nếu được yêu Sương. Cuộc đời đã như một minh chứng cho tình yêu bất diệt mà anh đã dành cho Ba Sương.
Trong chiến tranh là vậy khi trở về thời bình ngổn ngang trăm sự còn đang rối mù, mọi thứ của quá khứ đã hoàn toàn thay đổi, những đồng đội cũ của Hai Hùng ngày xưa cũng khác. Hầu hết họ đã trở về với cuộc sống bình dị, có khi nhàm chán, tẻ nhạt. Hai Hùng không dấu nổi tâm sự buồn, pha chút
Khóa luận tốt nghiệp
thất vọng, chua chát: “bạn bè một thuở kiêu dũng của tôi, hầu hết đã lui về
vườn ăn theo, núp váy vợ”. Trở về miền Tây lần này Hai Hùng chứng kiến
cảnh ăn chơi, lối sống chạy theo đồng tiền, hưởng lạc anh không tránh khỏi tức giận:
- Hả?... Bậy mày! - tôi trừng mắt một cách yếu ớt - Nó đáng tuổi con đừng nghĩ lộn xộn.
(...)
- Dẹp đi! Lần này tôi gắt thật sự… Uống xong rồi về! Bộ thằng Ba mày xỉn rồi hả?
Những lời Hai Hùng nói với Quân ở quán nhậu bộc lộ rõ ràng phẩm chất cương trực, thẳng thắn và tư cách của người lính, đồng thời thể hiện sự thất vọng tiếc nuối. Người lính xưa thấy “buồn day dứt” vì “giờ đây người ta
hầu hết bảo nhau quay lưng lại với quá khứ rồi”. Còn anh trong thân phận
của một gã “ăn mày dĩ vãng” anh càng thấm thía tình cảnh xót xa của người lính như anh: “chỉ có tôi đứng ngơ ngác trước cuộc chiến tranh không biết có
thật hay không của mười năm về trước”.
Trở về thời bình những tưởng sẽ được sống bình thản nhưng lòng những người lính năm xưa không bình thản chút nào. Những người như Hai Hùng luôn nặng lòng với quá khứ đối với anh quá khứ là thiêng liêng và hơn thế quá khứ chứa đựng những điều mà hiện tại không có. Chỉ có nó thì lòng anh mới yên bình, mới thanh thản. Sự thật về cái chết của Ba Sương vẫn chưa sáng tỏ - một sự thật khiến anh day dứt nhất trong những năm đời còn lại, thì làm sao anh có thể sống yên lòng trên đời được. Cho dù bạn bè can ngăn cho anh là kẻ thần kinh nhưng anh vẫn quyết tìm ra sự thật dù chẳng dễ dàng. Trong quá trình đi tìm sự thật quá khứ cứ hiện về, níu kéo anh nó như duyên phận mà anh không thể chối bỏ. Thế là anh đi tìm, tìm về cái quá khứ dữ giội mà vô cùng bình yên ấy: “ - Kệ tao. Tao phải đi. Sau đêm hôm qua tao càng
Khóa luận tốt nghiệp
không thể không đi, thế thôi. Tao không ăn vạ, tao đi tìm sự yên ổn ở trong tao. Đã chót lao vào vòng luẩn quẩn luân hồi nhân quả, dừng lại lúc này là tao sẽ tự nghiền nát tao, sẽ vữa nát thần kinh luôn”. Đối với mọi người quá
khứ có thể là cái gì đó mơ hồ, có khi chẳng là cái gì nhưng với Hùng quá khứ vẫn thế không có gì thay đổi. Anh trân trọng những giá trị truyền thống bởi đối với anh tiền tài, danh vọng có là gì, anh sẵn sàng vứt bỏ để có được tình đồng đội, tình người. Cũng chính bởi sự nặng lòng với quá khứ mà dường như Hai Hùng bị loại ra khỏi guồng máy của xã hội hiện tại. Phải chăng anh không thích nghi được sự đổi thay của xã hội này. Xã hội với bao đổi thay khi mà những giá trị truyền thống bị đảo lộn, sự lên ngôi của đồng tiền khiến người ta mờ đi thậm chí là lí tưởng, là đạo lí. Hai Hùng bất ngờ rồi choáng váng bởi sự thay đổi đó, cái mà bao con người đổ xương máu mới có được trong đó có anh, giờ thay đổi quá nhanh. Càng choáng váng trước thực tại thì quá khứ àng có sức cuốn hút mãnh liệt. Hiện tại – quá khứ cứ hoà quyện, có lúc như đồng hiện, có lúc lại mờ đi không rõ. Hai Hùng ý thức rõ ràng về sự tồn tại của bản thân khi đã đi qua một thời khói lửa với tư cách của người chiến thắng mặt khác cái giá phải trả cho sự chiến thắng đó lại dẫn anh ngoái nhìn về quá khứ. Chiến trường xưa với những trận càn, những đồng đội thân thiết, những tình yêu đẹp… khiến người lính như Hai Hùng sống lại trong chiến thắng và mất mát, tình yêu và hận thù, sự đầm ấm của tình người và cả những cay đắng trước sự yếu hèn, phản bội… Có sự đối lập về vị thế của Hai Hùng trong chiến tranh và sau chiến tranh vì thế mà ngôn ngữ nhân vật cũng có sự thay đổi. Trong chiến tranh là những lời lẽ mạnh mẽ, quyết đoán của một thủ lĩnh còn hoà bình là những lời của kẻ “ăn mày” pha sự ngậm ngùi, chua xót. Thông qua ngôn ngữ của nhân vật đối thoại với nhau ta nắm được những tâm trạng, cũng như sự thay đổi tâm lí của nhân vật Hai Hùng.
