Quán triệt quan điểm đẩy mạnh phát triển du lịch nhằm từng bƣớc đƣa nƣớc ta thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực đƣợc Đại hội toàn quốc lần thứ VIII (1996) của Đảng đề ra, Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XII (1997) đã chỉ ra phƣơng hƣớng phát triển ngành du lịch của tỉnh trong những năm 1997-2000 là: “Phát triển mạnh du lịch với các hình thức du lịch sinh thái, du lịch cuối tuần và du lịch nghỉ dƣỡng, chú trọng đầu tƣ chiều sâu vào những nơi danh lam thắng cảnh nhƣ Tam Đảo, Đại Lải, Đầm Vạc, Tây Thiên,… tăng thêm sự hấp dẫn nhằm thu hút khách du lịch đến địa phƣơng” [56; 41].
Trên cơ sở định hƣớng phát triển đã đƣợc Đại hội lần thứ XII đề ra, trong năm đầu sau khi tái lập tỉnh, Tỉnh uỷ tập trung chỉ đạo tăng cƣờng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho nhu cầu ăn nghỉ, vui chơi giải trí cho khách du lịch trong và ngoài nƣớc. Đẩy mạnh xúc tiến và khuyến khích thực hiện các dự án xây dựng các khu du lịch, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh. Trong năm đầu sau tái lập, kinh doanh du lịch đã tập trung vào
khai thác các loại hình du lịch nhƣ: nghỉ dƣỡng, du lịch sinh thái, du lịch lễ hội. Doanh thu của ngành ƣớc đạt trên 4,5 tỷ đồng, tổng số lƣợt khách đến du lịch trong tỉnh là 154.000 ngƣời, trong đó khách nƣớc ngoài là 2.400 lƣợt.
Để có cơ sở, định hƣớng phát triển du lịch trong những năm tiếp theo, Đại hội VIII của Đảng đã xác định nhiệm vụ quan trọng đầu tiên trong kế hoạch 5 năm (1996-2000) là: “Triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tƣơng xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nƣớc theo hƣớng du lịch văn hoá, sinh thái môi trƣờng. Xây dựng các chƣơng trình và các điểm du lịch hấp dẫn về văn hoá, di tích lịch sử và khu danh lam thắng cảnh” [15; 37]. Quán triệt quan điểm trên của Đảng, trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Tỉnh uỷ đã chỉ đạo Sở Thƣơng mại và Du lịch tiến hành xây dựng kế hoạch phát triển du lịch đến năm 2000. Theo đó, ngành du lịch tiến hành lập dự án kêu gọi đầu tƣ nhằm nâng cấp và xây dựng thêm các khách sạn ở Vĩnh Yên, Tam Đảo, đầu tƣ xây dựng cơ bản hạ tầng Khu Du lịch Tam Đảo, Đại Lải, Đầm Vạc, Tây Thiên, đồng thời tiến hành trùng tu các di tích lịch sử để tạo thêm các điểm du lịch hấp dẫn.
Trên cơ sở thực hiện kế hoạch phát triển du lịch, đến năm 1998, trên địa bàn Vĩnh Phúc đã bƣớc đầu hình thành các điểm, khu du lịch tập trung, tiêu biểu nhƣ: Khu du lịch Tam Đảo, Khu du lịch hồ Đại Lải, Khu du lịch Tây Thiên, Điểm Du lịch Đầm Vạc. Doanh thu du lịch dịch vụ trong năm đạt 4,8 tỷ đồng.
Khi còn trực thuộc tỉnh Vĩnh Phú, hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn Vĩnh Phúc ít đƣợc quan tâm chỉ đạo, các khu du lịch chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ đúng mức nên giá trị của ngành du lịch còn thấp. Trƣớc thực trạng đó, sau khi đƣợc tái lập, Đảng bộ Vĩnh Phúc xác định nhiệm vụ,
biện pháp quan trọng đầu tiên là tiến hành xây dựng cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch nhƣ: xây dựng thêm khách sạn, nhà hàng, nâng cao chất lƣợng thông tin, điện nƣớc, vận tải, tín dụng và môi trƣờng ở các khu du lịch, đặc biệt là tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch Tam Đảo. Để hoạt động xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động du lịch diễn ra hiệu quả, nhanh chóng, Tỉnh uỷ chỉ đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh tạo điều kiện khuyến khích, đa dạng các loại hình đầu tƣ vào khu vực dịch vụ, khu vui chơi giải trí theo quy hoạch phát triển đã đƣợc phê duyệt; đảm bảo quyền lợi lâu dài cho các nhà đầu tƣ.
Song song với việc chỉ đạo nâng cấp cơ sở vật chất, Đảng bộ chỉ đạo nâng cao chất lƣợng phục vụ tại các khu du lịch. Dƣới sự chỉ đạo của Đảng bộ, ngành du lịch tỉnh đã tiến hành xây dựng nếp sống văn hoá - văn minh ở các khu du lịch; xây dựng, nâng cấp các khu vui chơi giải trí tại các khu du lịch; đồng thời quan tâm chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ tiếp thị, hƣớng dẫn viên du lịch.
Triển khai thực hiện những biện pháp đồng bộ trên, ngành du lịch Vĩnh Phúc đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng. Do có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vào đầu tƣ phát triển du lịch nên các nhà đầu tƣ du lịch đã đến với Vĩnh Phúc nhiều hơn, cơ sở hạ tầng của các khu du lịch, vui chơi giải trí đƣợc nâng cấp, số lƣợng khách du lịch đến với Vĩnh Phúc tăng qua từng năm. Năm 1999, doanh thu du lịch trên địa bàn tỉnh ƣớc đạt 6,5 tỷ đồng, tăng 44% so với năm đầu tái lập tỉnh.
Nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh doanh du lịch, trong năm 2000, Tỉnh uỷ chủ trƣơng phát triển du lịch theo hƣớng vừa là ngành kinh tế vừa là hình thức hoạt động văn hoá. Từ đó, Tỉnh uỷ chỉ đạo tiến hành đa dạng hoá các loại hình dịch vụ phục vụ khách du lịch, đáp ứng nhu cầu của khách cả về nghỉ dƣỡng và vui chơi giải trí. Doanh thu du lịch trong năm
ƣớc đạt 8,05 tỷ đồng, tăng 22,3% so với năm 1999. Lƣợng khách du lịch đạt trên 200 ngàn lƣợt khách [41; 4]. Đặc biệt, đến năm 2000, trên địa bàn tỉnh bƣớc đầu hình thành một số khu du lịch tập trung có chất lƣợng cao.
* Doanh thu ngành du lịch trong những năm 1997-2000:
Năm Doanh thu (tỷ đồng) Tăng so với cùng kỳ (%) 1997 4,5 5,7 1998 4,8 9,2 1999 6,5 12,1 2000 8,06 22,3
(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của Tỉnh uỷ từ năm 1997-2000)
Tuy nhiên, những kết quả đạt đƣợc của ngành du lịch trong những năm 1997-2000 vẫn còn thấp, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của tỉnh. Hoạt động dịch vụ du lịch còn đơn điệu, kém hấp dẫn, chất lƣợng văn hoá du lịch chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách du lịch. Nguyên nhân của những hạn chế trên là do nhận thức của một số cấp uỷ Đảng, của các cấp, các ngành về hoạt động kinh doanh du lịch còn chƣa đầy đủ, từ đó dẫn đến trong chỉ đạo phát triển chƣa coi du lịch là ngành kinh tế quan trọng. Bên cạnh đó, đội ngũ làm công tác du lịch của tỉnh chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu.