6. Bố cục của khóa luận
2.4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NA M
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, gồm 54 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Kinh (Việt) là thành phần lớn nhất chiếm 87%, 53 dân tộc còn lại chỉ chiếm 13% dân số cả nước. Địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam trải rộng khắp cả nước. Chỉ chiếm 14% dân số, nhưng địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc chiếm trên 3/4 diện tích đất đai cả nước, đặc biệt địa bàn cư trú thường ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng giáp biên giới với nhiều nước… Đây là những nơi có tầm quan trọng đặc biệt là vùng tài nguyên lớn của đất nước, vùng sinh thái, vùng nhạy cảm chính trị trong quan hệ quốc tế.
Giữa các dân tộc có nhiều nét khác nhau về ngôn ngữ, chữ viết, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, địa vực cư trú và khác nhau về trình độ phát triển kinh tế. Chúng ta cũng có những chênh lệch về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, chênh lệch về trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, trình độ phân công lao động và năng suất lao động, về số lượng và chất lượng sức lao động, v.v…
Ở nước ta các thế lực thù địch trong và ngoài nước lợi dụng chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước ta xâm nhập vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số dưới nhiều hình thức như du lịch, hợp tác kinh tế, văn hóa, thăm thân nhân… Trong đó, nhiều đối tượng đã trực tiếp đi sâu vào các khu vực miền núi - nơi cứ trú chủ yếu của đồng bào dân tộc thiểu số - để hoạt động móc nối, gây dựng cơ sở, kích động chia rẽ dân tộc, tuyên truyền văn hóa, lối sống phương Tây và tư tưởng đa nguyên, đa đảng, nói xấu chế độ, xuyên tạc chủ trương đường lối cách mạng, tạo nhiều thuận lợi để tranh thủ quần chúng, kéo quần chúng ra khỏi phạm vi ảnh hưởng của cách mạng và tàn phá nền văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số.
Vấn đề dân tộc Việt Nam đang đặt ra nhiều vấn đề yêu cầu Đảng và Nhà nước ta phải giải quyết. Nếu không giải quyết kịp thời và có phương án thích hợp sẽ dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng. .
Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc
SVTH: Vũ Thị Sang – K34 CN Lịch sử 82
Vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc có nội hàm rất phong phú, rộng lớn và là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay ở nước ta. Xem xét và giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam hoàn toàn tùy thuộc vào mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong từng thời kỳ. Tham khảo vấn đề dân tộc đã từng xảy ra ở Liên Xô để rút ra bài học kinh nghiệm và tránh những sai sót trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc ở Việt Nam:
Thứ nhất là về chính sách dân tộc:
Để giải quyết vấn đề dân tộc đòi hỏi phải đề ra và thực hiện tốt chính sách dân tộc qua từng thời kỳ cách mạng.
Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, chính sách dân tộc cần được hiểu là một hệ thống các chính sách tác động vào các quan hệ tộc người nói chung, vào các dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng, góp phần phát triển toàn diện về chính trị, văn hóa, xã hội và an ninh - quốc phòng trên địa bàn dân tộc và miền núi. Chính sách dân tộc, vì vậy, vừa có nội dung bao trùm, cơ bản là thực hiện “bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển” giữa các tộc người, đồng thời vừa có những nội dung rất cụ thể trong phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng.
Trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc cần nắm chắc mức độ giữa dân chủ và tính công khai:
1. Không có dân chủ trừu tượng, thuần túy. Phát triển dân chủ không thể giản đơn đánh đồng với ổn định và hài hòa xã hội. Lênin đã nói: “Dân chủ thuần túy” là những lời nói bịp bợm của những người theo chủ nghĩa tự do dùng để bưng bít công nhân”.40 “Tự do chính trị không loại trừ đấu tranh giai cấp, ngược lại làm cho đấu tranh giai cấp tiến hành càng tự giác, càng rộng rãi hơn.”.41 Tình hình phát triển của Liên Xô chứng minh vững chắc điều ấy. Xa rời dân chủ của chủ nghĩa xã hội, xa rời dân chủ của pháp chế và kỷ luật, tất nhiên phát triển thành phá hoại và hỗn loạn.
2. Tính công khai không thể tự phát triển trở thành đặc trưng không thể tách rời của đạo đức bình thường của xã hội. Trong quá trình đề xướng tính công khai,
40 V.I, Lênin, Toàn tập. tr.23, tr. 193.
Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc
SVTH: Vũ Thị Sang – K34 CN Lịch sử 83
nếu Đảng quên mất lời giáo huấn của Lênin, không chủ động giáo dục ý thức chủ nghĩa xã hội cho công nhân, không kịp thời tuyên truyền và bảo vệ hệ tư tưởng của giai cấp vô sản-học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học và kiên quyết đấu tranh chống mọi tư tưởng của giai cấp tư sản thì sẽ xuất hiện và phát triển rộng rãi hệ tư tưởng tư sản như Lênin đã nói: “Tự nhiên và nghiêm khắc nhất bắt buộc công nhân tiếp thu nó”. Đảng cầm quyền của giai cấp công nhân về tư tưởng và chính trị từng bước rơi vào thế bất lợi, thậm chí bị thất bại.
Tình hình của Liên Xô chứng tỏ, dù một nước có 69 năm lịch sử chủ nghĩa xã hội, trong quá trình thực hiện dân chủ hóa và tính công khai, nếu đánh giá quá cao khả năng tiếp thu của xã hội và quần chúng rộng rãi, xem nhẹ sự tồn tại khách quan của nhân tố phức tạp đấu tranh giai cấp trong lĩnh vực chính trị, thì hậu quả trầm trọng của nó đáng để làm bài học răn mình.
Thứ hai, là phải biết điều chỉnh chính sách dân tộc đảm bảo phương hướng đúng đắn và ổn định chính trị xã hội:
Chính sách cần được không ngừng điều chỉnh nhưng cần bảo đảm ổn định tương đối, tính linh hoạt của sách lược cần kết hợp chặt chẽ với tính kiên định của nguyên tắc; tư tưởng chỉ đạo hỗn loạn sẽ dẫn đến hỗn loạn và va vấp trong thực tiễn.
Bất kỳ một chính đảng nào khi thực hiện mục tiêu chiến lược của mình phải nắm chắc một cách tỉnh táo sự phát triển tình hình khách quan, định ra chính sách và sách lược cụ thể, có căn cứ khoa học: Trong cách mạng dân tộc, dân chủ vấn đề dân tộc thực chất là vấn đề độc lập dân tộc. Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa vấn đề dân tộc vừa thể hiện trong việc giải quyết đúng quan hệ giai cấp - dân tộc vừa phải giải quyết đúng quan hệ dân tộc - tộc người nhằm tạo ra sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
Mục tiêu của việc thực hiện chính sách dân tộc là: các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, cùng nhau phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kiên quyết đấu tranh chống mọi âm mưu chia rẽ dân tộc.
Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc
SVTH: Vũ Thị Sang – K34 CN Lịch sử 84
Thứ ba, cần phải chú trọng công tác dân tộc. Công tác dân tộc là lĩnh vực công tác liên quan đến nghiên cứu, tham mưu giúp Đảng và Nhà nước ta hoạch định đúng chính sách, pháp luật về dân tộc là việc triển khai thực hiện chính sách dân tộc và công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách dân tộc… Đây là lĩnh vực công tác rất rộng lớn lôi cuốn sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành.
Nội dung cốt lõi của công tác dân tộc là công tác vận động quần chúng vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác dân tộc, hiện nay ở nước ta cần phải “kiện toàn và chăm lo xây dựng hệ thống tổ chức cơ quan làm công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương”. Cơ quan làm công tác dân tộc là cơ quan trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc.
Thứ tư, phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh - quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi: Gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc; quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất.
Thứ năm, ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi, trước hết, tập trung vào phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, xóa đói, giảm nghèo, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đi đôi với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái; phát huy nội lực, tinh thần tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc, đồng thời tăng cường sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương và sự giúp đỡ của các địa phương trong cả nước.
Trên đây là một số bài học được rút ra từ chính sách dân tộc ở Liên Xô. Để thực hiện tốt vấn đề dân tộc ở nước ta trong tình hình mới, trước hết về phương diện lý luận rất cần thiết phải đi vào nghiên cứu chuyên ngành, phối hợp nghiên cứu liên ngành để có được nhận thức chung, thống nhất về dân tộc, tộc người, quan hệ dân tộc và chính sách dân tộc ở Việt Nam góp phần đắc lực giải đáp vấn đề thực tiễn của tình hình dân tộc và công tác dân tộc đang đặt ra.
Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc
SVTH: Vũ Thị Sang – K34 CN Lịch sử 85
Ngay từ khi thống nhất đất nước, Đảng ta vạch rõ nhiệm vụ phải: “Thực hiện triệt để quyền bình đẳng về mọi mặt giữa các dân tộc, tạo những điều kiện cần thiết để xóa bỏ tận gốc mọi sự chênh lệch về trình độ kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc ít người và các dân tộc đông người; đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, vùng cao tiến kịp vùng thấp; làm cho tất cả đều có cuộc sống ấm no, văn minh và hạnh phúc, đoàn kết giúp nhau cùng tiến bộ, cùng làm chủ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa”. Tư tưởng đó tiếp tục là tư tưởng cơ bản của chính sách dân tộc xuyên suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam.
2.5 TIỂU KẾT
Đầu những năm 80, Liên Xô khủng hoảng trầm trọng trên tất cả mọi mặt: kinh tế, chính trị - xã hội… Trước tình hình Gorbachev đã tiến hành cải tổ với chủ trương “dân chủ hóa”, “công khai hóa”. Đây là cơ sở để lý giải vấn đề dân tộc đã được khơi gợi và bùng nổ ở Liên Xô trong giai đoạn 1985-1991.
