USD) Tăng so với cùng kỳ

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo, phát triển kinh tế dịch vụ từ năm 1997 2005 t (Trang 52 - 73)

Tăng so với cùng kỳ (%) 2001 26,84 23,2 2002 31,95 14,9 2003 83,86 155,7 2004 142,96 59,36 2005 180,2 26,4

(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của Tỉnh uỷ từ năm 2001-2005)

Quán triệt quan điểm của Đảng về xuất khẩu lao động trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, Đảng bộ Vĩnh Phúc xác định: xuất khẩu lao động là một trong những biện pháp quan trọng góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho ngƣời lao động, tăng nguồn thu nhập ngoại tệ cho tỉnh và tăng

cƣờng mối quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, từ sau khi tái lập, số lao động của Vĩnh Phúc đi làm có thời hạn ở nƣớc ngoài còn ít so với tiềm năng lao động của tỉnh. Đảng bộ tỉnh chỉ ra nguyên nhân của tình trạng trên là do công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách lao động đi làm có thời hạn ở nƣớc ngoài chƣa sâu rộng; công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chƣa thƣờng xuyên; quản lý nhà nƣớc và sự phối kết hợp giữa các ngành chức năng thiếu chặt chẽ; thủ tục hành chính còn phiền hà, tuyển lao động và đƣa đi làm việc còn qua nhiều khâu trung gian, chi phí cao; các đơn vị làm nhiệm vụ xuất khẩu lao động còn hạn chế, đội ngũ cán bộ yếu về năng lực quản lý, trình độ ngoại ngữ và chuyên môn; đội ngũ lao động tay nghề kỹ thuật, ngoại ngữ và tác phong công nghiệp chƣa đáp ứng với yêu cầu.

Trên cơ sở đó, nhằm đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh, ngày 11-10-2002, Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đã ra Thông tri số 20- TTr/TU về việc tăng cƣờng lãnh đạo, thực hiện xuất khẩu lao động đến năm 2005. Theo đó, Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ chỉ đạo các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân và các tổ chức chính trị - xã hội tập trung thực hiện các nhiệm vụ:

“1. Tuyên truyền phổ biến rộng rãi trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng về chƣơng trình chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về công tác xuất khẩu lao động. Thông báo công khai thị trƣờng lao động, tiêu chuẩn tuyển chọn, điều kiện sinh hoạt và quyền lợi của ngƣời đi xuất khẩu lao động cho cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân đƣợc biết và thực hiện. Đồng thời ngăn chặn kịp thời các thông tin không đúng về xuất khẩu lao động.

2. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền xây dựng kế hoạch cụ thể, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai, đảm bảo công khai, dân chủ, đúng chế độ chính sách của Nhà nƣớc về xuất khẩu lao động.

Phân công cán bộ theo dõi, chuẩn bị nguồn lao động phù hợp yêu cầu xuất khẩu lao động, xúc tiến việc xây dựng quy ƣớc khu dân cƣ, dòng họ cam kết không vi phạm hợp đồng trong quá trình lao động và làm việc ở nƣớc ngoài.

3. Các đảng viên làm công tác xuất khẩu lao động triển khai nhiệm vụ xuất khẩu lao động trong phạm vi đƣợc Uỷ ban nhân dân tỉnh cho phép. Cơ sở có nhiệm vụ đào tạo nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hƣớng tuân thủ những qui định của Nhà nƣớc trong các quá trình tuyển chọn, làm các thủ tục khám sức khoẻ, đào tạo nghề, cấp hộ chiếu và cung ứng lao động… Nghiên cứu ban hành một số chính sách, nhằm khuyến khích các tổ chức và các nhân tìm kiếm thị trƣờng, cung ứng nhiều lao động xuất khẩu, chính sách hỗ trợ chi phí học nghề, giáo dục định hƣớng, cho vay và giảm lãi suất tiền vay ngân hàng,... cho ngƣời lao động đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài”. [53; 3-6].

