NGUYÊN NHÂN SỰ BÙNG NỔ VẤN ĐỀ DÂN TỘ CỞ LIÊN XÔ

Một phần của tài liệu Nhân tố dân tộc trong sự sụp đổ của liên bang xô viết năm 1991 (Trang 79)

6. Bố cục của khóa luận

2.3. NGUYÊN NHÂN SỰ BÙNG NỔ VẤN ĐỀ DÂN TỘ CỞ LIÊN XÔ

2.3.1. Nhân tố khách quan

Thứ nhất, do Liên bang cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết ra đời trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn: bị chiến tranh tàn phá, các nước đế quốc bao vây cấm vân, đe dọa về mọi mặt. Ngày nay những nguy cơ ấy không còn nữa. Trong điều kiện lúc bấy giờ, các dân tộc, các nước cộng hòa trong liên bang đều muốn mở rộng giao lưu quốc tế, có quan hệ trực tiếp với các nước, nghĩa là họ muốn phát triển độc lập chứ không muốn phụ thuộc vào bất kỳ khâu trung gian nào. Điều đó đã tác động mạnh mẽ làm cho xu hướng ly khai càng phát triển ở Liên Xô.

Thứ hai, khi chính quyền Xô Viết ra đời, các thế lực thù địch phương Tây đã âm mưu bóp chết nó ngay từ trong trứng nước. Vì không thể chiến thắng Liên Xô bằng vũ lực, phương Tây đã chuyển sang chiến lược “Diễn biến hòa bình”, âm mưu phương tây hóa, phân hóa Liên Xô. Phương Tây hóa, phân hóa Liên Xô là sử dụng phương tiện thông tin đại chúng để thẩm thấu ý thức hệ. Hai đài phát thanh được thành lập ở Tây Âu nhằm vào Liên Xô, là đài Châu Âu tự do và đài Tự do, hằng ngày phát thanh bằng sáu thứ tiếng, đưa tin về các sự kiện quốc tế, các sự kiện tại Liên Xô và các nước Đông Âu; tuyên truyền thành tựu, lối sống và giá trị quan của xã hội phương Tây. Bên cạnh đó là đài BBC phát bằng 40 thứ tiếng, rồi đài Sóng điện Đức bằng 35 thứ tiếng. Bốn đài phát thanh này hằng ngày chĩa vào Liên Xô và Đông Âu, với trọng điểm là phóng đại, thổi phồng những vấn đề xã hội của Liên Xô và các nước Đông Âu, kích động tâm lý bất mãn, hướng sự bất mãn này vào Đảng cộng sản và chế độ Xã hội chủ nghĩa.

Phương Tây rất chú trọng dùng lối sống và sự tiêu dùng của nó để tác động và ảnh hưởng đến đông đảo khán giả Liên Xô, đặc biệt là lứa tuổi thanh niên. Govbachev không những mất cảnh giác, mà còn cổ vũ việc tiếp nhận ảnh hưởng từ phương Tây. Tại cuộc họp của Bộ chính trị năm 1985, Govbachev đã nói: “Người Liên Xô phải tiếp xúc trực tiếp với người nước ngoài, đừng sợ, rồi mọi người sẽ thấy thế giới thật bao la, muôn mầu muôn vẻ”.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc

SVTH: Vũ Thị Sang – K34 CN Lịch sử 76

Phương Tây còn lợi dụng vấn đề nhân quyền để công kích và bôi nhọ chế độ xã hội chủ nghĩa, rêu rao rằng chế độ Xã hội chủ nghĩa chà đạp quyền công dân. Họ kết hợp giữa ngoại giao nhân quyền với thẩm thấu ý thức hệ và chính trị, lợi dụng cái gọi là nhân quyền nhằm gây sức ép với các nước Xã hội chủ nghĩa. Sau khi Hiệp định Helsinki được ký kết năm 1975, các nước phương Tây đã hỗ trợ cho các phần tử chống đối ở Liên Xô rất mạnh mẽ. Sự hỗ trợ này gồm cả vật chất, tiền bạc, trong đó có cả những vinh dự hão.

