NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ DỊCH VỤ TRONG NHỮNG NĂM 2005-

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo, phát triển kinh tế dịch vụ từ năm 1997 2005 t (Trang 123 - 125)

IV- TỔ CHỨC THỰCHIỆN

NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ DỊCH VỤ TRONG NHỮNG NĂM 2005-

Về dịch vụ - du lịch: Đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lƣợng các lĩnh vực dịch vụ, trong đó tập trung phát triển du lịch, đƣa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn để khai thác các tiềm năng du lịch của tỉnh nhằm tạo ra giá trị dịch vụ cao, giải quyết nhiều việc làm, tăng thu ngân sách và tạo môi trƣờng thu hút đầu tƣ. Phấn đấu tốc độ tăng trƣởng ngành dịch vụ bình quân 13-14%/năm.

Khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ phát triển du lịch. Xây dựng các khu du lịch tầm cỡ quốc gia tại Tam Đảo - Tây Thiên, Đại Lải, Đầm Vạc, đồng thời quan tâm đầu tƣ khai thác tiềm năng du lịch ở các địa bàn khác trong tỉnh. Phát triển kinh tế du lịch đi đôi với tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về du lịch.

Đầu tƣ xây dựng một số siêu thị tại các đô thị lớn, cải tạo và xây dựng một số chợ trung tâm. Khuyến khích đầu tƣ xây dựng các chợ đầu mối để trung chuyển hàng hoá giữa các khu vực. Phát triển mạng lƣới dịch vụ ở nông thôn, hỗ trợ nông dân tiêu thụ và chế biến nông sản. Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm may mặc, dệt, gỗ mỹ nghệ, chè khô, phụ tùng, ô tô, xe máy, vật liệu xây dựng…

Phát triển mạng lƣới giao thông vận tải, hình thành các tuyến xe buýt nối các trung tâm thƣơng mại, khu công nghiệp, khu du lịch trong tỉnh và với vùng kinh tế trọng điểm, trƣớc hết là các tuyến Hà Nội - Vĩnh Yên - Tam Đảo, Hà Nội - Đại Lải.

Mở rộng và nâng cao chất lƣợng tài chính, tín dụng, ngân hàng bảo hiểm. Có chính sách huy động các nguồn lực tài chính phục vụ sản xuất, đảm bảo tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế. Khai thác tốt các nguồn thu để đáp ứng nhu cầu chi, quan tâm chi cho đầu tƣ phát triển, cho khu vực nông nghiệp, nông thôn. Phấn đấu tỷ trọng chi cho đầu tƣ phát triển đạt trên 30%

tổng chi ngân sách địa phƣơng hàng năm; đến năm 2010 có 20-25% xã, phƣờng, thị trấn tự cân đối đƣợc ngân sách.

Tăng cƣờng mối quan hệ hợp tác với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng thủ đô và các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc, đặc biệt là thủ đô Hà Nội để khai thác các nguồn lực (bao gồm cả vốn, công nghệ, nhân lực có chất lƣợng cao) cho đầu tƣ phát triển, đồng thời khai thác có hiệu quả các thị trƣờng để tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp, dụch vụ nông nghiệp của tỉnh.

Nguồn: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo, phát triển kinh tế dịch vụ từ năm 1997 2005 t (Trang 123 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)