Phân tích hồi quy tuyến tính

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 47)

6. Cấu trúc đề tài

1.8.7. Phân tích hồi quy tuyến tính

Phân tích hồi quy là sự nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của một hay nhiều biến số (biến độc lập) đến một biến số (biến phụ thuộc) nhằm dự báo biến kết quả dựa vào các giá trị được biết trước của các biến độc lập. Dựa vào các hệ số hồi quy riêng phần để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định gửi tiền của khách hàng, hệ số hồi quy riêng phần của yếu tố nào càng lớn thì mức độ ảnh hưởng của yếu tố đ đến quyết định gửi tiền của khách hàng càng cao, nếu cùng dấu thì mức độ ảnh hưởng theo chiều thuận và ngược lại.

Phương trình hồi quy c dạng:

Trong đ :

+ Y: Biến phụ thuộc (quyết định gửi tiền) + b j : Hệ số ước lượng

+ X j : Biến độc lập (các yếu tố ảnh hưởng)

1.9. Kết luận chƣơng 1

Chương 1 trình bày tổng quan về các khái niệm c liên quan nghiệp vụ huy động vốn, giới thiệu các nghiên cứu nước ngoài liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn Ngân hàng, từ cơ sở đ tác giả tổng quát nên các yếu tố áp dụng cho trường hợp tại Việt Nam và cụ thể hơn là nghiên cứu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại Eximbank.

Chương 1 cũng trình bày về phương pháp nghiên cứu được dùng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại Eximbank.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI

NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Eximbank

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam là NHTMCP đầu tiên của Việt Nam, được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam.

Ngày 17/01/1990, Thống đốc NHNN Việt Nam ra Quyết định số 04/NH-QĐ phê chuẩn Điều lệ của ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam và nhận được giấy phép hoạt động số 11/NH-GP ký ngày 06/04/1992 của Thống đốc NHNN Việt Nam cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ VND tương đương 12,5 triệu USD và có tên mới là Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint Stock Bank), gọi t t là Vietnam Eximbank, đây là ngày chính thức Eximbank đi vào hoạt động.

Ngày 06/03/1990 Tổng giám đốc NHNN Việt Nam ban hành Quyết định số 16/KTĐN-NH-QĐ cho phép Eximbank được thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, thiết lập các quan hệ đại lý, quan hệ tài khoản với các ngân hàng nước ngoài.

Eximbank ra đời để thực hiện các hoạt động theo chủ trương của NHNN trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng phục vụ cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và kinh doanh xuất nhập khẩu.

Eximbank cung cấp đầy đủ các dịch vụ của một Ngân hàng tầm cỡ quốc tế, cụ thể sau:

+ Huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng VNĐ, ngoại tệ và vàng. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định của Nhà nước.

+ Cho vay ng n hạn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi; cho vay sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VNĐ, ngoại tệ và vàng với các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản.

+ Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay (Spot), hoán đổi (Swap), kỳ hạn (Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ (Currency Option).

+ Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng h a, chiết khấu chứng từ hàng h a và thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT bảo đảm nhanh ch ng, chi phí hợp lý, an toàn với các hình thức thanh toán bằng L/C, D/A, D/P, T/T, P/O, Cheque. + Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ Eximbank MasterCard, thẻ Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank Card. Chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế Visa, MasterCard, JCB... thanh toán qua mạng bằng thẻ.

+ Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước.

+ Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh toán, thanh toán thuế, thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, bảo hành, ứng trước...).

+ Dịch vụ tài chính trọn g i hỗ trợ du học. + Tư vấn đầu tư - tài chính - tiền tệ.

+ Dịch vụ đa dạng về Địa ốc.

+ Home Banking, Mobile Banking, Internet Banking.

+ Các dịch vụ khác: Bồi hoàn chi phiếu bị mất c p đối với trường hợp Thomas Cook Traveller' Cheques, thu tiền làm thủ tục xuất cảnh (I.O.M), cùng với những dịch vụ và tiện ích Ngân hàng khác đáp ứng yêu cầu của Quý khách. Quá trình hình thành và phát triển của Eximbank được thể hiện qua 3 cột mốc quan trọng sau:

+ Giai đoạn 1990- 1997: đây là giai đoạn Eximbank mới hình thành những nền m ng ban đầu cho sự phát triển. Eximbank đã không ngừng phát triển, đến năm

1997 vốn điều lệ đã tăng lên 250 tỷ đồng gấp 5 lần so mới khi mới thành lập. Đây là giai đoạn Eximbank phát triển nhanh với quy mô tổng tài sản đạt trung bình trên 50%/năm.