Hàng loạt các xung đột dân tộc xảy ra trong những từ 1985-1991 cho thấy vấn đề dân tộc đang bùng nổ dữ dội ở Liên Xô. Các xung đột ấy đều bắt nguồn từ những vấn đề lịch sử trong quá khứ. Dưới tác động của chủ trương “dân chủ hóa”, “công khai hóa”, các vấn đề đó được khơi lại, là cơ sở để chủ nghĩa dân tộc và các phần tử cực đoan dấy lên phong trào ly khai ở các nước cộng hòa trên lãnh thổ Liên Xô. Từ góc nhìn xuyên suốt vấn đề dân tộc ở Liên Xô qua gần 7 thế kỷ, thì sự bùng nổ đó là tất yếu một khi các mâu thuẫn dân tộc vốn âm ỉ cháy suốt gần 70 năm qua trên lãnh thổ Liên Xô trong bối cảnh kinh tế và xã hội mới sẽ được đẩy lên thành xung đột đối kháng.
Chính sách “dân chủ hóa”, “công khai hóa” là một nhân tố có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy cao những mâu thuẫn tiềm tàng thành xung đột dân tộc. Nó là mục tiêu lợi dụng của các phần tử dân tộc chủ nghĩa, phần tử cực đoan nhằm phục vụ cho mục đích của mình. Chúng sử dụng các phương tiện báo chí, phương tiện thông tin phê phán và vu khống nhà nước Xô Viết, Đảng cộng sản Liên Xô, lợi dụng chính sách tự do bãi công để kích động công nhân bãi công và âm mưu phong tỏa xí nghiệp; kích động quân nhân các nước cộng hòa đào ngũ, không theo chính sách của quân đội Liên Xô làm cho tình hình các nước cộng hòa thêm phức tạp.
Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc
SVTH: Vũ Thị Sang – K34 CN Lịch sử 86
Xung đột sắc tộc ở nhiều nước cộng hòa đã biến thành phong trào ly khai mà ngọn cờ đầu là Lítva. Đây là một phong trào ly khai dân tộc diễn ra sớm nhất, đấu tranh bền bỉ nhất và dành được thắng lợi, từ đó kéo theo một loạt các nước cộng hòa khác cũng ly khai hàng loạt, trực tiếp gây nên sự tan rã của Liên bang Xô Viết.
Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc
SVTH: Vũ Thị Sang – K34 CN Lịch sử 87
KẾT LUẬN
Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết là một quốc gia rộng lớn và là một quốc gia đa dân tộc. Cùng với sự đa dạng về tộc người là sự đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo, tập quán cư trú… Tất cả đều thống nhất trong thể chế liên bang cộng hòa. Đây là một quá trình phức tạp vì nếu quyền lợi bản sắc của các dân tộc không được đảm bảo sẽ dẫn đến xung đột dân tộc, gây mất ổn định về chính trị, xã hội ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của liên bang.
Trong suốt 69 năm, trải qua các thời kỳ Stalin, Khơrútsốp, Brêgiơnhép, do chỉ chú trọng phát triển kinh tế, các nhà lãnh đạo Xô Viết đã bỏ qua vấn đề dân tộc và thi hành những chính sách dân tộc sai lầm như: tiến hành di dân và tạp cư dân tộc diễn ra trong bối cảnh Liên Xô tiến hành phong trào tập thể hóa nông nghiệp và trong thời kỳ chiến tranh vệ quốc vĩ đại (1941- 1945); chính sách coi nhẹ lợi ích của các địa phương, các dân tộc thiểu số, nhấn mạnh phiến diện lợi ích của quốc gia trong xây dựng kinh tế là nhằm phục cụ cho mục tiêu công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa đang tiến hành ở thời kì Brêgiơnhép; phân biệt, kỳ thị ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo của các dân tộc ít người, không chú trọng phát triển kinh tế của các tộc người này mà bao trùm lên đó là chính sách “Đại Nga” làm tổn thương nghiêm trọng đến tình cảm giữa các dân tộc ít người với nhau và với người Nga. Các mâu thuẫn dân tộc hình thành và ấp ủ, âm ỉ cháy trong suốt 6 thập kỷ.
Vấn đề dân tộc ở Liên Xô bùng nổ trong tình hình khủng hoảng trầm trọng, toàn diện về chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội. Cuộc khủng hoảng đó phản ánh hai mâu thuẫn đan xen vào nhau, cùng tác động lẫn nhau: mâu thẫn nội tại tích tụ lâu ngày đã chuyển hóa thành mâu thuẫn đối kháng, và mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa đế quốc thế giới. Cùng với tổng thể những sai lầm về kinh tế, chính trị-xã hội nói trên diễn ra ở Liên Xô, tình trạng xung đột sắc tộc bùng nổ trong quá trình cải tổ của Gorbachev, khiến cho các nhà lãnh đạo Liên Xô bất lực, bế tắc trong con đường giải quyết. Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng và trực tiếp dẫn đến sự tan rã của liên bang Xô Viết mà mũi nhọn là phong trào đấu tranh đòi công nhận độc lập của nước cộng hòa Lítva.