Thuyết hành vi kế hoạch chỉ ra rằng ý định hành vi đóng vai trò quan trọng nhất trong việc xác định hành vi con người. Ý định cá nhân được cấu trúc từ 2 yếu tố: thái độ đối với việc thực hiện hành vi và chuẩn mực chủ quan. Nó được coi là chỉ số về sự sẵn sàng và những nỗ lực mà một cá nhân đang cố gắng để thực hiện hành vi. Vì vậy, việc suy nghĩ hợp lý, ý định càng mạnh mẽ hơn thì một cá nhân nhiều khả năng sẽ thực hiện một hành vi. Tuy nhiên, việc ra quyết định là kết quả
của sự kiểm soát ý chí, có nghĩa là sau khi có ý định cá nhân sẽ có một quá trình xem xét và có thể quyết định lúc này sẽ hoặc sẽ không thực hiện hành vi. Bên cạnh yếu tố động lực (ý định), thành tích hành vi cũng phụ thuộc vào khả năng (kiểm soát hành vi) có nghĩa là sự sẵn có của cơ hội và nguồn lực cần thiết như thời gian,
tiền bạc, kỹ năng, sự hợp tác của người khác... Kiểm soát hành vi một cách trực tiếp
ảnh hưởng gián tiếp đến hành vi thông qua ý định hành vi. Kiểm soát hành vi nhận thức cũng là yếu tố quyết định bổ sung cho ý định hành vi.
Chung quy lại, các lý thuyết và nghiên cứu trước cho thấy Ý định hành vi (BI)
được cấu thành từ 3 yếu tố: Thái độ (A), Chuẩn mực chủ quan (SN) và Kiểm soát hành vi nhận thức (PBC).
Hình 2.4. Mô hình hồi quy của biến độc lập và biến phụ thuộc
A (Attitude): Thái độ: đề cập đến mức độ mà một người có sự đánh giá thuận lợi hoặc bất lợi của hành vi trong một vấn đề (Icek Ajen, 1991).
SN (Subjective Norm): Chuẩn mực chủ quan: đề cập đến áp lực xã hội nhận thức để thực hiện hoặc không thực hiện hành vi (Icek Ajen, 1991).
PBC (Perceived Behavioral Control ): Kiểm soát hành vi nhận thức: đề cập
đến sự nhận thức dễ dàng hay khó khăn để thực hiện một hành vi cụ thể tùy thuộc vào kinh nghiệm trong quá khứ hoặc bất kỳ trở ngại dự kiến và chướng ngại vật. (Icek Ajen, 1991).