6. Bố cục của khóa luận
1.2.3.4. Thời kỳ Gorbachev (1985-1991)
Sau khi Gorbachev lên làm Tổng Bí thư trong một năm đầu, quan hệ dân tộc ở Liên Xô bề ngoài có vẻ khá yên tĩnh. Nhưng cuối năm 1986, sau sự kiện bạo loạn ở Anma-Ata (liên quan tới việc Bí thư thứ nhất của Đảng là người Cadăcxtan bị người Nga thay thế), mâu thuẫn và xung đột dân tộc ở Liên Xô ngày càng dồn dập và gay gắt. Bước vào năm 1989, khi Gópbachốp tiến hành “Dân chủ hóa”, “công khai hóa” thì những uất ức, những hận thù dân tộc trên đất nước này được dịp bộc phát, các khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa ngày càng lan rộng làm lộ rõ những mâu
Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc
SVTH: Vũ Thị Sang – K34 CN Lịch sử 37
thuẫn dân tộc vốn đã âm ỉ, ấp ủ từ lâu nay và đã bị che đậy bởi sự tập trung quyền lực cao độ. Ngày 19/9/1989, trong “Báo cáo chính sách dân tộc của Đảng trong tình hình hiện nay”. Gorbachov phải thừa nhận rằng vấn đề dân tộc ở Liên Xô thực sự còn gay cấn, rằng “xô xát”, “xung đột”, “bi kịch”, “tai nạn” đang liên tiếp xảy ra, “không có một ngày bình yên”…
Mâu thuẫn dân tộc ở Liên Xô bùng nổ tới mức làm người ta phải hết sức kinh ngạc và nó bắt đầu phát triển theo diện rộng. Đến tháng 8 năm 1989, trừ Blêlarutxia và Kiêcghidia, ở các nước Cộng hòa Liên bang khác đều nổ ra xung đột ở các mức độ khác nhau. Từ tháng 2/1988 đã xảy ra xung đột giữa Azerbaigian và Acmênia về vấn đề chủ quyền của tỉnh tự trị Nagornưi-Carabăc, tạm thời do Xô Viết tối cao Liên Xô quản lý. Ở Grudia, xung đột bùng lên dữ dội. Tháng 3/1989, hàng ngàn người ở khu tự trị Apkhadia mít tinh đòi thành lập nước Cộng hòa Liên bang, đòi loại bỏ chính quyền Xô Viết ở Grudia và rút khỏi Liên Xô. Ở Tbilixi cũng xảy ra bãi công, đập phá cơ quan quân đội và chính quyền.
Tại vùng Trung Á: Ở Uzơbêkistan nổ ra bạo loạn giữa người theo đạo Hồi và người Uzơbếc. Tháng 6/1989, những người theo đạo Hồi gốc Thổ Nhĩ Kỳ ở tỉnh Pherogan bị buộc tản cư trong Chiến tranh thế giới lần thứ II đấu tranh trở về quê cũ, gây nên xung đột với người Uzơbếc, làm 95 người bị chết và hơn 1.000 người bị thương. Tháng 7/1989, ở Tagikixtan giữa người Tacdic và người Keieecghidi cũng xảy ra xung đột với hàng ngàn người tham gia để tranh chấp đất đai và nước tưới.
Ở Mônđôva diễn ra cuộc đấu tranh đòi thay đổi chữ viết từ ký tự Xlavơ sang ký tự Latinh, đòi dùng tiếng Mônđôva làm tiếng chính thức. Đã có bãi công và biểu tình đòi xem xét lại sự việc Mônđôva sát nhập vào Liên Xô trước đây.
Từ tháng 8/1987, tại các nước Cộng hòa vùng Baltic đã xuất hiện những cuộc biểu tình đòi xét lại việc các nước này phải gia nhập Liên bang Xô Viết khi trước. Không những không hưởng ứng về tư tưởng, phối hợp về hành động, các nước này còn thông qua các “Mặt trận nhân dân” để xây dựng mối liên hệ về tổ chức. Các tổ chức này đã thông qua luật pháp, lấy tiếng nói của dân tộc mình làm tiếng nói chính thức, khôi phục lại quốc ca và quốc kỳ cũ. Cuối cùng các “Mặt trận
Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc
SVTH: Vũ Thị Sang – K34 CN Lịch sử 38
nhân dân” ở các nước này đã trở thành tổ chức và chính đảng của chủ nghĩa phân lập dân tộc.
Do ảnh hưởng của 3 nước cộng hòa vùng Baltic, các nước cộng hòa khác như Grudia, Mônđôva… cũng đấu tranh đòi độc lập về chính trị, kinh tế, đòi tách khỏi Liên Xô.
Trước tình hình này, Đảng cộng sản Liên Xô và nhà nước Xô Viết đã phải áp dụng một số biện pháp nhằm giải quyết cấp bách vấn đề dân tộc, nhưng hành động lại không cương quyết, dứt khoát và tiến hành chậm nên không thể chặn đứng được chủ nghĩa chia rẽ dân tộc đang ngày càng lan rộng trên khắp đất nước. Mâu thuẫn dân tộc đã trở nên gay gắt cũng như hiện tượng ly khai của các nước Cộng hòa đã trở thành một phong trào tới mức đe dọa sự tồn tại hoàn chỉnh của Liên bang. Kết quả là ngày 11/3/1990, Litva dẫn đầu tuyên bố độc lập. Sau đó Êxtônia, Látvia và Mônđôva lần lượt tuyên bố “Nghị quyết về địa vị nước nhà” và “tuyên ngôn độc lập”. Tiếp đó, các nước Cộng hòa Liên bang khác cũng lần lượt ra “Tuyên ngôn về chủ quyền” và tuyên bố theo đuổi đường lối đối nội, đối ngoại riêng của mình. Ngày 21/12/1991 tại Anma-Ata, 11 nước Cộng hòa trong Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết cũ (Liên Xô) (Grudia chưa tham gia) đã ký nghị định thư thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) và ra “Tuyên ngôn Anma-Ata” tuyên bố Liên Xô không còn tồn tại nữa. Sự kiện chính trị quan trọng này đã đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và sự tan rã của nhà nước Xã hội chủ nghĩa đa dân tộc lớn nhất trên hành tinh chúng ta hiện nay.