Thứ ba, tiếp tục thực thi âm mưu phương Tây hóa, phân hóa Liên Xô là thò tay vào vấn đề dân tộc, phá hoại quan hệ dân tộc, tạo động loạn trong nội bộ Liên Xô. Trên thực tế, từ lâu ở Liên Xô đã tồn tại một số vấn đề dân tộc, việc Govbachev thực hiện chính sách dân chủ hóa giữa các dân tộc khiến vấn đề này ngày càng phức tạp, từ đó làm cho xung đột dân tộc nghiêm trọng hơn. Các nước phương Tây đã tranh thủ cơ hội, đổ dầu vào lửa. Ngay sau khi Liên Xô thực hiện chương trình cải tổ, một số nghị sĩ Hoa Kỳ đã tới Latvia kích động vấn đề dân tộc ở Liên Xô, công khai tuyên bố Hoa Kỳ chưa bao giờ thừa nhận vị trí của Liên Xô với các nước vùng biển Baltic, và nhân dân vùng biển Baltic có quyền quyết định độc lập hay không.

Mùa xuân năm 1989, khi phong trào ly khai diễn ra sôi sục tại ba nước cộng hòa vùng ven biển Baltic, Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Xô đã gặp gỡ các thế lực ly khai tại địa phương, tìm hiểu ý đồ, chương trình hành động của họ rồi bày tỏ sự ủng hộ. Từ đó tiếp tục đẩy lên thành “Phong trào con đường biển Baltic” với sự tham gia của hai triệu người dân, thể hiện quyết tâm ly khai. Trong thời gia này, họ công khai nêu khẩu hiệu “Đả đảo Đảng cộng sản Liên Xô” và đòi tách khỏi Liên Xô.

Ngày 1/12/1989, nguyên thủ hai nước Hoa Kỳ và Liên Xô gặp nhau tại Malta. G.Bush gây áp lực với Gorbachev: không được dùng vũ lực với ba nước ven biển Baltic, nếu không làn sóng chống Xô sẽ tràn khắp Hoa Kỳ. Bush còn nhiều lần gặp lãnh đạo phong trào ly khai vùng Baltic bày tỏ sự ủng hộ đối với họ. Tháng 1/1991, tình hình Lithuania (Litva) trở nên căng thẳng, Mỹ lập tức lên án quân đội Liên Xô khiêu khích, đòi Liên Xô quay về đàm phán, đồng thời thông qua các kênh

Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc

SVTH: Vũ Thị Sang – K34 CN Lịch sử 77

ngoại giao bày tỏ lập trường cứng rắn với Liên Xô. Đích thân Bush gọi điện cho Govbachev yêu cầu ông ta thực hiện lời cam kết không sử dụng vũ lực với các nước cộng hòa vùng Baltic, nếu không sẽ ngừng viện trợ cho Liên Xô.

Thứ tư, chính là sự chống đối trong nội bộ Đảng cộng sản Liên Xô, chính quyền Xô viết. Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Xô đã tiếp xúc với Yeltsin. Sự hăng hái của Yeltsin trong việc chống cộng, chống chủ nghĩa xã hội đã để lại cho Đại sứ quán Hoa Kỳ ấn tượng sấu sắc. Hoa Kỳ coi Yeltsin là đối tượng vận động trọng điểm, dồn toàn lực ủng hộ mọi hành động của ông ta nhằm chống lại Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô và chia rẽ Liên Xô.

2.3.2. Nhân tố chủ quan

Thứ nhất, do kết quả tất yếu của những mâu thuẫn dân tộc trong quá khứ tích tụ lâu dài:

1. Bắt đầu từ Pitơ đại đế, thế lực của nước Nga bành trướng nhanh chóng, một quá trình chủ yếu là dân tộc Nga dựa vào vũ lực chinh phục các dân tộc khác, mâu thuẫn dân tộc tích tụ càng sâu, lâu đến mấy thế kỷ.