+ Giai đoạn 1998-2006: đây là giai đoạn củng cố Eximbank. Do tác động của cuộc khủng hoảng tiền tệ và phát sinh những hạn chế trong điều hành, nhất là trong rủi ro tín dụng đã làm cho Eximbank giảm sút nhanh ch ng với dư nợ xấu tăng cao. Để vực dậy Eximbank, Chính phủ đã phê duyệt phương án chấn chỉnh, củng cố hoạt động Eximbank trong vòng 3 năm như tích cực thu hồi nợ, mua nợ xấu….Đến năm 2005 Eximbank được chính thức ra khỏi kiểm soát đặc biệt, và kết quả là năm 2006 lần đầu tiên kể từ khi rơi vào kh khăn thì lợi nhuận trước thuế đạt được là 359 tỷ đồng, nợ xấu giảm mạnh chỉ còn 0,85%. + Giai đoạn 2007- 2012: đây là giai đoạn phát triển bền vững của Eximbank.

Trong giai đoạn thực hiện chấn chỉnh thì Eximbank đã bị tụt lại rất xa so với NHTMCP khác, không vì thế mà bỏ cuộc Eximbank đã từng bước khẳng định thương hiệu và c bước phát triển đáng kể cho đến nay.

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2009 - 2012

Eximbank không ngừng đổi mới và phát triển trong hoạt động và đã đạt được những thành quả rất đáng ghi nhận. Sau đây là một số chỉ tiêu Eximbank đạt được giai đoạn năm 2009 – 2012.

BẢNG 2.1. Một số chỉ tiêu chủ yếu của Eximbank qua các năm

(Đơn vị tính: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2012 2011 2010 2009 Tổng tài sản 170.156 183.567 131.111 65.448 Vốn điều lệ 12.355 12.355 10.560 8.800 Huy động vốn 85.519 72.777 70.705 46.989 Dư nợ tín dụng 74.922 74.663 62.346 38.580

Lợi nhuận trước thuế 2.851 4.056 2.378 1.533

a. Huy động vốn

Huy động vốn cá nhân: Tính đến 31/12/2012, vốn huy động vốn từ khách hàng cá

nhân của Eximbank đạt 64.774 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 76%), tăng 18% (tương đương 12.742 tỷ đồng) so với năm 2011.

BIỂU ĐỒ 2.1. Huy động vốn cá nhân từ năm 2009 - 2012

Huy động vốn từ tổ chức kinh tế: đến 31/12/2012, vốn huy động từ tổ chức kinh

tế đạt 20.732 tỷ đồng, tăng 14% (tương đương 2.560 tỷ đồng) so với năm 2011.

BIỂU ĐỒ 2.2. Huy động vốn từ tổ chức kinh tế từ năm 2009 - 2012

Để đạt được những thành tích trên, bên cạnh việc vừa tuân thủ chặt chẽ các chính sách của NHNN, vừa chủ động theo sát và b t kịp thị trường, Eximbank đã triển khai

nhiều sản phẩm huy động mới, không ngừng cải tiến các sản phẩm và dịch vụ hiện c song song với việc tổ chức các chương trình chăm s c khách hàng, chương trình khuyến mại với nhiều lợi ích thiết thực.

b. Đầu tƣ

Hoạt động đầu tư của Eximbank khá đa dạng bao gồm kinh doanh vốn, kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh vàng, đầu tư tài chính. Đến cuối năm 2012, các khoản g p vốn và đầu tư chứng khoán là 14.205 tỷ đồng (giảm 48% so với năm 2011). Trong đ , đầu tư vào trái phiếu và giấy tờ c giá là 11.750 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 83% và đầu tư vào cổ phiếu (bao gồm đầu tư vào công ty liên kết và đầu tư dài hạn khác) là 2.455 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 17% trong tổng số vốn đầu tư chứng khoán.

