6. Bố cục của khóa luận
2.2.3.1. Trở lại Baltic
Lithuania là nơi Gorbachev áp dụng thử nghiệm chính sách dân tộc của mình. Tại cuộc họp thượng đỉnh Malta, Tổng thống Mỹ G.Bush nêu rõ, người Mỹ sẽ không làm phức tạp thêm vấn đề cho các nhà lãnh đạo Xô Viết, đồng thời nói thêm ông sẽ không dùng vũ lực. Đại diện các nước cộng hòa vùng Baltic đã có cuộc gặp đại sứ Mỹ tại Moskva trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh và tin chắc là Moskva và Washington sẽ không xóa bỏ thỏa thuận vấn đề Baltic.
Ngày 7/12/1990, Xô Viết Tối cao Lithuania sửa đổi Điều 6 trong Hiến pháp Lithuania, là điều trao quyền độc tôn cho Đảng. Đảng cộng sản Lithuania triệu tập Đại hộp ngày 20/12. Tuyên bố này đồng nghĩa với việc Lithuania thành một nước độc lập. Phái thân Moskva, chiếm khoảng 1/6 số đại biểu tách ra thành lập Đảng của riêng minh, gọi là Đảng cộng sản Lithuania, trung thành với cương lĩnh của Moskva.
Ngày 25/12, trong phiên họp toàn thể ban chấp hành Trung ương, chứng kiến sự hợp nhất giữa Đại hội Đảng Lithuania và phong trào Sajudis. Nursultan Nazarbaev, Bí thư thứ nhất Đảng cộng sản Cadăcxtan, cho rằng Đảng cộng sản Lithuania đang cố tước bỏ vai trò là “đội quân tiên phong chính trị trong xã hội Xô Viết của Đảng cộng sản Liên Xô”. Gorbachev có lúc đã nói, nhà lãnh đạo người Lithunia này là “một chú ngựa thành Troy”.
Phiên họp toàn thể chỉ rõ Gorbachev không chấp nhận một Đảng liên bang. Dù đại đa số đảng viên của Lithuania đều muốn có một Đảng liên bang, Gorbachev coi đó là con đường dẫn đến hủy hoại. Ông cho quá trình này là quá trình tách khỏi Liên bang Xô Viết và nó sẽ là cáo chung lịch sử đối với tất cả các dân tộc thuộc Liên bang Xô Viết.
Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc
SVTH: Vũ Thị Sang – K34 CN Lịch sử 70
Tình hình Lithuania ngày càng nghiêm trọng hơn. Ngày 4/1, Gorbachev đã gặp lãnh đạo Đảng Lithuania. Yakovlev dự đoán Lithuania có thể tạo ra hiệu ứng đôminô có thể là vấn đề chính sự tồn vong của Liên bang Xô Viết. Gorbachev khuyến cáo những người cộng sản Lithuania nên chống lại tư tưởng độc lập, đồng thời cho họ hiểu nỗi khó xử của ông. Ông cố từ bỏ khát vọng giành độc lập. Ông hy vọng cải cách chính trị và kinh tế sẽ đẩy lùi tư tưởng ly khai. Thấy được việc tham gia Liên bang mang lại lợi ích thật sự, người ta sẽ không còn ám ảnh bởi ý nghĩ độc lập và vấn đề này sẽ được giải quyết có lợi cho mọi người. Song, ông đưa ra hai nhân nhượng cơ bản. Một dự thảo luật đang được soạn thảo nhằm quy định cụ thể các thủ tục rút khỏi Liên bang Xô Viết. Ông cũng đang tính đến một nhà nước đa đảng. Lithuania đang áp dụng mô hình nhà nước Xô Viết. Quyền lực dịch chuyển từ Đảng sang tay Xô Viết Tối cao.
Xu hướng ly khai đang chi phối nước cộng hòa này. Gorbachev không thể đưa ra một sáng kiến nào cho nước cộng hòa này. Các cuộc bỏ phiếu cho Xô Viết Tối cao Lithuania hay Hội đồng diễn ra ngày 25/2/1990 và vòng hai hoàn thành để Hội đồng có thể triệu tập họp vào ngày 10/3. Đến ngày 11/3 Hội đồng Tối cao Lithuania tuyên bố độc lập, đúng năm sau ngày Gorbachev nhận chức Tổng bí thư. Washington tái khẳng định “quyền tự quyết hòa bình không thể bị tước bỏ của nhân dân vùng Baltic” và thúc giục chính quyền Xô Viết phải sớm tham gia vào các cuộc thương lượng có tính xây dựng cùng chính phủ Lithuania.
