PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN CỦA CÔNG TY TNHH CAO PHÁT VÀO THỊ TRƯỜNG HÀ LAN ĐẾN NĂM 2020 (Trang 143 - 145)

XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN CỦA CÔNG TY TNHH CAO PHÁT VÀO THỊ TRƯỜNG HÀ LAN ĐẾN NĂM

4.3PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT

- Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống gặp phải trong quá trình kinh doanh của công ty. - Viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities

(cơ hội) và Threats (nguy cơ). Ma trận SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty.

- Ma trận SWOT được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ... Sau đây là bảng phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công ty:

Điểm mạnh (S) 1.Ngành nghề đa dạng 2.Sản phẩm đa dạng, phù hợp nhiều khách hàng, chất lượng sản phẩm tốt 3.Giá cả cạnh tranh 4.Thị trường rộng lớn 5.Nhân viên trình độ cao 6.Chăm sóc khách hàng tốt 7.Trang thiết bị sản xuất hiện đại

Điểm yếu (W)

1.Cơ sở vật chất lưu kho, dịch vụ marketing, công tác xúc tiến thương mại chậm phát triển

2.Hệ thống thông tin thiếu 3.Chưa có thương hiệu

4.Nhân công chưa ổn định, lao động chủ yếu là phổ thông.

5.Nguyên vật liệu chủ yếu là nhập khẩu

Cơ hội (O)

1.Nhu cầu trên thị trường thế giới tăng mạnh

2.Giá cả trên thị trường thế giới gần đây tăng cao

3.Các quốc gia cạnh tranh giảm sản lượng

4. Ưu đãi cho hàng xuất khẩu. 5.Vốn đầu tư tăng

Thách thức (T)

1.Thiên tai (hạn hán, lũ lụt, bệnh dịch) 2.Cạnh tranh: sản phẩm, giá cả

3.Lao động bị chia sẻ

4. Nhu cầu và tâm lý khách hàng

5.Môi trường kinh tế: nhiều biến động, lãi suất cao.

6.Chính sách, pháp luật chưa thuận lợi Vận dụng và kết hợp các yếu tố trong ma trận SWOT nhằm đưa ra các chiến lược kinh doanh của công ty trong đó công ty đã:

Sử dụng thế mạnh nắm bắt cơ hội (SO):

Chương 4 GVHD: Th.S Văn Đức Long • S2S3O2: Sản phẩm đa dạng, đáp ứng yêu cầu của các đối tượng khách hàng với

mức giá phù hợp giúp tăng sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu giúp công ty giành thị phần ở các nước xuất khẩu cũng như trong nước và tăng doanh thu. • S2S3O4: xâm nhập vào các thị trường trước đây còn bị hạn chế, cùng với chính

sách giá và sản phẩm đa dạng để mở rộng thị trường nươc ngoài nước.

• S4O3: thị trường rộng lớn là điểm mạnh giúp doanh nghiệp có chỗ đứng trên thương trường, nên có cơ hội tăng số lượng xuất khẩu.

• S5O1: đầu tư cho công tác đào tạo thường xuyên, liên tục. Có các chính sách chăm lo,đảm bảo cuộc sống cho người lao động để họ yên tâm làm việc.

• S6O2: xây dựng một bộ phận chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, để mọi thắc mắc của khách hàng được giải quyết trong thời gian sớm nhất. Mọi nhân viên phải luôn tâm niệm không chỉ bán được hàng mà khách hàng còn quay trở lại với Cao Phát.

• S7O3: đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại để đáp ứng các yeu cầu ngày càng cao của thị trường.

• S7O5: có kế hoạch thu hút vốn để tiếp thu, ứng dụng công nghệ hiện đại, phương thức sản xuất tiên tiến.

Sử dụng thế mạnh để vượt qua thách thức (ST)

• S1T1: Cạnh tranh ko thể tránh khỏi vì thế mở rộng ngành nghề kinh doanh, đồng thời tập trung ngành có ưu thế để cạnh tranh có hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• S2T1T3: Sản xuất, thiết kế sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú, phù hợp nhiều đối tượng khách hàng giúp giữ lại khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới và cả khách hàng của đối thủ cạnh tranh…ngay cả những khách hàng khó tính, đặc biệt thích thay đổi phong cách theo xu hướng thị trường.

• S3T1T3: Linh hoạt giá cả, đảm bảo chất lượng sản phẩm và tiến độ giao hàng tích cực tấn công nhiều đoạn thị trường có các nhóm đỗi tượng với thu nhập cao đến trung bình thấp, nên sản phẩm cần có nhiều mức giá cả phù hợp để cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

• S4T1T3: Giữ vững và phát triển thị trường trong nước, đây là cơ sở cho chiến lược thâm nhập thị trường nước ngoài bằng thương hiệu của chính mình. Công ty luôn phải củng cố mối quan hệ khách hàng cũ, mở rộng quan hệ giao dịch với khách hàng mới ở các thị trường khác nhau.

Chương 4 GVHD: Th.S Văn Đức Long • S4T4: khi môi trường kinh tế suy thoái ở các thị trường với mức độ khác nhau thì

tập trung hơn cho hoạt động ở thị trường bị ảnh hưởng ít để có thể cứu nguy cho hoạt động ở thị trường bị ảnh hưởng lớn.

Vượt qua điểm yếu để tận dụng cơ hội (WO)

• W5O2: Đầu tư sản xuất nguyên liệu ngay trong nước để tránh tình trạng bị động về nguyên liệu từ đó cung cấp kịp thời nguồn hàng phục vụ nhu cầu xuất khẩu tăng.

Tối thiểu hóa điểm yếu để tránh những đe dọa (WT)

• W4T1: Không chỉ có sự cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, giá cả mà còn có sự cạnh tranh về nguồn nhân công. Nguồn lao động không ổn định, lao động chủ yếu là phổ thông, lao động có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm còn chiếm tỷ lệ nhỏ. Để đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh thì công ty cần phải đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân công có chất lượng đồng thời thu hút được nhiều nhân công tay nghề cao, thu hút đủ số lượng nhân công giá rẻ phục vụ cho sản xuất để biến thành lợi thế tạo ra những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh về giá.

• W5T1T4T5 : Nguyên vật liệu là đầu vào rất quan trọng để sản xuất sản phẩm. Nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của công ty chủ yếu được nhập từ nước ngoài. Môi trường kinh tế suy thoái, nguy cơ phá sản của các doanh nghiệp khá cao, lãi suất cho vay đầu vào cao trong đó có chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu. Để khắc phục tình trạng đó Cao phát nên đầu tư nghiên cứu và thực hiện tự sản xuất nguyên vật liệu, xây dựng dự án quy hoạch,phát triển vùng nguyên liệu ,hỗ trợ giá để khuyến khích nông dân tham gia trồng điều, giảm tỉ lệ nhập khẩu nguyên vật liệu để giá thành đầu vào giảm, tạo ra sản phẩm với giá cả có thể cạnh tranh với các đối thủ.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN CỦA CÔNG TY TNHH CAO PHÁT VÀO THỊ TRƯỜNG HÀ LAN ĐẾN NĂM 2020 (Trang 143 - 145)