c. Dịch vụ thẻ và e-banking

Số lượng thẻ phát hành đến cuối năm 2012 đạt 311.922 thẻ. Doanh số sử dụng thẻ đạt 8.954 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2011. Doanh số thanh toán thẻ đạt 8.990 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2011. Trong năm, Eximbank mở rộng mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ lên 4.362 đơn vị, tăng 27% so với năm 2011. Năm 2012 là một năm đánh dấu sự phát triển vượt bậc của dịch vụ ngân hàng điện tử về chất lượng và số lượng khách hàng. Thông qua dịch vụ, khách hàng c thể giao dịch trực tuyến 24/24 như gửi tiết kiệm online, chuyển khoản trong/ngoài hệ thống, thanh toán h a đơn, nạp tiền điện thoại, trả nợ vay, thanh toán tiền điện, mở/kh a thẻ quốc tế, truy vấn tài khoản, chi lương qua mạng dành cho khách hàng doanh nghiệp…

d. Các hoạt động khác do Eximbank cung cấp

Nhiều hoạt động khác do Eximbank cung cấp như hoạt động thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, dịch vụ giữ hộ tài sản, ngân quỹ, chuyển tiền… cũng đạt những kết quả đáng khích lệ g p phần đem lại lợi nhuận cho Eximbank.

Lợi nhuận: từ năm 2009 đến năm 2012, lợi nhuận liên tục tăng qua các năm và tăng khá ấn tượng vào năm 2011. Eximbank gặt hái kết quả vượt trội nhất vào năm 2011, lợi nhuận trước thuế đạt 4.056 tỷ đồng. Kết quả này nhờ sự nỗ lực phấn đấu

hoàn thành và vượt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh luôn đi kèm với việc quan tâm kiểm soát rủi ro và an toàn hoạt động. Tuy nhiên, nhìn chung chất lượng tín dụng của Eximbank năm 2012 nằm trong tầm kiểm soát, các khoản nợ xấu đều c tài sản và đảm bảo khả năng thu hồi vốn cho Eximbank. Đến cuối năm 2012, tỷ lệ nợ nh m 3 đến nh m 5 của Eximbank là 1,32%, thấp hơn so với mức 1,61% của năm 2011.

BIỂU ĐỒ 2.3. Lợi nhuận trƣớc thuế của Eximbank năm 2009-2012 Đơn vị tính: (tỷ đồng)

Nguồn: Báo cáo thường niên Eximbank 2012

2.2. Thƣc trạng huy động tiền gửi khách hàng cá nhân tại Eximbank 2.2.1. Các sản phẩm tiền gửi của khách hàng cá nhân tại Eximbank Tiền gửi thanh toán:

 Tiền gửi E-Favor  Tiền gửi thanh toán

Các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm:

 Tiết kiệm Phúc Bảo An

 Tiền gửi lãi suất tự động điều chỉnh  Tiết kiệm tích lũy tiền lương

 Tiết kiệm gửi g p  Tiết kiệm con yêu

 Tiền gửi tiết kiệm qua đêm  Tiền gửi "Call" 48 giờ

 Tiền gửi “Tiết kiệm Đa Lộc”

2.2.2. Tình hình huy động vốn phân theo loại tiền gửi

BIỂU ĐỒ 2.4. Huy động vốn phân theo loại tiền gửi

Qua Biểu đồ 2.4, Cơ cấu tiền gửi theo loại tiền của Eximbank chủ yếu tập trung vào đồng nội tệ và c xu hướng tăng gần qua các năm. Chúng ta thấy nguồn vốn huy động bằng VNĐ vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động tại Eximbank trong giai đoạn 2009 – 2012, đặc biệt trong năm 2012 chiếm tới 63,6%. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do:

+ Thứ nhất là lãi suất huy động VNĐ của ngân hàng thay đổi linh hoạt và cao hơn nhiều so với lãi suất huy động của ngoại tệ và vàng.

+ Thứ hai là vào 05/2012 là thời hạn cuối cùng các NHTM phải chấm dứt tất cả các huy động bằng vàng dưới mọi hình thức nên EximBank không huy động vàng nữa mà chỉ giữ hộ vàng cho khách hàng. Việc giữ hộ này hoàn toàn chấm dứt vào ngày 30/06/2013 theo qui định của NHNN. Điều này khiến việc huy động vàng của Eximbank giảm đáng kể.