2. Ở thời đại Stalin, chế độ lên bang thực hành không triệt để, trung ương tập quyền quá nhiều, thi hành chủ nghĩa đại Nga, hạn chế dân tộc ít người sử dụng tiếng nói và chữ viết dân tộc đã làm tổn thương lớn đến tình cảm dân tộc.

3. Trước và sau Thế chiến II, núp dưới khẩu hiệu “bảo vệ Liên Xô”, “củng cố biên cương”, Liên Xô cưỡng chế thi hành chính sách dồn dân tộc ít người vào nội địa, thí dụ như dồn người Tácta từ khu vực Grimia ấm áp, phì nhiêu vào Trung Á và Xibêri hoang vắng lạnh giá, đuổi người Ingút và người Cheshen vào Trung Á…, đã gieo mầm thù hận dân tộc. Cho nên từ tính công khai thập kỷ 80 dưới khẩu hiệu dân chủ hóa, chuyển hóa thành xung đột dân tộc kịch liệt.

4. Liên Xô thi hành lâu dài chính sách sai lầm là giai cấp hóa vấn đề dân tộc, chính sách kỳ thị đối với các vấn đề phát triển kinh tế, phong tục tập quán, giáo dục… của dân tộc ít người, thậm chí còn định “Đồng hóa dân tộc”, đã làm tổn thương nghiêm trọng đến tình cảm của dân tộc ít người làm tăng lực ly tâm của dân tộc ít người. Cho nên, mới dẫn đến tình trạng sau 3 quốc gia ven biển Baltic tuyên

Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc

SVTH: Vũ Thị Sang – K34 CN Lịch sử 78

bố độc lập thì ngay lập tức phân chia thành 12 nước trong cộng đồng các quốc gia độc lập.

5. Một trong những nguyên nhân làm gay gắt những vấn đề dân tộc là những cuộc trấn áp quần chúng, đặc biệt là việc di chuyển hàng loạt dân tộc ra khỏi nơi sinh sống cổ truyền của họ đến những nước cộng hòa khác, các khu vực khác như: Chechen, Ingush, Balkar, Kalmyk… Nhiều cán bộ đảng và nhà nước, những đại diện giới trí thức dân tộc đã bị buộc tội theo chủ nghĩa dân tộc một cách vô căn cứ, và bị săn đuổi. Mặc dù sau Đại hội XX những quyết định không phù hợp đã bị phê phán và bãi bỏ nhưng không phải mọi trường hợp đã khắc phục được hậu quả của những tình trạng phi pháp diễn ra.

Thứ hai, nhận thức và biện pháp giải quyết của Đảng Cộng sản là nhân tố quan trọng đưa tới sự bùng nổ và phát triển của vấn đề dân tộc của Liên Xô cũng như tác động tiêu cực của nó tới sự tồn tại của Liên bang Xô Viết.

Đảng cộng sản Liên Xô nhận thức được vấn đề dân tộc “đang thực sự gay cấn” và nhận thức được nguyên nhân lịch sử của vấn đề dân tộc: “vấn đề phát triển dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc mà đất nước đang gặp phải trong điều kiện ngày nay cũng có cội nguồn sâu xa từ trong quá khứ”. Điều đó hoàn toàn khác cách tư duy về vấn đề dân tộc trong ở giai đoạn trước đây. Trong giai đoạn trước, vấn đề dân tộc ở Liên Xô được nhìn rất triển vọng với tuyên bố “thắng lợi của chính sách dân tộc Lênin” hay “chúng tôi được chứng kiến tình anh em giữa các dân tộc”.

