Quá trình lãnh đạo xây dựng, phát triển kinh tế dịch vụ từ năm 1997 đến năm 2005 của Đảng bộ Vĩnh Phúc đã mang lại những kết quả quan trọng, đặc biệt là các ngành thƣơng mại, du lịch, bƣu chính - viễn thông, tín dụng ngân hàng. Chất lƣợng dịch vụ của 4 ngành trên không ngừng đƣợc nâng lên, đáp ứng đƣợc nhu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Thứ nhất: hoạt động thương mại đã có bước phát triển mạnh mẽ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu thụ hàng hoá của các đơn vị sản xuất - kinh doanh và phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Trong những năm 1997-2005, hoạt động kinh doanh thƣơng mại trên địa bàn Vĩnh Phúc diễn ra sôi động, hàng hoá trên thị trƣờng phong phú, đa dạng; đảm bảo lƣu thông hàng hoá trong và ngoài tỉnh. Các đơn vị kinh doanh thƣơng mại đã thực hiện tốt nhiệm vụ cung ứng các mặt hàng chính sách phục vụ miền núi. Trên địa bàn tỉnh đã xây dựng đƣợc một số siêu thị, trung tâm thƣơng mại tại các đô thị lớn; cơ bản hoàn thành việc xây dựng hệ thống chợ, chợ phiên tại các vùng nông thôn, miền núi. Công tác quản lý thị trƣờng, chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại đƣợc thực hiện có kết quả, góp phần làm lành mạnh hoá thị trƣờng. Trong những năm 1997-2005, tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội tăng bình quân trên 15%/năm. Năm 2005, tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội đạt 3.089 tỷ đồng, tăng gấp 1,9 lần so với năm 1997.
Hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh tăng mạnh, tốc độ tăng trƣởng về xuất khẩu cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trƣởng về nhập khẩu. Trong công tác xuất khẩu đã tạo đƣợc thị trƣờng xuất khẩu ổn định, khắc phục cơ bản tình trạng xuất khẩu bấp bênh trong nhiều năm liền. Việc nắm bắt thông tin về thị trƣờng, giá cả,... phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu đƣợc thực hiện tốt. Trong những năm 1997-2000, tốc độ kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân đạt 25,6%/năm. Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh qua từng năm. Nếu năm 1997, giá trị kim ngạch xuất khẩu là 11.934.000 USD thì đến năm 2001 là 26.840.000 USD và năm 2005 là 178.900.000 USD. So với năm 1997, giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2005 tăng gấp 13 lần. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là chè khô, lạc nhân, chuối, giày thể thao và cáp điện. Nguyên nhân quan trọng tạo ra kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh là do Đảng bộ Vĩnh Phúc đã có cơ chế ƣu đãi các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia sản xuất trực tiếp, không qua trung gian.
Hoạt động xuất khẩu lao động đạt đƣợc những kết quả quan trọng. Số lƣợng lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài tăng đều qua từng năm, chỉ tính riêng năm 2004, số lao động Vĩnh Phúc đã đƣợc xuất cảnh đi lao động là 1521 ngƣời. Với số lƣợng xuất khẩu lao động tăng nhanh không chỉ góp phần quan trọng giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho ngƣời lao động, mà còn tăng nguồn thu nhập ngoại tệ cho tỉnh và tăng cƣờng mối quan hệ quốc tế.
Thứ hai: doanh thu cũng như chất lượng dịch vụ của ngành du lịch tăng mạnh qua từng năm, đến năm 2005, ngành du lịch bước đầu đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Nếu nhƣ trƣớc khi tái lập tỉnh, hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn Vĩnh Phúc phát triển chậm, không tƣơng xứng với tiềm năng của tỉnh
thì chỉ sau 8 năm (1997-2005), hoạt động du lịch của Vĩnh Phúc đã có bƣớc phát triển vƣợt bậc về cả doanh thu, lƣợt khách đến du lịch, chất lƣợng dịch vụ. Ngành du lịch thực sự đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Doanh thu du lịch năm 1998 là 4,8 tỷ đồng, năm 2001 đạt 10,55 tỷ đồng năm 2004 đạt 180 tỷ đồng, đặc biệt đến năm 2005 đạt 340 tỷ đồng. Với doanh thu tăng mạnh qua từng năm, ngành du lịch đã đóng góp một phần quan trọng vào ngân sách của tỉnh. Lƣợng khách du lịch đến với Vĩnh Phúc trong cả thời kỳ cũng tăng mạnh. Nếu nhƣ lƣợng khách du lịch năm 1997 là 154.000 lƣợt ngƣời, đến năm 2003 là 780.000 lƣợt khách; lƣợt khách quốc tế năm 1997 là 2.400, năm 2003 là 12.000 lƣợt ngƣời.