+ Thứ ba là do c những biến động mạnh về giá vàng và giá ngoại tệ trong những năm trở lại đây, nên người dân giữ vàng và ngoại tệ nghiên về tính chất đầu cơ, đợi chờ hưởng lời thông qua chênh lệch giá hơn là để gửi tiết kiệm.

+ Thứ tư là do khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến cho hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng, cung cầu ngoại tệ giảm sút nên tỷ trọng nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ bị giảm.

Qua số liệu thực tế trên, Eximbank c tỷ trọng nguồn vốn huy động bằng VNĐ cao mà tỷ trọng nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ thấp hơn sẽ ảnh hưởng đến việc chủ động nguồn ngoại tệ tài trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

2.2.3. Tình hình huy động vốn phân theo hình thức gửi

Với mục tiêu đa dạng h a các hình thức huy động nhằm thu hút càng nhiều vốn nhàn rỗi từ các thành phần dân cư trong xã hội, tăng nguồn vốn huy động trong ngân hàng, Eximbank đã áp dụng nhiều hình thức huy động vốn như tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành giấy tờ c giá, chứng chỉ tiền gửi… nhưng tổng hợp lại chúng ta c thể phân thành tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi c kỳ hạn.

BIỂU ĐỒ 2.5. Huy động vốn theo hình thức gửi

Qua bảng số liệu biểu đồ 2.5 cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn của Eximbank chủ yếu tập trung ở tiền gửi c kỳ hạn chiếm hơn 90% vào cuối năm 2012. Cơ cấu tiền gửi của

Eximbank đang c xu hướng giảm tiền gửi không kỳ hạn và tăng tiền gửi c kỳ hạn. Điều này hoàn toàn phù hợp với tình hình thị trường hiện nay khi lạm phát tăng cao, lãi suất giảm mạnh thì khách hàng sẽ c xu hướng gửi các kỳ hạn dài hạn. Mặt khác, do tình hình kinh tế kh khăn, các doanh nghiệp tận dụng vốn tự c để sản xuất kinh doanh nên gián tiếp giúp cho tỷ trọng vốn c kỳ hạn của Eximbank tăng lên.

Chúng ta biết rằng tiền gửi không kỳ hạn là nguồn vốn huy động với chi phí rẻ, vì thế Eximbank cần phải nổ lực hơn, cố g ng trong việc gia tăng các tiện ích dịch vụ thanh toán, phát triển và mở rộng mạng lưới giao dịch, giới thiệu đến khách hàng các sản phẩm dịch vụ mới, phát triển các sản phẩm về thẻ, đẩy mạnh công tác tiếp thị chi lương qua tài khoản…. đ là những bước đi tối ưu để gia tăng qui mô và tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn.

Tuy nhiên tính chất huy động của tiền gửi không kỳ hạn là không c tính ổn định như tiền gửi c kỳ hạn, ngân hàng kh c thể kiểm soát được sự biến động của nguồn vốn, nên bên cạnh việc gia tăng các tiện ích trong dịch vụ thanh toán, Eximbank cần phải chú trọng hơn nữa trong nghiên cứu đưa ra các sản phẩm huy động c kỳ hạn mới hấp dẫn, luôn phải theo dõi sát diễn biến lãi suất của thị trường, so sánh mức lãi suất với các ngân hàng bạn để đưa ra các chiến lược huy động vốn hiệu quả, duy trì được lượng khách hàng gửi tiền hiện c và thu hút thêm nhiều khách hàng mới nhằm tăng qui mô nguồn vốn huy động c kỳ hạn.

2.2.4. Ƣu thế nổi trội của các sản phẩm tiền gửi tại Eximbank

Gửi một nơi, nhận nhiều nơi: với cơ sở dữ liệu được kết nối trực tuyến trên toàn hệ thống, khách hàng giao dịch gửi tiền tại bất cứ địa điểm giao dịch nào cũng có thể thực hiện giao dịch rút tiền ra tại tất cả các điểm giao dịch trên toàn hệ thống của Eximbank.

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại Eximbank được rút vốn linh hoạt khi khách hàng có nhu cầu. Khi sổ tiết kiệm có kỳ hạn của khách hàng chưa đến hạn nhưng

khách hàng cần sử dụng vốn thì có thể rút toàn bộ hoặc rút một phần vốn, phần còn lại vẫn được hưởng lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)