Tuy nhiên nhận thức đó chậm so với thực tiễn. Bởi sau hàng loạt các sự kiện xung đột sắc tộc xảy ra từ năm 1987 và đặc biệt dữ dội vào năm 1989 thì đến Hội nghị toàn thể Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ XIX (9/1989), vấn đề dân tộc mới được chính thức đưa ra thảo luận và có chủ trương giải quyết. Đặc biệt vào thập kỷ 30 chính sách dân tộc của Lênin “đã bi bóp méo và biến dạng thô bạo”. Trong thời kỳ trì trệ đã coi nhẹ hoặc che lấp tiến trình tiêu cực trong quan hệ dân tộc, làm cho quan hệ dân tộc ngày càng gay gắt, sớm muộn sẽ bộc lộ ra ngoài.

Thứ ba, tác động của chính sách cải tổ và chủ trương “dân chủ hóa”, “công khai hóa” tới vấn đề dân tộc: “cải tổ, dân chủ hóa, công khai hóa đã nêu lên những

Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc

SVTH: Vũ Thị Sang – K34 CN Lịch sử 79

yếu tố căng thẳng trong quan hệ dân tộc”. Đó là chìa khóa cánh cửa giải quyết vấn đề dân tộc Liên Xô lúc bấy giờ.

Với nhận thức đó, Liên Xô đi đến lập trường “đảm bảo vững chắc chế độ Liên bang của chúng ta”, kiên quyết chống lại ly khai nhưng lại tiến hành với bước đi vẫn duy trì “dân chủ hóa”, “công khai hóa”. Điều đó phản ánh một thực tế: Đảng cộng sản Liên Xô đang bế tắc giữa việc kiên trì con đường cải tổ và việc tìm một hướng giải quyết cho vấn đề dân tộc đang bùng nổ lúc bấy giờ. Nếu xóa “dân chủ hóa”, “công khai hóa” là đi ngược lại con đường cải tổ đang tiến hành. Nhưng nếu tiếp tục: “dân chủ hóa”, “công khai hóa” lại tạo điều kiện cho phần tử dân tộc chủ nghĩa và phần tử cực đoan lợi dụng. Xô Viết Tối cao Liên Xô đưa ra một cách nhìn mới lý giải việc dân chủ vẫn là biện pháp tốt nhất để xoa dịu mâu thuẫn dân tộc lúc này: “Chính vì vậy dân chủ hóa xã hội Xô Viết đã tạo ra được những điều kiện tốt để tính toán tỉ mỉ, cẩn thận nhằm thỏa mãn những lợi ích của các dân tộc”.

Thứ tư, do các biện pháp thực hiện lại vi phạm dân chủ. Liên Xô áp dụng nhiều biện pháp quân sự, trừng phạt kinh tế với các nước cộng hòa đang đấu tranh ly khai. Điều đó một lần nữa khẳng định mâu thuẫn không thể điều hòa giữa mong muốn duy trì nhà nước Liên bang của Xô Viết Tối cao Liên Xô và những bế tắc trong cuộc cải tổ. Những biện pháp khác như kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp đỡ, kêu gọi đoàn kết dân tộc… cũng yếu ớt, không thể cứu vãn được vấn đề dân tộc đang bùng nổ mạnh mẽ ở Liên Xô cuối những năm 80.

Tóm lại, sự nhận thức chậm, không thống nhất, chủ trương bế tắc, thiếu quyết đoán, dứt khoát trong chủ trương, biện pháp giải quyết vấn đề dân tộc ở Liên Xô là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự bùng nổ của vấn đề dân tộc ở Liên Xô .