Khóa luận tốt nghiệp
Trong tác phẩm, nhà văn Chu Lai cũng dụng công xây dựng ngôn ngữ đối thoại ở nhân vật Ba Sương, tuy rằng số cuộc thoại không nhiều bằng nhân vật Hai Hùng. Theo thống kê nhân vật Ba Sương tham gia 37 trên 108 cuộc thoại. Có những cuộc thoại rất dài và những cuộc thoại đó mang tính “cởi
nút” về những vấn đề lớn, chứa nhiều mâu thuẫn trong cuộc đời Ba Sương.
Cuộc đối thoại với nhân vật Tường ở cuối cuộc đời thể hiện rõ nhất những diễn biến tâm lí trong Sương. Đó là những lời giãi bày những uẩn khuất lâu nay trong cuộc đời nhân vật.
Thông thường, để nhân vật tự giãi bày những bí ẩn trong tâm hồn, tiểu thuyết hiện đại thường sử dụng thủ pháp “độc thoại”, “độc thoại nội tâm” hay “dòng ý thức”. Nhưng ở đây nhân vật Sương lại giãi bày những uẩn khúc trong lòng mình bằng đối thoại. Nhà văn Chu Lai đã khéo léo sử dụng biện pháp “đối thoại” chứ không phải “độc thoại nội tâm” bởi độc thoại nội tâm thường diễn ra khi thời gian không quá gấp rút đặc biệt là những độc thoại nội tâm dài. Còn trong trường hợp này nhân vật Ba Sương không còn nhiều thời gian, hơn nữa để cho nhân vật đối thoại tác giả như muốn tạo điều kiện cho nhân vật nói những lời tri ân cuối cùng với đồng đội. Cuộc đối thoại diễn ra trong một thời gian ngắn giữa Ba Sương và nhân vật Tường, diễn ra với một nhịp độ gấp gáp, vội vàng.Vì nhân vật có cảm giác thời gian không chờ mình nữa. Hơn một lần nhân vật thốt ra lời “chậm mất rồi!”, “muộn rồi”. Quả thật đó là cơ hội duy nhất để Ba Sương trở về với con người thật của mình, chứ không phải là một Tư Lan giám đốc nữa. Tác giả đã “dồn nén”, “cô đặc” thời gian một cách nghệ thuật. Và “đối thoại” chỉ còn là hình thức để nhân vật trao quyền thông tin. Theo dõi cuộc thoại, chúng ta sẽ thấy nhân vật vi phạm hầu hết các nguyên tắc đối thoại: nguyên tắc luân phiên, nguyên tắc liên kết, nguyên tắc cộng tác… Vì Ba Sương có hướng vào nhân vật cụ thể (nhân vật Tường) nhưng không chờ sự “hồi đáp tức khắc” ở nhân vật ấy. Thậm chí
Khóa luận tốt nghiệp
nhiều lần cô “giành” quyền phát ngôn và gần như độc thoại “xin đừng ngắt
lời tôi. Đây có thể là lần cuối cùng, cứ để cho tôi nói hết, nói một lần…”. Vì
vậy lời thoại của Ba Sương thường rất dài, có khi chiếm đến ba trang. Trong khi đó lời thoại của nhân vật Tường thường rất ngắn, có khi chỉ một câu nhưng dang dở “ý chị muốn nói là…”, “nhưng mọi người và cả tôi…”, “nhưng
chị là…”. Và nội dung lời thoại của nhân vật Tường thường không liên kết
với câu chuyện của Ba Sương.
Chính việc xử lí linh hoạt tình huống giao tiếp của tác giả đã giúp nhân vật có cơ hội bộc lộ thế giới bên trong đầy bí ẩn, cũng như có dịp “sám hối” tội lỗi của mình: “ - Tôi không thể xúc phạm các anh, càng không thể động chạm đến vong linh chị Hai, người chị đã chết thay tôi. Tôi không thể … Chính vì lẽ đó mà tôi phải chạy trốn, phải chối bỏ tất cả, chối bỏ bạn bè, chối bỏ quê hương, chối bỏ cả người đàn ông mà cho đến nay, sau bao nhiêu vui buồn, ngang ngửa, tôi vẫn không bao giờ nguôi được những kỉ niệm đã có”.
Ba Sương đã dần dần thú nhận con người thật của mình, cái con người chạy theo ánh hào quang giờ trở lại là con người thật. Nhưng những lời nói thật sự chảy từ con tim khi “tôi đã hèn nhát chọn nhẽ thứ hai (tiếp tục ỉm đi
để có tất cả, cả cuộc sống và cả niềm vinh quang của người chết) bằng cách giạt hẳn về quê cũ, về cái nơi không một người nào biết tôi là ai để đầu thai làm một người khác”. Chính sự gục ngã đó khiến Ba Sương dần đi vào con
đường tội lỗi nhưng chính cô đã vượt qua những hào quang, nhận ra những lỗi lầm để cô trở về là Ba Sương “… tôi đã khóc và thấy mình không thể sống
như cũ được nữa. Tôi quyết định trở về con người thật của mình vào ngay buổi trưa mai, dù cho có phải trả giá như thế nào”. Đây là những dòng tâm
sự đầy xót xa nhưng cũng rất chân thành của Ba Sương, như một sự sám hối, lời thú tội trước bạn bè, trước lương tâm.
Khóa luận tốt nghiệp
Trong tiểu thuyết “Ăn mày dĩ vãng” các nhân vật thường đối thoại với nhau về những gì mà họ đã từng trải qua, đi qua cho nên tâm thế đối thoại chủ yếu là phủ định và hoài nghi. Có nhiều khi nhân vật ném ra những “phản đề” những suy nghĩ “lạc dòng”, có khi nhân vật lại suy tư chiêm nghiệm, có khi là những dòng triết lí sâu xa về những giá trị một thời về hiện tại và tương lai. Trong tiểu thuyết “Ăn mày dĩ vãng” Chu Lai không chỉ thông qua nhân vật chính mà còn thông qua nhân vật phụ để phát ngôn do đó cái nhìn cuộc sống, về những giá trị cuộc đời nhìn từ nhiều phía. Như trong những cuộc đối thoại của Tuấn, Hai Hùng, Ba Thành. Tuấn hiện lên như một nhà nghiên cứu nói về lẽ đời: “lắm lúc nghĩ cũng buồn. Có được đất đai dài rộng như hôm nay cho
dù có điểm này điểm nọ chưa tương đồng nhưng người ít suy nghĩ nhất cũng phải thấy rằng đó là kết quả bằng máu của cả hai miền cùng đổ xuống ròng rã mấy chục năm chứ (…) Nhỡn tiền bây giờ đang phân hoá thành hai thật. Hai nền văn hoá, hai kinh đô, hai vùng dân cư và rất có thể sẽ là hai hệ tư tưởng. Cái manh nha trong chiến tranh lúc này đã trở thành một nguy cơ thật sự. Nếu không có điều này điều thì cuộc đời của anh Hai đâu ra nông nỗi này và cuộc sống của bao nhiêu người khác sẽ dễ chịu biết bao”, “chiến tranh mất còn thì quyền lợi chịu chung. Mới bập vào làm kinh tế, vào trò đầu tư với tư bản là đã có lợi ích tranh giành, ruồng bỏ nhau”. Đoạn thoại như một sự nhìn
lại vào quá khứ và có cái nhìn nghiêm khắc với thực tại. Quả nhiên rằng để có được dải đất hình chữ S như ngày hôm nay là kết quả của biết bao con người đã không tiếc thân mình vì Tổ quốc nhưng xót xa thay sau chiến tranh những con người một thời đã cùng kề vai sát cánh bên nhau giờ đây quay lại tranh giành đấu đá nhau khi có sự xâm nhập trở lại của tư bản nhưng lần này là trên lĩnh vực kinh tế. Nhưng vẫn có những con người không bao giờ có những tư tưởng chia rẽ, họ hiểu và trân trọng cái giá của độc lập của thống nhất non sông. Vậy nên “thằng nào thích Nam Bắc phân tranh thì cứ đem ra mà bắn
Khóa luận tốt nghiệp
bỏ như bắn một tên tội phạm lịch sử”, họ vẫn giữ được cái khí tiết của người
lính năm xưa có cái gì ngang tàn nhưng bên trong là một trái tim nhiệt huyết vì đất nước.
Chúng ta cũng cần thấy rằng ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết “Ăn
mày dĩ vãng” có sự xuất hiện của các từ ngữ thông tục khá nhiều, tác giả sử
dụng các ngôn từ mạnh. Nó mạnh như cái ác liệt ghê rợn của chiến tranh. Song nó cũng mềm mại như sự lãng mạn, lạc quan của người lính… Chu Lai đã khéo léo sắp xếp nó đúng chỗ, đúng nơi vì vậy không gây phản cảm trong người đọc. Như vậy ta có thể khẳng định ngôn từ trong tiểu thuyết “Ăn mày dĩ
vãng” khá đa dạng từ ngôn từ thông tục, ngôn từ mạnh, đến ngôn từ nhẹ
nhàng, thiết tha, có cả sự chiêm nghiệm, triết lí… tất cả đã tạo nên một thế giới với biết bao loại người, với mỗi nhân vật với tính cách khác nhau có sự tương ứng thích hợp về ngôn từ. Tất cả tạo nên một thế giới ngôn từ đa dạng.