Về xây dựng và phát triển dịch vụ bƣu chính viễn thông

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo, phát triển kinh tế dịch vụ từ năm 1997 2005 t (Trang 32 - 36)

Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, xây dựng và phát triển dịch vụ bƣu chính - viễn thông là nhiệm vụ hết sức quan trọng vì nếu hoàn thành tốt công tác này thì không chỉ thúc đẩy tất cả các ngành

kinh tế phát triển mà còn tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực xã hội. Nhận thức sâu sắc điều đó, Đại hội đại biều Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XII (1997) đã xác định phƣơng hƣớng phát triển dịch vụ bƣu chính - viễn thông đến năm 2000 là: “Xây dựng và hoàn thiện tổng đài kỹ thuật, tách số, số hoá mạng viễn thông hoà mạng kỹ thuật thông suốt liên tục với quốc tế, đảm bảo chất lượng ổn định, tăng dung lượng của tổng đài tự động, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ bưu điện, phát triển các loại thiết bị thông tin, cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ một cách nhanh chóng, thuận lợi và an toàn… [56; 35-36].

Quán triệt quan điểm, định hƣớng phát triển dịch vụ thông tin bƣu điện đƣợc Đại hội Đảng bộ lần thứ XII xác định, trong năm 1997, Tỉnh uỷ tập trung chỉ đạo Sở Bƣu chính - Viễn thông thực hiện tách số và số hoá mạng viễn thông, tăng nhanh dung lƣợng của tổng đài tự động đƣờng dài, phát triển điện thoại nông thông, máy nhắn tin, máy Fax để thông tin thuận lợi nhanh chóng, trƣớc hết là ở các đô thị và khu công nghiệp. Triển khai thực hiện những biện pháp trên, trong năm 1997, dịch vụ bƣu chính - viễn thông từng bƣớc đã đáp ứng đƣợc nhu cầu thông tin phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Trong năm đã lắp đặt đƣợc 1680 máy điện thoại, đƣa số xã có máy điện thoại lên 128/148, bằng 86%. Với mạng lƣới bƣu chính - viễn thông, tổng đài đƣợc cải tạo mở rộng và phát triển thêm 800 số, mạng cáp ngọn đƣợc phát triển tới các cụm kinh tế, dân cƣ tập trung, các điểm dịch vụ, phục vụ tốt các nhu cầu thông tin trên địa bàn với chất lƣợng dịch vụ ngày càng tốt hơn.

Sau khi tái lập, Đảng bộ xác định vấn đề cấp thiết trƣớc mắt cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Vĩnh Phúc là hình thành nhanh cơ sở hạ tầng trung tâm đô thị tỉnh lỵ Vĩnh Yên, đồng thời chú ý đầu tƣ xây dựng các đô thị khác và các cụm kinh tế miền núi chuẩn bị những điều kiện

phát triển kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá cho giai đoạn sau. Trong tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng, Tỉnh uỷ chỉ đạo các ngành cùng với xây dựng hệ thống giao thông phải đặc biệt quan tâm xây dựng mạng lƣới bƣu chính - viễn thông. Để có đủ nguồn vốn cho đầu tƣ phát triển, Tỉnh uỷ chỉ đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh ƣu tiên vốn cho các chƣơng trình hoàn thiện, nâng cấp mạng lƣới bƣu chính - viễn thông tại trung tâm tỉnh lỵ, tại các đô thị và cụm kinh tế miền núi. Đến cuối năm 1997, về cơ bản ngành bƣu chính - viễn thông đã phục vụ tốt nhu cầu về thông tin tại tỉnh lỵ, các đô thị và các cụm kinh tế miền núi trên địa bàn tỉnh.

Với mục tiêu đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin, đặc biệt tại các vùng nông thôn, miền núi, trong năm 1998, Tỉnh uỷ chủ trƣơng tập trung phát triển máy điện thoại, đƣa cáp điện thoại về các xã nhằm nâng cao số xã có máy điện thoại. Dƣới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, bằng nhiều nguồn vốn, ngành bƣu điện đã tập trung phát triển mạng lƣới bƣu điện hƣớng về các xã. Trong năm đã lắp đặt thêm 3.200 máy điện thoại, đƣa số máy trên mạng điện thoại toàn tỉnh lên 10.557 máy, bình quân đạt 0,95 máy/100 dân; triển khai xây dựng đƣợc 36 điểm bƣu điện xã, phát triển thêm đƣợc một số đại lý, các điểm dịch vụ phục vụ nhu cầu thông tin trên địa bàn. Đặc biệt, đã đƣa số xã có máy điện thoại lên 140/148 xã, bằng 97% số xã trong toàn tỉnh. Với dịch vụ bƣu chính, phát hành đƣợc 2,91 triệu tờ báo, đáp ứng tốt nhu cầu đọc của nhân dân [38; 4].

Nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ bƣu chính - viễn thông theo kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế, tốc độ đô thị hoá, bƣớc vào thời kỳ đất nƣớc đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đảng ta chủ trƣơng đẩy mạnh phát triển mạng lƣới bƣu chính - viễn thông theo hƣớng hiện đại, đồng bộ, thống nhất, đều khắp và đa dịch vụ, phát triển công nghiệp bƣu chính viễn thông, đặc biệt chỉ đạo ngành bƣu điện thực hiện

nhiệm vụ đi tắt đón đầu, đi thẳng vào công nghệ hiện đại. Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, trong năm 1999, Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc chủ trƣơng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ bƣu chính - viễn thông theo hƣớng hiện đại nhằm nâng cao chất lƣợng phục vụ, xây dựng trung tâm giao dịch bƣu điện tỉnh, tiếp tục tiến hành hoàn thiện tổng đài tại Vĩnh Yên, lắp đặt máy điện thoại cố định. Để có nguồn vốn đầu tƣ và sử dụng hiệu quả nguồn vốn trong phát triển kết cấu hạ tầng nói chung, nâng cấp mạng lƣới bƣu chính - viễn thông theo hƣớng hiện đại nói riêng, Tỉnh uỷ chỉ đạo các cấp, ngành trong tỉnh “Phải hết sức tranh thủ các nguồn vốn, tiếp tục động viên thu hút các nguồn lực trong nhân dân và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn trên cơ sở đảm bảo công khai và phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở để sử dụng vốn có hiệu quả. Nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc tập trung bố trí vốn đầu tƣ cho những công trình chuyển tiếp có khả năng sớm đƣa vào sử dụng và các công trình hạ tầng quan trọng, chỉ xây dựng các công trình mới thật sự cần thiết cho phát triển kinh tế - xã hội” [39; 14]. Do làm tốt công tác huy động vốn, nguồn vốn đƣợc sử dụng hiệu quả, tập trung vào chuyển giao công nghệ hiện đại nên dịch vụ bƣu chính - viễn thông trong năm 1999 có bƣớc phát triển khá, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Ngành bƣu điện đã mở rộng các mạng cáp tới tất cả các xã trong tỉnh, lắp đặt thêm 3.100 máy, số xã có máy điện thoại đạt 100%. Tỉnh đã hoàn thành tổng đài kỹ thuật tách số, hoà mạng viễn thông trong nƣớc và quốc tế, chất lƣợng thông tin đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển. Kết quả đạt đƣợc của dịch vụ bƣu chính - viễn thông không chỉ đáp ứng đƣợc nhu cầu của nhân dân mà đã có tác động lớn trong việc thu hút các doanh nghiệp nƣớc ngoài vào đầu tƣ tại tỉnh.

Để đáp ứng đƣợc nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang diễn ra rất mạnh mẽ trên địa bàn tỉnh, đòi hỏi ngành bƣu chính - viễn thông phải đi

trƣớc một bƣớc, làm tốt chức năng “đòn bẩy kinh tế”. Nhận thức đƣợc yêu cầu đó, năm 2000, Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ xác định trọng tâm trong chỉ đạo nâng cao chất lƣợng dịch vụ bƣu chính - viễn thông là tiếp tục triển khai mạng cáp quang đến huyện, xây dựng thêm một số bƣu cục, điểm bƣu điện văn hoá xã, thực hiện đa dạng hoá các loại hình dịch vụ bƣu chính viễn thông, đảm bảo liên lạc thông suốt. Kết quả là, trong năm 2000, dịch vụ bƣu chính - viễn thông đáp ứng tốt nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh. 100% số xã, phƣờng có báo đọc trong ngày; các điểm bƣu điện văn hoá xã, phƣờng có báo đọc trong ngày, chất lƣợng phục vụ đƣợc nâng lên. Những kết quả đạt đƣợc của ngành thông bƣu chính - viễn thông trong năm đều đạt và vƣợt mục tiêu do Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII thông qua.

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo, phát triển kinh tế dịch vụ từ năm 1997 2005 t (Trang 32 - 36)