Sau khihoàn tất việc phân tích đánh giá độ tin cậy thang đo (sử dụng hệ số tin cậy Cronbach Alpha) và kiểm định giá trị khái niệm của thang đo (phân tích nhân tố
khám phá EFA), các biến không đảm bảo độ giá trị hội tụ tiếp tục bị loại khỏi mô hình cho đến khi các tham số được nhóm theo các nhóm biến. Việc xác định mối
quan hệ giữa các nhóm biến này cũng như xác định mối quan hệ giữa các nhóm biến độc lập (yếu tố thành phần) và nhóm biến phụ thuộc (ý định hành vi) trong mô hình nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp phân tích hồi quy bội.
Giá trị của biến mới trong mô hình nghiên cứu là giá trị trung bình của các biến quan sát thành phần của biến đó, giá trị của các thành phần được phần mềm SPSS tính một cách tựđộng từ giá trị trung bình có trọng số của các biến quan sát
đã được chuẩn hoá. Tuy nhiên, trước khi tiến hành phân tích hồi quy, một phân tích quan trọng cần được thực hiện đầu tiên là phân tích tương quan nhằm kiểm định mối tương quan tuyến tính giữa các biến trong mô hình (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Phân tích tương quan
Kiểm định mối tương quan tuyến tính giữa các biến trong mô hình: giữa biến phụ thuộc với từng biến độc lập và giữa các biến độc lập với nhau. Sử dụng hệ số
tương quan Pearson để lượng hoá mức độ chặt chẽ mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng. Giá trị tuyệt đối của hệ số Pearson càng gần đến 1 thì mối tương quan tuyến tính của hai biến này càng chặt chẽ (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2009).
Kiểm định các giả thuyết, sử dụng với phần mềm SPSS
- Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy : R2, R2 hiệu chỉnh. - Kiểm định giả thuyết vềđộ phù hợp của mô hình.
- Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của hệ số hồi quy riêng phần βi (i=1..3). - Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến ý định mua TPCN: yếu tố có hệ sốβ lớn hơn thì có thể nhận xét rằng yếu tốđó có mức độ ảnh hưởng cao hơn các yếu tố khác trong mô hình nghiên cứu. (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Hồi quy tuyến tính được tiến hành để kiểm tra mối quan hệ giữa:
Ý định hành vi và 3 yếu tốảnh hưởng đến ý định hành vi: thái độ đối với hành vi, chuẩn mực chủ quan và kiểm soát hành vi nhận thức.