Trong phát triển du lịch, nhiều loại hình du lịch trên địa bàn tỉnh đƣợc khai thác có hiệu quả. Tiêu biểu là các loại hình: du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch cuối tuần, du lịch sinh thái, du lịch lễ hội. Đặc biệt, các Lễ hội Hai Bà Trƣng, Lễ hội Tây Thiên, Lễ hội Chọi Trâu,… đã thu hút đông lƣợng khách du lịch. Các dịch vụ du lịch nhƣ nhà hàng, khu nhà nghỉ, biệt thự không ngừng đƣợc nâng cấp, đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách du lịch, đặc biệt nhiều sân golf đƣợc đầu tƣ xây dựng. Với mục tiêu nâng cao hiệu quả trong hoạt động du lịch, trong những năm 1997-2005, ngành du lịch Vĩnh Phúc đã ký kết đƣợc các hợp tác kinh tế du lịch với một số tỉnh lân cận nhƣ Hà Nội, Tuyên Quang, Thái Nguyên,…
Nhiều khu du lịch tập trung có chất lƣợng cao bƣớc đầu đƣợc hình thành. Các khu du lịch tiêu biểu là Tam Đảo, Đại Lải, Tây Thiên, Đầm Vạc. Đây là cơ sở quan trọng để đƣa du lịch Vĩnh Phúc tiếp tục phát triển, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Công tác đầu tƣ xây dựng các công trình du lịch, cơ sở hạ tầng tại các khu du lịch, vui chơi giải trí đƣợc tăng cƣờng, có hiệu quả. Chỉ tính riêng 3 năm (2001-2003), ngành du lịch đã thu hút đƣợc 40,6 tỷ đồng để đầu tƣ xây
dựng cơ sở vật chất tại các khu du lịch. Có thể khẳng định, nguyên nhân quan trọng nhất tạo ra mức tăng trƣởng nhanh trong doanh thu của ngành du lịch Vĩnh Phúc là do trong chủ trƣơng cũng nhƣ trong chỉ đạo tổ chức thực hiện, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc luôn quán triệt phải phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, từ đó tạo mọi điều kiện thuận lợi từ thu hút đầu tƣ, quy hoạch, xây dựng cơ sở vật chất đến kinh doanh du lịch.
Thứ ba: mạng lưới bưu chính - viễn thông, công nghệ thông tin được mở rộng, vươn tới khắp các địa bàn trong tỉnh.
Sau khi tái lập tỉnh, thực hiện các nghị quyết của Đảng bộ và chiến lƣợc tăng tốc phát triển của ngành, ngành Bƣu chính - viễn thông trên địa bàn tỉnh từ cơ sở vật chất còn nhỏ bé, lạc hậu đã đi thẳng vào hiện đại hoá, hoà nhập với công nghệ mới về bƣu chính - viễn thông thế giới và đã thu đƣợc những kết quả to lớn.
Khi mới tái lập, hệ thống thông tin viễn thông của tỉnh còn chắp vá, chƣa đồng bộ. Năm 1997, Bƣu điện tỉnh mới có 19 tổng đài độc lập với dung lƣợng 9.936 số, tổng số máy hoạt động trên mạng là 7.402 máy, mật độ bình quân là 0,68 máy/100 dân, 128 xã, phƣờng có máy điện thoại, số bƣu cục trên mạng là 26 điểm, bán kính phục vụ giữa các điểm bƣu chính - viễn thông là 4,3 km/1 điểm. Các dịch vụ chủ yếu là các dịch vụ bƣu chính - viễn thông truyền thống, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng của nhân dân. Đến năm 2005, mạng lƣới bƣu chính - viễn thông, công nghệ thông tin đƣợc mở rộng, vƣơn tới khắp các địa bàn trong tỉnh các huyện, thị trong tỉnh. Vĩnh Phúc đã lắp đặt đƣợc hệ thống tổng đài điện tử kỹ thuật số hoà mạng quốc gia, quốc tế với hệ thống truyền dẫn viba kỹ thuật số và hệ thống truyền dẫn cáp quang, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế, trao đổi thông tin của nhân dân. Bƣu điện tỉnh đã xây dựng đƣợc 25 tổng đài và trạm chuyển mạch với tổng dung lƣợng lên trên 74.394 số. Đến năm 2000,
100% xã, phƣờng có máy điện thoại và đến năm đến năm 2005, toàn tỉnh có 78.101 máy điện thoại, đạt tỷ lệ 6,7 máy/100 dân.