Tên chính thức là nước Cộng hòa Lithuania và các đại biểu Đại hội Đại biểu nhân dân tuyên bố “tái thiết nền độc lập cho nhà nước Lithuania”
Tại Đại hội Đại biểu nhân dân, đại biểu Lithuania tham gia với tư cách quan sát viên và không tham gia bầu cử tổng thống. Người Estonia cũng không bầu cử tổng thống và chính thức đề nghị Gorbachev bắt đầu tiến hành đàm phán về nền độc lập. Ông cương quyết chống lại: “Không thể có vấn đề đàm phán nào với Lithuania, với Estonia hoặc Latvia”. Phản ứng của Đại hội là bác bỏ tuyên bố độc lập của Hội đồng Tối cao Lithuania. Chủ trương li khai cuối cùng chỉ là phương tiện tuyên truyền cho các quan điểm của Trung ương mà thôi.
Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc
SVTH: Vũ Thị Sang – K34 CN Lịch sử 71
Bộ luật chờ đợi từ lâu quy định về vấn đề ly khai cuối cùng cũng được thông qua và Tổng thống Gorbachev đã ký vào ngày 3/4. Mục đích của luật này là biến việc ly khai thành một thủ tục kéo dài và phức tạp đến mức trên thực tế không thể thực hiện được. Trước hết, phải tiến hành tham khảo ý kiến, có sự nhất trí của đa số 2/3, sau đó người ta mới tiến hành thương lượng. Đại hội Đại biểu Nhân dân sẽ quyết định thời gian của quá trình chuyển đổi (có thể là đến năm năm) và cuối cùng Đại hội sẽ công nhận về mặt pháp lý, nước cộng hòa được ly khai. Bằng bất cứ giá nào Gorbachev vẫn muốn duy trì chế độ liên bang.
Ngày 13/4/1990, Gorbachev phát đi một tối hậu thư: Nếu trong vòng hai ngày, Xô Viết Tối cao và Hội đồng Bộ trưởng của Lithuania không bãi bỏ các quyết định trước kia, các nước cộng hòa thuộc Liên bang sẽ được lệnh ngừng cung cấp hàng hóa sản phẩm cho Lithuania, mà xuất các sản phẩm này ra nước ngoài để đổi lấy ngoại tệ. Người ta tiến hành phong tỏa vào ngày 18/4. Mặt hàng đầu tiên bị cắt là dầu hỏa và khí tự nhiên, hai mặt hàng này bị cắt giảm đến 80%. Một danh sách dài các hàng hóa khác gồm: cà phê, đường cũng bị cấm cung cấp và Gorbachev bác bỏ đề nghị cung cấp ngoại tệ cho Lithuania. Gorbachev cho rằng áp lực kinh tế và những cuộc diễn tập quân sự liên miên ở nước cộng hòa này sẽ buộc người Lithuania phải phục tùng.
Ngày 30/3, Xô Viết Tối cao Estonia mà thành phần chủ yếu là mặt trận dân tộc trong các cuộc bầu cử gần đây, tuyên bố pháp luật Xô Viết hình hành là bất hợp pháp từ lúc khởi đầu và đòi phục hồi nước cộng hòa Estonia thời kỳ trước chiến tranh. Ngày 19/4, Gorbachev gặp riêng các đại biểu từ Estonia và Latvia, hy vọng thuyết phục họ không theo gương Lithuania. Ông cam kết sẽ trao cho họ quyền tự trị trong một liên bang mới. Điều này nghe không còn mấy hấp dẫn và vào cuối tháng 4, Latvia tuyên bố việc sáp nhập vào liên bang của nước này năm 1940 không còn hiệu lực.
Những người bảo thủ và giới quân sự liên tục ép các quốc gia vùng Baltic đi dần vào khuôn khổ. Quan điểm của Moskva và người dân vùng Baltic vẫn còn khá cách xa nhau. Trung ương hy vọng có thể thương lượng với ba nước vùng Baltic trên
Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc
SVTH: Vũ Thị Sang – K34 CN Lịch sử 72
cơ sở các quy định về quyền ly khai và quy định trong khuôn khổ hiệp ước Liên bang mới. Nhưng, Vilnius, Riga và Tallinn cho rằng quyền độc lập là thực tế hiển nhiên và điều họ cần phải làm là thương lượng để giành được nền độc lập đó.