Những hạn chế, yếu kém

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo, phát triển kinh tế dịch vụ từ năm 1997 2005 t (Trang 81 - 84)

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, trong những năm 1997-2005, hoạt động kinh tế dịch vụ còn một số tồn tại, hạn chế. Các ngành dịch vụ phát triển còn chậm, chất lƣợng còn thấp, thiếu đồng bộ, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của tỉnh. Sức cạnh tranh của một số sản phẩm dịch vụ còn thấp, chƣa đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế.

Một là: các trung tâm thương mại, siêu thị tại các đô thị, chợ ở khu vực nông thôn, miền núi phát triển còn chậm; việc nắm bắt thông tin thị trường phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu còn thiếu chủ động.

Trong những năm 1997-2005, hoạt động thƣơng mại trên địa bàn Vĩnh Phúc diễn ra sôi động, tuy nhiên việc xây dựng các trung tâm thƣơng mại, siêu thị còn diễn ra chậm, chƣa đáp ứng tốt nhu cầu luân chuyển, tiêu thụ hàng hoá, nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Các chợ nông thôn ở miền núi, đặc biệt là hệ thống chợ phiên còn ít, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu trao đổi hàng hoá của nhân dân. Công tác quản lý thị trƣờng chƣa đƣợc thực hiện tốt nên hoạt động kinh doanh thƣơng mại trên địa bàn tỉnh nhiều lúc, nhiều nơi còn thiếu tình lành mạnh.

Mặc dù giá trị xuất khẩu tăng mạnh nhƣng trong công tác xuất khẩu, chƣa tạo đƣợc mặt hàng xuất khẩu ổn định, chƣa tạo đƣợc nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Việc nắm bắt thông tin về thị trƣờng, giá cả,… phục vụ

cho hoạt động xuất nhập khẩu còn hạn chế. Các công ty tham gia hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu xuất nhập khẩu, các đơn vị sản xuất tham gia xuất khẩu trực tiếp chƣa nhiều, năng lực cạnh tranh chƣa cao.

Hoạt động xuất khẩu lao động chƣa tạo đƣợc bƣớc phát triển vƣợt bậc. Nhiệm vụ đào tạo lao động xuất khẩu chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác tuyên truyền; công tác phổ biến chính sách lao động đi làm có thời hạn ở nƣớc ngoài chƣa sâu rộng. Sự phối kết hợp giữa các ngành chức năng thiếu chặt chẽ; thủ tục hành chính còn phiền hà, tuyển lao động và đƣa đi làm việc còn qua nhiều khâu trung gian, chi phí cao; các đơn vị làm nhiệm vụ xuất khẩu lao động còn hạn chế, đội ngũ cán bộ yếu về năng lực quản lý, trình độ ngoại ngữ và chuyên môn.

Hai là: chất lượng dịch vụ du lịch chưa đáp ứng tốt nhu cầu của khách du lịch.

Du lịch phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của tỉnh, chƣa thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Kinh doanh du lịch chƣa tạo đƣợc ấn tƣợng hấp dẫn khách du lịch, chƣa phát triển theo hƣớng bền vững, bảo vệ tự nhiên. Sản phẩm du lịch chƣa có nét đặc trƣng và mang bản sắc riêng. Hình thức du lịch lữ hành, đƣa đón khách du lịch, nhất là khách quốc tế theo tuor, tuyến đến nghỉ cuối tuần, nghỉ dài ngày chƣa đƣợc đầu tƣ phát triển nên chƣa tạo đƣợc bƣớc phát triển vƣợt bậc về số lƣợng khách du lịch. Đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch chƣa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Công tác quảng bá, tuyên truyền, đầu tƣ cho du lịch còn hạn chế, nhiệm vụ quy hoạch tổng thể phát triển du lịch diễn ra chậm, thiếu tính đồng bộ. Nhận thức của một số cấp, ngành về hoạt động kinh doanh du lịch chƣa đầy đủ, chƣa coi du lịch là ngành kinh tế quan trọng. Nguyên nhân của hạn chế này

là do ngành du lịch phát triển thiếu tính bền vững, chỉ chú trọng khai thác, hơn nữa công tác quy hoạch chi tiết chƣa đƣợc thực hiện tốt.

Ba là: việc sử dụng các phương tiện hiện đại trong dịch vụ bưu chính - viễn thông còn chậm.

Do tính hiện đại trong hoạt động thông tin, bƣu chính, viễn thông chƣa ngang tầm với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nên chất lƣợng dịch vụ bƣu chính - viễn thông còn một số tồn tại. Cơ sở vật chất, trang thiết bị mạng điện thoại chỉ mới bƣớc đầu đƣợc đầu tƣ theo hƣớng hiện đại. Trong điều kiện một tỉnh ven thủ đô có tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ nhƣng mạng lƣới bƣu điện thị xã, thị trấn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu về thông tin liên lạc phục vụ các mối giao lƣu kinh tế - văn hoá với bên ngoài. Mật độ máy điện thoại trên 100 dân còn thấp so với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (năm 2005 mới đạt 7 máy/100 dân). Việc sử dụng tin học trong hoạt động bƣu chính - viễn thông, trong công tác quản lý kinh tế của các cấp lãnh đạo và các cơ quan quản lý còn hạn hẹp. Số thuê bao trên mạng có khả năng truy cập viễn thông và Internet băng rộng còn ít, mạng thông tin dùng riêng phục vụ cho hoạt động của các cơ quan của Đảng, Nhà nƣớc, phục vụ quốc phòng, an ninh phát triển chậm. Mạng lƣới bƣu chính chƣa phát triển mạnh theo hƣớng cơ giới hoá, tự động hoá, tin học hoá. Mức độ cơ giới hoá trong khâu vận chuyển thƣ tín nhằm đảm bảo thông tin nhanh giữa các vùng trong tỉnh, với tỉnh khác và với quốc tế còn thấp.

Bốn là: hoạt động tín dụng chưa đảm bảo ổn định, việc cho vay

trung và dài hạn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Vốn tín dụng

huy động còn hạn chế, đặc biệt là vốn tín dụng thƣơng mại. Nguồn vốn đầu tƣ ngân sách tăng nhanh nhƣng so với mức tăng thu ngân sách của tỉnh thì chƣa tƣơng xứng. Cơ cấu đầu tƣ vốn theo ngành chƣa hợp lý, vốn đầu tƣ

cho nông nghiệp và xây dựng thấp và có xu hƣớng giảm sút (năm 2003, tỷ trọng đầu tƣ ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp chỉ chiếm 6,4% so với 10% năm 1999; lĩnh vực xây dựng chiếm 1,4% so với 4,5%). Một số quỹ tín dụng nhân dân hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ, nợ quá hạn có chiều hƣớng tăng. Nguyên nhân của tình trạng tín dụng chƣa đảm bảo ổn định, việc cho vay trung và dài hạn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế là do các ngân hàng có lúc còn quá nặng về tính kinh doanh, chƣa thực sự bám sát tốt các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội, hơn nữa chƣa huy động hết đƣợc nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, mặt khác nhiều quỹ tín dụng nhân dân bị giải thể.

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo, phát triển kinh tế dịch vụ từ năm 1997 2005 t (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)