6. Bố cục của khóa luận
2.2.2.4. Đấu tranh đòi thay đổi chữ viết ở Mônđôva
Liên bang Xô Viết là một quốc gia đa dân tộc. Ngay từ năm 1917, những người Bônsêvich đã có ý thức rằng trong một xã hội đa dân tộc người thì việc lựa chọn ngôn ngữ chính trị và các ngôn ngữ giáo dục là một vấn đề có tính quyết định. Với nhiều thành phần dân tộc, Liên Xô có 130 ngôn ngữ tồn tại.
Trong thời kỳ Khơrútsốp lãnh đạo, tiếng Nga được chính thức áp dụng cho tất cả các dân tộc ở Liên Xô. Đại hội lần thứ XXIII của Đảng cộng sản Liên Xô (1961) đã thông qua cương lĩnh của Đảng, tuyên bố tiếng Nga là thứ tiếng của tất cả các dân tộc. Ở Latvia, nơi người Latvia chiếm 53% trong tổng số dân, người Nga chỉ chiếm 34%, nhưng ở đó 50% sách báo bị thay thế bằng tiếng Nga, toàn bộ sách báo đều sử dụng chữ Nga.
Vấn đề đặt ra là, nếu như ở một số quốc gia đa dân tộc khác, việc áp dụng ngôn ngữ chung được xem là một công cụ củng cố khối đại đoàn kết dân tộc thì Liên Xô
Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc
SVTH: Vũ Thị Sang – K34 CN Lịch sử 68
chưa hẳn đã vậy. Người ta vẫn nhận thấy sự phản kháng của các dân tộc. Bởi lẽ đặc điểm thành phần dân cư, dân tộc ở Nga là do chính sách di dân (người Nga) đến vùng dân tộc ít người, đẩy mạnh việc “Nga hóa” các dân tộc mà chính phủ Liên Xô đã từng thực hiện, các dân tộc không phải Nga sống xen kẽ với người Nga trên một lãnh thổ. Tuy vậy, Liên Xô là một quốc gia rất rộng lớn, các dân tộc ít người của họ cũng tồn tại với số lượng vô cùng đông có khi một dân tộc người bằng số dân của một quốc gia trung bình khác.
Đặc biệt, có một vài nhóm tộc người ở vị trí ngoại vi, sống trong những quốc gia tương đối thuần nhất, có một khung cảnh chính trị củng cố các quyền về văn hóa thì nhóm tộc người này lại càng ý thức và khả năng bảo vệ ngôn ngữ của mình.
Ở Mônđôva, ngôn ngữ nổi lên là vấn đề quan trọng nhất đối với quan chức phụ trách văn hóa. Người Mônđôva, muốn quay lại dùng bảng chữ cái Latinh vì đa số người Mônđôva là người Rumani viết chữ Cryillic và đòi dùng tiếng Mônđôva làm tiếng chính thức. Với trường hợp của người Mônđôva, họ có thể tránh khỏi một sự Nga hóa sâu sắc là bởi vì trình độ học vấn của họ còn rất lạc hậu so với trình độ trung bình ở Liên Xô. Họ phần đông sống ở nông thôn trong khi tiếng Nga lại được sử dụng làm ngôn ngữ trong các trường học ở thành thị. Chính vì vậy, mặc dù tiếng Nga được sử dụng làm ngôn ngữ chung nhưng những người dân Mônđôva vẫn giữ được mối liên kết mật thiết với tiếng mẹ đẻ. Họ luôn nung nấu ngôn ngữ của mình.
Năm 1988, cảnh sát thường xuyên giải tán các cuộc mít tính biểu tình nhưng tình hình này đã thay đổi khi tổ chức phạm vi quốc gia được hình thành. Ví dụ như ở Belarus, giới trí thức tập hợp lại trong một tổ chức gọi là Adradzhenny (Tái sinh) nhằm thúc đẩy sử dụng tiếng Belarus. Chính quyền giả tán các cuộc biểu tình và miễn cưỡng thừa nhận các nhóm tổ chức và một mặt trận nhân dân.
Đòi khôi phục ngôn ngữ cũng là biểu hiện cho ý thức dân tộc đang trỗi mạnh mẽ của dân Mônđôva. Chính vì thế, ngoài vấn đề ngôn ngữ, đã có bãi công và biểu tình đòi xem xét lại sự việc Mônđôva sát nhập vào Liên Xô trước đây.
Trước vấn đề dân tộc ngày càng có chiều hướng gia tăng, ngày 17/8/1989,
Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc
SVTH: Vũ Thị Sang – K34 CN Lịch sử 69
đổi mới triệt để, mọi người dân thuộc các dân tộc đều được hưởng quyền bình đẳng và bảo đảm về văn hóa, ngôn ngữ, mỗi dân tộc đều được tạo điều kiện phát triển. Lần đầu tiên vấn đề ký hiệp ước Liên bang mới được nêu ra. Vai trò của Nga được đề cập nhiều hơn. Vấn đề này trở thành chính sách của Đảng vào tháng 9 nhưng đã quá muộn. Đảng đã bỏ lỡ cơ hội của mình.