Mạng bƣu chính - phát hành báo chí đã xây dựng đƣợc 28 bƣu cục, 123 điểm bƣu điện văn hoá xã, có 42 điểm mở dịch vụ Internet bƣớc đầu phát triển, 5 đại lý đa phục vụ và hàng chục đại lý thuần viễn thông góp phần giảm bán kính phục vụ giữa các điểm xuống còn 1,64 km/1 điểm. Đã thiết lập và duy trì đƣợc 44 tuyến đƣờng thƣ các loại với tổng chiều dài lên tới 1.502 km. Các tuyến đƣờng thƣ cấp 2 và cấp 3 đã sử dụng xe chuyên dùng nên thời gian chuyển phát thƣ báo sớm hơn 2h (so với năm 1997), nhiều tuyến đƣờng thƣ tại khu vực trung tâm huyện, thị, công văn, thƣ báo đƣợc phát ngày 2 lần. Do vậy, mạng lƣới bƣu chính đã phục vụ tốt nhu cầu thông tin trên địa bàn. Công tác quản lý sản xuất kinh doanh ngày càng đƣợc đổi mới hoàn thiện hơn, mạng máy tính và công nghệ thông tin đƣợc ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực quản lý và dây chuyền sản xuất.
Tốc độ phát triển các dịch vụ bƣu chính - viễn thông luôn đạt mức tăng trƣởng cao, sản lƣợng các dịch vụ tăng bình quân từ 20 - 30%/năm. Các dịch vụ mới, dịch vụ giá trị gia tăng đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng đa dạng của xã hội. Hiệu quả kinh doanh và tốc độ tăng trƣởng doanh thu có bƣớc tiến nhảy vọt, tăng trƣởng doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trƣớc từ 20 - 30%. Năm 1998, doanh thu của cả Bƣu điện tỉnh chỉ đạt 33,6 tỷ đồng, thì đến năm 2005, doanh thu đạt 170 tỷ đồng/năm. Từ chỗ hàng năm luôn phải nhận điều tiết doanh thu từ Tổng công ty đến năm 2001, Bƣu điện tỉnh tự cân bằng thu chi và từ năm 2002 kinh doanh đã có lãi; từ chỗ là doanh nghiệp hạng 2 đến năm 2005, Bƣu điện tỉnh đƣợc xếp hạng doanh nghiệp loại 1.
Sở dĩ dịch vụ bƣu chính - viễn thông đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội là do trong chỉ đạo, Đảng bộ Vĩnh Phúc một
mặt tập trung, ƣu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng bƣu chính - viễn thông cho các khu, điểm công nghiệp, các đô thị lớn và vùng nông thôn, miền núi, mặt khác phát triển các vùng khác một cách hợp lý.
Thứ tư: hoạt động tín dụng, ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về vốn cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Trong những năm 1997-2005, hoạt động ngân hàng có nhiều đổi mới, chất lƣợng đƣợc nâng lên, đáp ứng đƣợc nhu cầu về vốn cho các hoạt động sản xuất - kinh doanh. Mạng lƣới ngân hàng đã phủ kín 100% xã, phƣờng, thị trấn trong tỉnh. Trên địa bàn tỉnh có mặt cả 4 ngân hàng chủ lực là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Công thƣơng, Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển và Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Việt Nam, cùng hệ thống quỹ tín dụng nhân dân với 32 quỹ tín dụng cơ sở và Chi nhánh Quỹ tín dụng Trung ƣơng tại tỉnh tham gia hoạt động tín dụng, nên đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế, tạo thuận tiện cho các doanh nghiệp và ngƣời dân trong việc gửi vốn, vay vốn, thanh toán chuyển tiền,… Dịch vụ ngân hàng đã huy động đƣợc một khối lƣợng vốn khá lớn trong nhân dân và vốn từ các dự án tài chính - tín dụng quốc tế mới để mở rộng đầu tƣ thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Mức huy động vốn của hệ thống ngân hàng Vĩnh Phúc trong những năm 1997-2005 tăng trƣởng bình quân 38%/năm, số dƣ đạt gần 2500 tỷ đồng, tăng 13 lần so với năm 1997. Khối lƣợng vốn ngân hàng đã đầu tƣ cho nền kinh tế tăng bình quân 36%/năm.
