Các nước cộng hòa Baltíc đòi xét lại việc gia nhập Liên bang Xô Viết trước

Một phần của tài liệu Nhân tố dân tộc trong sự sụp đổ của liên bang xô viết năm 1991 (Trang 64 - 67)

6. Bố cục của khóa luận

2.2.2.1. Các nước cộng hòa Baltíc đòi xét lại việc gia nhập Liên bang Xô Viết trước

Xô Viết trước đây (8/1987)

Từ tháng 8/1987, tại các nước cộng hòa vùng Baltíc đã xuất hiện những cuộc biểu tình đòi xét lại việc các nước này phải gia nhập Liên bang Xô Viết trước đây. Quan điểm chính thức của Xô Viết là các quốc gia vùng Baltic tự nguyện gia nhập Liên bang là cách đang tự lừa gạt mình. Chính phủ phương Tây không bao giờ chấp nhận tính hợp pháp của việc gia nhập Liên bang và điều này càng nuôi hy vọng cho những người theo tư tưởng dân tộc ở những nước này: một ngày nào đó họ có thể đòi lại vùng lãnh thổ của mình.

Ngày 23/8/1987, kỷ niệm lần thứ 48 Hiệp ước Molotov - Ribbentrop, theo hiệp ước này các nước vùng Baltic gia nhập Liên bang, những người Estonia, Latvia và Lithuania quyết định thẩm định lại chủ trương công khai bằng cách tổ chức các cuộc biểu tình phản đối hiệp ước. Chính quyền địa phương đã không can thiệp. Sự phẫn nộ của dân chúng thể hiện mạnh mẽ nhất ở Estonia, nơi người ta e ngại người Nga có thể nhanh chóng chiếm đại đa số.

Tháng 1/1988, chương trình thành lập một đảng độc lập được đưa ra ở Talli. Chương trình này chủ trương hồi phục tiếng Estonia thành ngôn ngữ chính thay cho

Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc

SVTH: Vũ Thị Sang – K34 CN Lịch sử 61

tiếng Nga và người Estonia cần phải nắm các vị trí quan trọng trong bộ máy chính quyền. Các vấn đề môi trường phải được giải quyết. Kinh tế thị trường sẽ thay thế nền kinh tế kế hoạch và sứ mạng ngoại giao của Estonia ở nước ngoài sẽ được tái thiết lập. Độc lập được coi là mục đích tối quan trọng chứ không phải là mục tiêu trước mắt.

Các tổ chức chính trị không thể tự gọi mình là đảng, vì sẽ bị coi là Đảng đối lập với Đảng cộng sản, người ta quyết định thành lập các: “Mặt trận nhân dân”. Các tổ chức này lúc đầu được coi là phong trào ủng hộ cải tổ. Estonia đi đầu trong phong trào này và vào tháng 4/1988, một mặt trận nhân dân ủng hộ cải tổ được thành lập. Vào tháng 6, ở Lithuania phong trào được thành lập. Sau đó Latvia cũng theo hướng này. Các đại hội thành lập được tổ chức và đến tháng 10, tất cả các tổ chức đã thông qua các chương trình giống với chương trình của phong trào ở Estonia, lập ra một đảng độc lập, rất nhiều thành viên trong Đảng Cộng sản tham gia các mặt trận nhân dân.

Sự bất lực của các quan chức Đảng trước làn sóng chủ nghĩa dân tộc đang dâng cao thể hiện ngay trong nội bộ Đảng cộng sản Lithuania. Vấn đề chính đối với giới lãnh đạo Đảng Lithuania là thiếu các chỉ thị cứng rắn của Moskva.

Tại phiên họp toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 9/1988, vấn đề dân tộc được chính quyền coi là vấn đề quan trọng thứ yếu trong hàng loạt các vấn đề họ đang phải đối mặt. Tháng 5/1992, khi Gorbachev được hỏi vấn đề làm cho ông ngạc nhiên và mất nhiều công sức nhất, ông cho biết chính là vấn đề dân tộc (ông chịu thừa nhận sự nghiêm trọng của vấn đề này vào mùa thu năm 1990, khi các nước cộng hòa không chịu đóng thuế, cùng chung với quan điểm với nhiều người Nga khác, ông cho rằng vấn đề dân tộc đã được giải quyết).

Tháng 12/1988, Yakovlev thừa nhận: “Chúng ta thật sự có rắc rối với vấn đề dân tộc.” Moskva coi các dân tộc đang tồn tại trong các nước cộng hòa và Moskva là người kiến tạo hòa bình mà không nhìn nhận vấn đề này đang lan rộng thành một hiện tượng ở khắp các nước cộng hòa; do vậy, nó là mâu thuẫn tiềm tàng giữa nước cộng hòa và trung ương. Khi trung ương cho rằng người Lithuania đang đẩy mạnh

Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc

SVTH: Vũ Thị Sang – K34 CN Lịch sử 62

xung đột giữa các dân tộc vào năm 1989, có nghĩa trung ương khuyến khích các dân tộc khác, người Nga và các dân tộc khác ở vùng Bắc bán cầu đứng dậy đấu tranh cho mình, trước hành vi tham vọng của người Lithuania. Các nước cộng hòa đã thành lập mặt trận nhân dân và các mặt trận này ngày càng vượt khỏi tầm kiểm soát trong quan hệ của họ với trung ương.

Người dân vùng Baltic học được tác động mạnh mẽ của các cuộc biểu tình phản đối từ người Nga dân chủ. Biểu tình trở thành một cách sống và có tác dụng thúc đẩy triệt để dư luận quần chúng. Các cuộc biểu tình ngày 23/8/1988, kỉ niệm ngày kí hiệp ước Molotov - Ribbentrop, là sự kiện chính thu hút 150.000 người tham gia ở Vilinius và hàng nghìn người ở Riga và Tallinn. Điểm chính đề cập đến nghị định thư mật có nội dung trao Lithuania cho Liên bang Xô Viết.

Trong thời gian từ tháng 6-10/1988, tất cả ba vị lãnh đạo Đảng tại ba nước cộng hòa này đều bị thay thế bằng các nhân vật có khả năng đối phó với phong trào dân tộc bắt đầu phát triển nhanh. Nhiệm vụ của họ là tiếp nhận vai trò lãnh đạo phong trào cải cách trong các nước cộng hòa.

Người dân Baltic thấy thất vọng khi Xô Viết Tối cao Liên bang Xô Viết lại có quyền quyết định những vấn đề như: có quyền tuyên bố hiến pháp để ban bố trong các nước cộng hòa mà mâu thuẫn với luật Xô Viết là không hiệu lực. Tất cả các mặt trận nhân dân lên án việc này và hàng triệu người đã ký tên phản đối. Cú giáng mạnh vào Gorbachev là ba cơ quan Xô Viết Tối cao ở ba nước cộng hòa, Đại hội Đại biểu nhân dân cũng lên tiếng chỉ trích những cố gắng nhằm vô hiệu hóa quyền lực các nước cộng hòa, được quy định trong hiến pháp, là quyền được ly khai.

Trong thời gian từ 11-14/11/1988, các quan chức cấp cao đã tới các quốc gia vùng Baltic và khẳng định rằng: “những thay đổi trong hiến pháp sẽ mở rộng quyền cho các nước cộng hòa”. Điều này đã làm cho người Lithuania nổi giận, họ phản đối sửa đổi hiến pháp vì nó không đáp ứng quyền cơ bản trong luật pháp Lithuania. Tuy nhiên, Đại hội Đại biểu Nhân dân vẫn thông qua hiến pháp sửa đổi này.

Ngày 16/11/1988, Estonia đã đưa ra một bản tuyên bố về chủ quyền là luật Xô Viết nào trái với luật của Estonia đều bị bãi bỏ. Gorbachev phải đích thân can

Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc

SVTH: Vũ Thị Sang – K34 CN Lịch sử 63

thiệp và triệu tập Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên bang Xô viết ra tuyên bố: bác bỏ lời tuyên bố của Estonia. Ông công khai chỉ trích các đại biểu nhân dân vùng Baltic về tình trạng rối loạn trong các nước cộng hòa.

Các cuộc bầu cử vào Đại hội Đại biểu Nhân dân cho phép mặt trân nhân dân các nước cộng hòa chính thức ra tuyên ngôn bầu cử của họ. Ví dụ như người Estonia yêu cầu triển khai các nghị quyết của Xô Viết Tối cao về chủ quyền, phong trào áp dụng kinh tế thị trường và quyền tư hữu, kiến tạo các thể chế mới dựa trên ý chí của nhân dân. Các mặt trận nhân dân giành được thắng lợi trong Đại hội Đại biểu nhân dân. Sự thành công nhanh chóng của mặt trận nhân dân đánh dấu bằng việc tăng nhanh chóng số lượng thành viên. Giữa năm 1989, mặt trận Nhân dân Estonia có 60.000 thành viên, Latvia có 115.000 thành viên. Sự thành công của mặt trận nhân dân ở các nước cộng hòa này khuyến khích các nước cộng hòa khác làm theo.

Ngày 22/8/1989, Xô Viết Tối cao Lithuania tuyên bố việc sát nhập Lithuania vào Liên bang Xô Viết vào năm 1940 là bất hợp pháp. Ngày hôm sau, trong lễ kỉ niệm lần thứ 50 của Hiệp ước Liên bang, đoàn người tuần hành kéo dài từ đồi Gediminas ở Vilnius tới thủ phủ Tompea ở Tallin, gọi là con đường Baltic. Ngày 26/8/1989, Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Liên Xô lên án hành động này ở Lithuania, Latvia, Estonia bằng những lời lẽ sắc bén và mạnh mẽ nhất: “Kẻ theo chủ nghĩa dân tộc, các nhóm cực đoan đã thao túng các vấn đề dân tộc. Số phận người dân vùng Baltic đang bị đe dọa… Hậu quả nghiêm trọng khôn lường”.

Tháng 9/1989, phiên họp toàn thể Ban chấp hành trung ương về vấn đề dân tộc, đề ra một chế độ Liên bang mạnh mẽ, thông qua việc thành lập các thể chế dựa trên cơ sở tôn trọng các giá trị và lợi ích quốc gia và quốc tế, trong khi vẫn tôn trọng chủ quyền.

Ngày 1/1/1990, Gorbachev chấp nhận quyền tự trị về kinh tế của các quốc gia Baltic.

Một phần của tài liệu Nhân tố dân tộc trong sự sụp đổ của liên bang xô viết năm 1991 (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)