6. Bố cục của khóa luận
2.2.2.3. Bạo loạn giữa người theo đạo Hồi và người Uzơbế cở Uzơbêkixtan
Uzơbêkixtan (6/1989)
Tháng 6/1989, những người theo đạo Hồi gốc Thổ Nhĩ Kỳ ở tỉnh Pherogan bị buộc tản cư trong chiến tranh thế giới thứ II đấu tranh đòi trở về quê cũ, gây nên xung đột với người Uzơbếc, làm 95 người bị chết và hơn 1.000 người bị thương.
Trở lại vấn đề lịch sử, trong thời kỳ Stalin cầm quyền, ông đã hai lần thực hiện chính sách cưỡng bức di dân, Vấn đề của Uzơbêkixtan năm 1989 liên quan tới đợt cưỡng bức di dân lần thứ hai do Stalin đề ra chính sách.
Trong thời kỳ chiến tranh vệ quốc vĩ đại (1941-1945) (lần đầu tiên vào những năm 30 khi tiến hành định cư dân du mục và phong trào tập thể hóa nông nghiệp). Đây là đợt cưỡng bức di dân với quy mô lớn. Trong thời kỳ chiến tranh bảo vệ tổ quốc (1941-1945), mượn cớ một số người dân tộc có quan hệ với bè lũ phát xít, chính phủ Liên Xô đã cưỡng ép dân tộc thiểu số phải di cư với tổng số dân là 5 triệu người tới các vùng khác nhau. Người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ cũng buộc phải rời mảnh đất quê hương của mình tới vùng đất khắc nghiệt hơn như một số các dân tộc khác.
Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc
SVTH: Vũ Thị Sang – K34 CN Lịch sử 67
Mùa thu năm 1941, khoảng 80 vạn người German ở lưu vực sông Vonga, Ucraina và bắc Capcadơ đã bị cưỡng bức di cư đến vùng Trung Á và Xibêri… Cuối năm 1943, chính quyền Xô Viết lại đưa ra lệnh cho người Karatraw phải chuyển tới vùng Trung Á. Mùa xuân năm 1944, chính phủ Liên Xô buộc người Trectrenư- Ingustia phải chuyển cư tới vùng Trung Á. Cũng trong thời gian này, khoảng 50 vạn người Tacta ở Crưm cũng bị cưỡng bức đến vùng Trung Á và Xibêri.
Trong các văn kiện chính thức của nhà nước Liên Xô lúc đó thì nguyên nhân của việc di dân các dân tộc ít người vào những năm đó được lý giải là nhà nước muốn cố gắng giảm bớt những căng thẳng dân tộc ở vùng này hay vùng khác của đất nước, ổn định tình hình chính trị, tiêu diệt thổ phỉ, trừng trị những kẻ phản bội theo phát xít chống lại chính quyền Xô Viết. Dù sao việc cưỡng bức di dân hàng loạt như vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc và làm tổn hại đến tình cảm giữa các dân tộc và giữa họ với người Nga.
Sau hàng chục năm tha hương, khi tình hình Xô Viết có nhiều biến động, cùng với sự bùng nổ liên tiếp của xung đột dân tộc, các cư dân là nạn nhân trong chính sách cưỡng bức di dân của Stalin gợi lại vấn đề trong quá khứ, đòi lại mảnh đất quê hương.