Nhằm chỉ đạo sát sao, tăng cƣờng sự phối kết hợp giữa các ngành chức năng trong công tác xuất khẩu lao động, Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ chỉ đạo Uỷ ban Nhân dân tỉnh thành lập Ban chỉ đạo làm công tác xuất khẩu lao động đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài. Ban Chỉ đạo gồm lãnh đạo Sở Lao động - Thƣơng binh xã hội, Công an tỉnh, Y tế, Ngân hàng Nhà nƣớc, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và một số ngành địa phƣơng có liên quan; trực tiếp đồng chí Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh làm Trƣởng ban, Giám đốc Sở Lao động - Thƣơng binh xã hội là Phó Ban thƣờng trực. Từ đó, Ban chỉ đạo lựa chọn một số chuyên viên của các sở, ban ngành trong tỉnh thành lập tổ công tác giúp việc để triển khai thực hiện các nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ chỉ đạo Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các đoàn thể nhân

dân tăng cƣờng tuyên truyền giúp đỡ đoàn viên, hội viên tích cực tham gia và thực hiện công tác xuất khẩu lao động; các cơ quan truyền thông đại chúng nhƣ Báo Vĩnh Phúc, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh,... thƣờng xuyên tuyên truyền rộng rãi về công tác xuất khẩu lao động; biểu dƣơng tập thể các nhân có thành tích, đồng thời phê phán những biểu hiện không lành mạnh vi phạm chế độ, chính sách của Nhà nƣớc về xuất khẩu lao động.

Triển khai tổ chức thực hiện những biện pháp đồng bộ trên, trong 2 năm (2003-2004), công tác đào tạo nghề, xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh có nhiều khởi sắc. Năm 2004, số lao động Vĩnh Phúc đã đƣợc xuất cảnh đi lao động nƣớc ngoài là 1521 ngƣời, bằng 86,12% so với cùng kỳ và đạt 118,94% kế hoạch. Chủ yếu số lao động sang Đài Loan, chiếm 87%. Công tác xuất khẩu lao động đã đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho tỉnh.

2.2.2. Về phát triển ngành du lịch

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong kế hoạch 5 năm (2001-2005), Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII xác định phải tập trung thực hiện 10 chƣơng trình kinh tế - xã hội, trong đó chƣơng trình thứ 5 là Chƣơng trình phát triển các khu du lịch tập trung. Nhƣ vậy, nhiệm vụ phát triển kinh tế du lịch đƣợc Đảng bộ Vĩnh Phúc xác định là một trong những trọng tâm phải tập trung chỉ đạo trong cả nhiệm kỳ, những kết quả đạt đƣợc trong phát triển du lịch sẽ góp phần quan trọng hoàn thành thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra.

Phƣơng châm, các biện pháp để thực hiện Chƣơng trình phát triển các khu du lịch tập trung đƣợc Đảng bộ xác định là: “Xây dựng các khu du lịch tập trung nhƣ Tam Đảo, Đại Lải, Tây Thiên, Đầm Vạc nhằm đƣa du lịch Vĩnh Phúc vào một trong những điểm chƣơng trình du lịch của cả

nƣớc. Tạo chuyển biến và nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của hoạt động du lịch.

Từng bƣớc nâng cao dân trí trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng và tôn tạo tài nguyên du lịch. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Phấn đấu đƣa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng nhƣ điện, nƣớc, thông tin xây dựng vƣờn hoa, công viên. Có chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tƣ vào các khu du lịch. Thực hiện đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch” [57; 60].

Cụ thể hoá quan điểm, phƣơng hƣớng phát triển du lịch đƣợc đề ra trong Chƣơng trình phát triển các khu du lịch tập trung, năm 2001, Tỉnh uỷ chỉ đạo ngành du lịch tập trung tôn tạo các khu du lịch, các di tích, danh lam thắng cảnh; nâng cao chất lƣợng kinh doanh, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ; đồng thời chỉ đạo Uỷ ban Nhân dân tỉnh ban hành chính sách ƣu đãi đối với các nhà đầu tƣ vào các khu du lịch. Do đó, hoạt động kinh doanh du lịch trong năm có sự chuyển biến rõ rệt, lƣợng khách tăng cao so với cùng kỳ, doanh thu đạt 10,55 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2000.