Quy mô vốn đầu tƣ tăng mạnh qua từng năm. Nếu nhƣ năm 1997, mức huy động vốn chỉ đạt 264 tỷ đồng thì đến năm 2004 đạt 2.384 tỷ đồng, đạt tỷ lệ huy động 43,6% GDP giá thực tế. Các nguồn vốn huy động tăng đều qua các năm cho thấy nền kinh tế của tỉnh đã có tích luỹ. Thực tế huy động nguồn vốn đạt cao so với tiềm năng tích luỹ của tỉnh. Năm 2004, tỷ lệ
nguồn vốn trong cơ cấu đầu tƣ của tỉnh đạt 32,7% GDP, là mức huy động vốn rất tích cực so với mặt bằng chung của cả nƣớc và trong khả năng tích luỹ nội tỉnh còn hạn hẹp. Riêng vốn từ trong dân và doanh nghiệp chiếm trên 44% tổng vốn đầu tƣ thực hiện.
Cơ cấu nguồn vốn thu hút từ các thành phần kinh tế có sƣ chuyển dịch hợp lý. Cơ cấu vốn năm 2005, vốn doanh nghiệp Nhà nƣớc chiếm 35,5%, vốn đầu tƣ của dân và doanh nghiệp tƣ nhân chiếm 28%, vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chiếm 19,5%, vốn ngân sách chiếm 18%. Nếu nhƣ năm 2000, vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có tỷ trọng 68% trong cơ cấu vốn thì đến năm 2005 chỉ còn 19,5%. Vốn khu vực doanh nghiệp và trong dân tăng nhanh hơn so với vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Đây là xu hƣớng tích cực, phản ánh sự phát huy nội lực ngày càng có hiệu quả hơn của tỉnh Vĩnh Phúc.
Nguồn vốn trên địa bàn đƣợc đầu tƣ đúng hƣớng và ngày càng có hiệu quả hơn. Vốn ngân sách tập trung đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng, các vấn đề xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, kết hợp có hiệu quả với nguồn ngân sách Trung ƣơng, ngân sách địa phƣơng và các nguồn vốn đối ứng trong các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm 1997- 2005, mức huy động vốn từ khu vực doanh nghiệp và dân cƣ tăng mạnh phản ánh hiệu quả đầu tƣ của vốn ngân sách. Vốn đầu tƣ doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào lĩnh vực doanh nghiệp (56% vốn đầu tƣ) và dịch vụ (36%), trong đó chủ yếu tập trung hàng đầu cho công nghiệp chế biến (trên 90% vốn đầu tƣ công nghiệp), tiếp đó là lĩnh vực dịch vụ vận tải. Nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, vốn trong dân và doanh nghiệp cũng tập trung vào 2 lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Thực tế tốc độ phát triển nhanh của ngành công nghiệp và dịch vụ sau khi tái lập tỉnh cho thấy hiệu quả đầu tƣ của nguồn vốn.
Việc thí điểm thành lập quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh đạt kết quả khá. Các quỹ tín dụng nhân dân không ngừng đƣợc củng cố, hoạt động đúng theo Luật. Đến năm 2003, trên địa bàn tỉnh có 35 quỹ tín dụng nhân dân hoạt động tƣơng đối hiệu quả với 26.892 thành viên, nguồn vốn hoạt động đạt trên 80 tỷ đồng. Các quỹ tín dụng nhân dân hoạt động hiệu quả đã mở ra một kênh thu hút vốn hiệu quả ở khu vực nông thôn góp phần phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, cơ bản khắc phục đƣợc tình trạng cho vay nặng lãi ở khu vực này.
Trong quá trình phát triển, dịch vụ tín dụng, ngân hàng trên địa bàn Vĩnh Phúc luôn đáp ứng đƣợc nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn đầu tƣ, mở rộng sản xuất. Có đƣợc kết quả đó là do Đảng bộ Vĩnh Phúc luôn chỉ đạo các ngân hàng, quỹ tín dụng tập trung vốn cho các chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo.
Thứ năm, các ngành kinh tế dịch vụ: thương mại, du lịch, bưu chính - viến thông, tín dụng ngân hàng đã thực hiện tốt chức năng là “đòn bẩy” thúc đẩy cả nền kinh tế phát triển.
Từ sau khi tái lập tỉnh, nhất là giai đoạn 2001-2005, Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao nhất cả nƣớc. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 15,3%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hƣớng hợp lý, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Một trong những nguyên nhân