DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG HÀ LAN VỀ HẠT ĐIỀU NHÂN ĐẾN NĂM

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN CỦA CÔNG TY TNHH CAO PHÁT VÀO THỊ TRƯỜNG HÀ LAN ĐẾN NĂM 2020 (Trang 140 - 143)

XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN CỦA CÔNG TY TNHH CAO PHÁT VÀO THỊ TRƯỜNG HÀ LAN ĐẾN NĂM

4.2DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG HÀ LAN VỀ HẠT ĐIỀU NHÂN ĐẾN NĂM

Nhằm phát triển ngành điều bền vững, sản xuất hàng hóa với số lượng lớn với các sản phẩm đa dạng đảm bảo chất lượng, mang lại giá trị gia tăng cao, nâng cao thu nhập cao và cuối cùng Việt Nam cũng nhận được nhiều phản hồi tốt từ phía người tiêu dùng, được đối tác Hà Lan nhận xét hạt điều Viêt Nam nói chung thơm ngon và chất lượng nhất thế giới. Với giá trị dinh dưỡng cao và đặc biệt tốt cho những người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, người béo phì ăn kiên. Hạt điều khong chỉ chứa một lượng đáng kể các khoáng chất, magie, photpho, kẽm, đồng, ... có lợi cho sức khỏe nói chung

Chương 4 GVHD: Th.S Văn Đức Long và chế độ ăn lành mạnh mà còn được sử dụng phổ biến trong các liệu pháp ăn kiêng và giảm cân. Đây là một trong những điểm mà không chỉ người tiêu dùng Hà Lan và các nước phát triển khác yêu thích. Trong tương lai chắc chắn hạt điều nhân Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vị trí số một về thị phần trên thị trường Hà Lan.

Hiện nay tuy chưa có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu điều Việt Nam bị kiện khi xuất khẩu sang thị trường Hà Lan nhưng những nhận định và phê bình từ phía bạn là những bài học hinh nghiệm cho Việt Nam. Việt Nam đang từng bước đổi mới, nâng cao chất lượng chế biến, loại bỏ tạp chất, giữ chữ tín trong kinh doanh sẽ đóng góp quan trọng trong việc nâng cao thị phần hạt điều nhân trên thị trường Hà Lan cũng là một thị trường tiêu thụ lớn của EU.

Kết quả là mới đây nhất, năm 2014 hạt điều đã trở thành nhóm ngành nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đứng thứ 4 về kim ngạch sau: lúa gạo, cao su, cà phê. Theo đánh giá của các chuyên gia nông nghiệp, giá trị gia tăng của sản phẩm điều đứng ở vị trí số 1 trong các ngành nông sản. Hà Lan đứng thứ hai sau Mỹ về điều nhập khẩu, chiếm gần 12% tổng nguồn cung điều của thế giới (đó là 26.000 tấn mỗi năm). Hà Lan cũng là nơi có nhiều công ty tiếp thị và phân phối thương mại bán hạt điều.

Kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam tăng dần qua từng năm, từ mức 846,68 triệu USD năm 2009 đã tăng lên 1,64 tỷ USD vào năm 2013 và lên mức kỷ lục năm 2014 với 302.900 tấn, thu về gần 2 tỷ USD (tăng 16,2% về lượng và 21,16% về giá trị so với năm 2013). Năm 2014, cộng thêm các sản phẩm phụ như dầu vỏ hạt điều và sản phẩm chế biến sâu thì tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều đạt 2,2 tỷ USD.

Hạt điều Việt Nam hiện nay đã có mặt trên 50 thị trường trên thế giới và không phụ thuộc vào bất cứ thị trường xuất khẩu nào. Năm 2014 là năm thứ 9 liên tiếp Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu điều nhân và năm đầu tiên đạt giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hà Lan, Australia là những thị trường có kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD, chiếm 64,53% tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam năm 2014.

- Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất, với kim ngạch 635,94 triệu USD, chiếm 31,88% tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của cả nước, tăng 17,97% so với cùng kỳ năm 2013. - Đứng thứ hai là thị trường Trung Quốc, tăng 4,39% ứng với kim ngạch 313,30 triệu

USD, chiếm 15,7%.

Chương 4 GVHD: Th.S Văn Đức Long - Hà Lan là thị trường có kim ngạch lớn thứ 3, chiếm 11,48%, đạt 228,95 triệu USD,

tăng 42,83%.

- Thị trường Australia chiếm 5,48%, đạt 109,23 triệu USD, tăng 12,56%.

Nhìn chung, xuất khẩu hạt điều năm 2014 sang hầu hết các thị trường đều có sự tăng trưởng cao về kim ngạch so với năm 2013. Một phần là đo năm 2014, Nhà nước đã tháo gỡ một số cơ chế chính sách cho doanh nghiệp chế biến hạt điều, cụ thể là đã miễn thuế GTGT cho các sản phẩm điều thô và sơ chế, kèm theo là nhiều cơ chế ưu đãi về vay vốn, hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp chế biến điều, giảm thiểu các thủ tục về thuế và hải quan,…

Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 là giữ ổn định diện tích điều khoảng 300.000 ha, năng suất 1,5 tấn hạt/ ha, sản lượng 400.000 tấn hạt điều, nâng tỷ lệ chế biến sâu sản phẩm điều lên 20% và dầu vỏ hạt điều lên 50%. Trong đó tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều nhân vào thị trường Hà Lan đạt 1,3 tỷ USD/năm. Đa dạng hóa sản phẩm điều, nâng tỷ lệ nhân điều chế biến đạt tối thiểu 40% dưới các dạng (hạt điều rang muối, bơ đạt điều, bánh kẹo nhân điều …)

Để đạt được các mục tiêu này, Việt Nam phải tổ chức sản xuất, quy hoạch vùng sản xuất, thâm canh đồng bộ trên diện tích có điều kiện thâm canh, tái canh trên diện tích điều già cỗi, trồng xen trong vườn điều, nghiên cứu khoa học công nghệ và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật... Về chế biến, quy hoạch và sắp xếp lại các cơ sở chế biến hạt điều theo hướng giảm đầu mối, giảm cơ sở chế biến nhỏ, không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, hình thành các cơ sở chế biến lớn với thiết bị công nghệ hiện đại. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến điều liên kết, liên doanh hình thành các công ty có tiềm lực tài chính, trình độ công nghệ cao, thương hiệu mạnh...

Về vấn đề thay đổi giống mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nguyên liệu, Vinacas đề nghị tổ chức đánh giá lại hiệu quả các giống điều cũ, đồng thời đề nghị nhà nước tăng cường kinh phí cho công tác nghiên cứu giống, hỗ trợ 100% cây giống cho nông dân chuyển đổi diện tích điều giống cũ kém hiệu quả, bị thoái hóa giống sang trồng giống điều mới, rà soát, đánh giá và quy hoạch dài hạn các vùng trồng điều để có nguồn nguyên liệu ổn định và lâu dài. Mặt khác, đề nghị Chính phủ có cơ chế chính sách ưu đãi hỗ trợ người trồng điều, khuyến khích, tạo điều kiện cho các nhà máy, cơ

Chương 4 GVHD: Th.S Văn Đức Long sở chế biến có trách nhiệm hơn trong xây dựng vùng nguyên liệu bằng hợp đồng đầu tư, bao tiêu sản phẩm đối với người trồng.

Theo Vinacas, nhà nước nên có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển chế biến sâu, sản phẩm phụ, đa dạng hóa thị trường trong nước, đồng thời hỗ trợ để đến năm 2020 có 10-20 doanh nghiệp ngành điều có thương hiệu quốc gia

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN CỦA CÔNG TY TNHH CAO PHÁT VÀO THỊ TRƯỜNG HÀ LAN ĐẾN NĂM 2020 (Trang 140 - 143)