Là một tỉnh có nhiều tiềm năng du lịch nhƣng hoạt động kinh doanh du lịch của Vĩnh Phúc từ sau khi tái lập vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém. Các hoạt động du lịch còn nặng về khai thác tự nhiên; khách du lịch đến Vĩnh Phúc chủ yếu là khách nội địa, khách nƣớc ngoài chỉ chiếm 2-3%; chƣa có những sản phẩm du lịch và khu vui chơi giải trí hấp dẫn du khách lƣu trú lâu ngày; đội ngũ cán bộ, công nhân viên làm công tác du lịch còn hạn chế nhiều mặt, nhất là về ngoại ngữ, lễ tân, giao tiếp, hƣớng dẫn viên du lịch. Đảng bộ xác định nguyên nhân của những tồn tại trên là do công tác quản lý ở các khu du lịch còn nhiều yếu kém, bất cập; các cấp uỷ Đảng, chính quyền chƣa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển du lịch đúng mức,

chƣa có sự phối hợp chặt chẽ giữa cấp và ngành trong chỉ đạo thực hiện các mục tiêu phát triển du lịch đã đề ra; qui hoạch chi tiết các khu du lịch, điểm du lịch tiến hành chậm nên thiếu những dự án cụ thể để thu hút đầu tƣ, huy động các thành phần kinh tế tham gia vào làm dịch vụ du lịch; đầu tƣ cho phát triển du lịch từ ngân sách Nhà nƣớc hàng năm chiếm tỷ lệ rất thấp.

Sau khi chỉ ra những nguyên nhân làm cho hoạt động kinh doanh du lịch của tỉnh trong những năm sau khi tái lập còn nhiều tồn tại, yếu kém, nhằm đƣa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngày 12-8-2002, Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ ra Kết luận số 19- KL/TU về chƣơng trình phát triển du lịch đến năm 2005. Theo đó, Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ đƣa ra phƣơng hƣớng phát triển du lịch trong 3 năm (2003-2005) là: “Phát triển du lịch theo hƣớng sinh thái, nghỉ dƣỡng cuối tuần, văn hoá thể thao, vui chơi, giải trí, thăm quan các quần thể di tích lịch sử - văn hoá, lễ hội ... giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, phát triển du lịch nội địa và du lịch quốc tế. Đƣa du lịch Vĩnh Phúc trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đảm bảo hiệu quả về kinh tế, chính trị - xã hội, an ninh quốc phòng, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể, tập trung xây dựng qui hoạch chi tiết các khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn, phấn đấu hoàn thành trƣớc năm 2005. Thực hiện tốt 6 chƣơng trình hành động quốc gia về du lịch “Việt Nam điểm đến của thiên niên kỷ mới” [48; 3].

Để thực hiện phƣơng hƣớng phát triển trên, Tỉnh uỷ xác định các giải pháp cần tập trung thực hiện là:

“Tăng cƣờng công tác quảng bá, tuyên truyền, xúc tiến du lịch, tìm kiếm thị trƣờng, biên soạn và phát hành ấn phẩm để tuyên truyền về du lịch, giới thiệu với khách du lịch về con ngƣời, cảnh quan, tài nguyên du

lịch Vĩnh Phúc bằng tiếng Việt và những ngôn ngữ cần thiết. Xây dựng và phát hành rộng rãi các phim, ảnh tƣ liệu về du lịch Vĩnh Phúc. Tăng cƣờng các hoạt động giao lƣu nhằm tìm kiếm thị trƣờng, nguồn khách. Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng của Trung ƣơng và địa phƣơng thƣờng xuyên viết bài, phát tin quảng bá về du lịch Vĩnh Phúc.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, tạo chuyển biến nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của du lịch, từng bƣớc nâng cao dân trí trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng và tôn tạo tài nguyên du lịch, phát huy truyền thống bản sắc văn hoá dân tộc, tăng cƣờng sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong hoạt động phát triển du lịch.