Trong giai đoạn Gorbachev cầm quyền, khi tiến hành cải tổ, Gorbachev đã xử lý vấn đề: “dân chủ hóa” và “công khai hóa” không thỏa đáng, làm khơi dậy các vấn đề lịch sử trước kia. Đây là nguyên nhân trực tiếp, quan trọng làm mâu thuẫn dân tộc liên tiếp bùng nổ. Chính sách “công khai hóa” và “dân chủ hóa” của Gorbachev đã bị các phần tử dân tộc chủ nghĩa và cực đoan lợi dụng để đưa các vấn

Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc

SVTH: Vũ Thị Sang – K34 CN Lịch sử 80

đề không lành mạnh và các sự kiện trong nước, làm cho mâu thuẫn dân tộc ngày càng phát triển. Gorbachev đã thừa nhận, lúc đầu cải cách chưa đánh giá đầy đủ tính tất yếu của việc cải cách chính sách dân tộc, mà còn trì hoãn giải quyết một số vấn đề cấp bách.

Thứ năm, cải cách kinh tế gặp nhiều khó khăn làm cho mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt. Ví dụ, ở Mônđôva, do bất mãn với những khó khăn về kinh tế đã xảy ra bãi công và gắn liền với nó là tranh chấp về dân tộc. Gorbachev cho rằng, sự bất mãn tự nhiên đối với các vấn đề kinh tế và xã hội dồn đọng được nhìn nhận là những cản trở đối với lợi ích dân tộc. Từ trung tuần tháng 7/1989, tại Xibêri, thành phố than Đônbát, Tinbelobôđơlớp (Ucraina) xảy ra bãi công của 25 vạn công nhân ngành than gây thiệt hại cho Liên Xô hơn 70 triệu công than và 3,4 tỷ Rúp. Tiếp đó, vào tháng 1/1990, do cuộc bãi công và quan hệ dân tộc căng thẳng làm cho Liên Xô thiệt hại từ 2 đến 3 tỷ Rúp. Cuộc bãi công vào tháng 3 và tháng 4 năm 1991 cũng gây thiệt hại 18 tỷ Rúp.

Thứ sáu, nguyên nhân tiếp theo chính là nhân tố nội tại, nghĩa là sự phát triển về mọi mặt của các dân tộc không phải Nga. Điều này dẫn tới những thay đổi về tính cách, đặc điểm dân tộc, đến nhu cầu phát triển độc lập, tự chủ của các dân tộc, các nước liên bang, làm cho khuynh hướng đấu tranh đòi độc lập về chính trị, kinh tế, đòi

tách khỏi Liên Xô ngày càng diễn ra mạnh. Đây là nhân tố ảnh hưởng rõ đến triển vọng quan hệ dân tộc ở Liên Xô. Nếu

tình hình kinh tế trong nước có chuyển biến tốt, cục diện chính trị có xu hướng ổn định, thế lực của chủ nghĩa phân lập dân tộc sẽ có thể suy yếu; ngược lại, nếu kinh tế gặp khó khăn, có thể có tác dụng thúc đẩy và ảnh hưởng lẫn nhau đến mâu thuẫn dân tộc. Đương nhiên kinh tế càng phát triển, ý thức dân tộc sẽ càng mạnh, tác dụng của nhân tố này trong một nước có nhiều dân tộc như Liên Xô cũng không được đánh giá thấp.

Tóm lại, nhân tố chủ quan làm bùng nổ vấn đề dân tộc ở Liên Xô, một là do lời nói và hành động không kiên quyết; hai là thực hiện chậm và không thể chặn đứng chủ nghĩa chia rẽ dân tộc ngày càng lan rộng.

Sự sụp đổ, chấm dứt của chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, sự giải thể của Liên Xô với tư cách là một quốc gia thống nhất đa dân tộc là sự kiện chính trị phức tạp

Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc

SVTH: Vũ Thị Sang – K34 CN Lịch sử 81

do nhiều nguyên nhân tổng hợp gây nên. Bao gồm nhân tố trong và ngoài nước, trong và ngoài Đảng, nhân tố lịch sử và hiện thực, nhân tố kinh tế, nhân tố chính trị, nhân tố văn hóa, tư tưởng và cả nhân tố xã hội…

2.4 BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, gồm 54 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Kinh

Một phần của tài liệu Nhân tố dân tộc trong sự sụp đổ của liên bang xô viết năm 1991 (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)