CỦA BAN THƢỜNG VỤ TỈNH ỦY

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo, phát triển kinh tế dịch vụ từ năm 1997 2005 t (Trang 120 - 123)

IV- TỔ CHỨC THỰCHIỆN

CỦA BAN THƢỜNG VỤ TỈNH ỦY

Về triển khai đề án "Mở rộng hoạt động Ngân hàng phục vụ các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời kỳ 2001 - 2005"

Ngày 19 tháng 3 năm 2002, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy họp, nghe Chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh báo cáo đề án "Mở rộng hoạt động Ngân hàng phục vụ các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội của tình thời kỳ 2001 - 2005". Sau khi thảo luận Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy nhất trí bản đề án của Ngân hàng Nhà nƣớc đã trình bày đồng thời nhấn mạnh một số điểm sau đây.

Trong thời gian qua, cùng với những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội chung của Tỉnh, ngành Ngân hàng đã đạt đƣợc sự phát triển đáng khích lệ: Mạng lƣới hoạt động Ngân hàng phủ kín 150/150 xã, phƣờng, thị trấn trong tỉnh, đáp ứng đƣợc yêu cầu của nền kinh tế, thuận tiện cho ngƣời dân và các doanh nghiệp trong việc gửi vốn, vay vốn, thanh quyết toán và chuyển tiền và các dịch vụ khác. Cùng với sự phát triển về mặt tổ chức, đội ngũ cán bộ ngân hàng cũng không ngừng đƣợc phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng, từng bƣớc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng để

hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Kết quả hoạt động ngân hàng Vĩnh Phúc thời gian qua đã góp phần rất quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh. Ngành Ngân hàng đã huy động đƣợc một khối lƣợng vốn khá lớn trong nhân dân và vốn từ các dự án tài chính - tín dụng quốc tế mở rộng đầu tƣ thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Sau 5 năm (1997- 2001) hoạt động trên địa bàn tỉnh mới, nguồn vốn huy động của Ngân hàng đạt mức tăng trƣởng bình quân trên 30%/năm đến 31/12/201 có số dƣ ằng 4,76 lần so với thời điểm tách tỉnh. Khối lƣợng vốn Ngân hàng đã đầu tƣ cho nền kinh tế, tốc độ tăng bình quân 37%/năm, tổng dƣ nợ cho vay đến cuối năm 2001 bằng 4 lần với thời điểm tách tỉnh. Mỗi năm ngành Ngân hàng chi bình quân gần 2.000 triệu tỷ đồng tiền mặt phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống trên địa bàn; phục vụ có hiệu quả nhu cầu chuyển vốn của kinh tế. Tỷ lệ nợ quá hạn nhất là tỷ lệ rủi do, thất thoát vốn thấp, đảm bảo độ an toàn cho phép.

Tuy nhiên hoạt động của ngành Ngân hàng còn một số yếu điểm cần lƣu ý là: Ngân hàng tham gia tích cực vào việc làm làm mạnh hóa tài chính của các doanh nghiệp Nhà nƣớc, góp phần khắc phục tình trạng doanh nghiệp Nhà nƣớc hoạt động kém hiệu quả (đóng góp vào GDP của tỉnh thấp, đóng góp cho Ngân sách Nhà nƣớc ít, Kinh doanh thua lỗ, công nợ dây dƣa lớn). Chƣa tích cực nghiên cứu đầu tƣ để tạo điều kiện kích thích kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã về kinh tế tƣ nhân phát triển, các quỹ tín dụng nhân dân ra đời mới nhƣng chất lƣợng, hiệu quả, độ an toàn chƣa vững chắc, trách nhiệm quản lý của Nhà nƣớc của Ngân hàng về tín dụng còn chƣa chặt chẽ, đạo đức phẩm chất của đội ngũ cán bộ còn những mặt chƣa đáp ứng đúng yêu cầu của thời kỳ mới.

Về triển khai thực hiện đề án, Thƣờng vụ Tỉnh ủy yêu cầu: Ngành Ngân hàng căn cứ vào Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra, để xây dựng các chƣơng trình tín dụng phục vụ tích cực chủ trƣơng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hƣớng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, trƣớc mắt là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn theo tinh thần Nghị quyết 5 Ban chấp hành Trung ƣơng khóa IX, nêu cao vai trò chủ động tích cực của mỗi đơn vị Ngân hàng từ tỉnh đến cơ sở trong việc cụ thể hóa nhiệm vụ, giải pháp để triển khai thực hiện các chƣơng trình tín dụng theo đề án. Bảo đảm vốn cho các dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất kinh doanh khả thi, đồng thời đảm bảo cho hoạt động tín dụng Ngân hàng phát triển vững chắc theo phƣơng châm lấy "chất lƣợng - an toàn - hiệu quả" làm mục tiêu, trƣớc hết là hiệu quả kinh tế làm cơ sở đảm bảo cho hiệu quả xã hội.

Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh thƣờng xuyên có các biện pháp chỉ đạo tích cực giúp các Ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn xây dựng các phƣơng án cụ thể để triển khai thực hiện đề án mở rộng hoạt động Ngân hàng. Phải tham gia tích cực vào việc làm lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp Nhà nƣớc tham mƣu giúp tỉnh chỉ đạo có hiệu quả chủ trƣơng sắp xếp đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp Nhà nƣớc theo tinh thần Nghị quyết Trung ƣơng 3 (khóa IX). Hoạt động tín dụng Ngân hàng phải góp phần khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, đặc biệt là kinh tế dân doanh bao gồm các doanh nghiệp tƣ nhân, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác xã…

Sở Tài chính vật giá phối hợp với Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh và các sở, ban, ngành chức năng tham mƣu giúp ủy ban nhân dân tỉnh thực

hiện chủ trƣơng hỗ trợ một phần lãi suất tiền vay ngân hàng cho một số chƣơng trình xóa đói giảm nghèo, cho công nhân lao động.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, đoàn thể thƣờng xuyên phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng để xử lý những khó khăn, vƣớng mắc. Động viên mọi thành phần kinh tế, tập trung nguồn vốn, khai thác mọi tiềm năng của tỉnh vào phát triển sản xuất. Bám sát vào chƣơng trình kinh tế - xã hội của tỉnh để tƣ vấn, hƣớng dẫn các doanh nghiệp các hộ gia đình xây dựng các dự án kinh tế khả thi để vay vốn Ngân hàng thực hiện các dự án đó. Tuyên truyền giáo dục đoàn viên, hội viên, hộ sản xuất chấp hành tốt các quy định về vay vốn trả nợ…

Kết luận của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy đƣợc thông báo đến các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ngành, các đoàn thể liên quan biết và tổ chức thực hiện.

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo, phát triển kinh tế dịch vụ từ năm 1997 2005 t (Trang 120 - 123)