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vĩnh Phúc (2000- 2010), tập trung xây dựng và hoàn thành các qui hoạch chi tiết từng khu du lịch, điểm du lịch. Nhất là các khu du lịch tập trung: Tam Đảo, Đại Lải, Tây Thiên, tiến tới qui hoạch các điểm Đầm Vạc - Vĩnh Yên; Đầm Và - Tiền Phong; Sáng Sơn - Lập Thạch; Thanh Lanh - Bản Long - Bình Xuyên tạo thành các hạt nhân liên kết các điểm du lịch, khu du lịch, các vùng, tiểu vùng để thu hút khách du lịch và lƣu giữ khách du lịch ở Vĩnh Phúc. Từng bƣớc nghiên cứu và qui hoạch du lịch xanh: du lịch văn hoá lịch sử, lễ hội, du lịch sông Hồng, sông Lô,... triển khai xây dựng các dự án phát triển du lịch cụ thể, từ đó làm cơ sở đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng và kêu gọi đầu tƣ cho du lịch, dịch vụ trên địa bàn.

Có cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội, đơn vị và cá nhân trong và ngoài nƣớc đầu tƣ vào phát triển kinh doanh du lịch trên địa bàn. Mở rộng các hình thức hợp tác, liên doanh tạo môi trƣờng thuận lợi cho các nhà đầu tƣ hoạt động kinh doanh du lịch phát triển làm ăn lâu dài.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của du lịch dịch vụ, làm cho mọi tầng lớp nhân dân, tổ chức xã hội thấy rõ lợi ích của du lịch để mọi thành phần kinh tế và mọi ngƣời có ý thức tham gia đầu tƣ và làm du lịch, tạo điều kiện để thúc đẩy du lịch dịch vụ phát triển.

Kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về du lịch. Tiến hành thành lập các khu du lịch và các ban quản lý khu du lịch, xây dựng quy chế về quản lý các khu du lịch: Tam Đảo, Đại Lải, Tây Thiên.

Nghiên cứu thành lập trung tâm xúc tiến thƣơng mại và tách thị trấn Tam Đảo thành đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là về du lịch dịch vụ.

Đầu tƣ phát triển các khu du lịch có trọng điểm, trƣớc hết tập trung vào các khu du lịch Tam Đảo, Đại Lải, Tây Thiên. Chú trọng đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện hệ thống giao thông, mở rộng và nâng cấp chất lƣợng nƣớc sinh hoạt, bảo đảm thông tin liên lạc, vệ sinh môi trƣờng,... phát triển đa dạng các loại hình du lịch nhƣ: du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng, tham quan, thể thao, vui chơi giải trí...

Tăng cƣờng đào tạo bồi dƣỡng cán bộ quản lý, nhân viên nghiệp vụ của ngành du lịch đảm bảo tiêu chuẩn qui định, nhất là phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định, có trình độ ngoại ngữ, tin học cần thiết, vừa đảm bảo cho yêu cầu phục vụ nhiệm vụ trƣớc mắt, vừa đảm bảm lâu dài. Từng bƣớc bồi dƣỡng và nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân trong các khu du lịch có nghiệp vụ, kiến thức, hiểu biết về kinh doanh du lịch.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động du lịch, dịch vụ ở các khu du lịch, điểm du lịch; chấn chỉnh kịp thời những sai phạm,

xây dựng nếp sống lành mạnh, văn minh ở các khu du lịch, tạo môi trƣờng du lịch hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách” [48; 3-5].

Trên cơ sở các biện pháp đã đề ra, Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ chỉ đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh tiến hành thành lập và xây dựng quy chế hoạt động các Ban Quản lý các khu du lịch và trung tâm xúc tiến thƣơng mại. Ban quản lý các khu du lịch có nhiệm vụ thực hiện các biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trƣờng và an toàn thực phẩm tại các khu, điểm du lịch; phối hợp với ngành kiểm lâm, thuỷ lợi xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công tác bảo vệ và phát triển cảnh quan du lịch trên địa bàn. Bên cạnh đó, Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ chỉ đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh hàng năm phải báo cáo kết quả triển khai thực hiện Chƣơng trình phát triển du lịch do Tỉnh uỷ đề ra.

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo, phát triển kinh tế dịch vụ từ năm 1997 2005 t (Trang 52 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)