Minh bạch hóa hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống pháp luật – điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền (Trang 56 - 57)

Minh bạch hóa hệ thống pháp luật là thuộc tính để bổ sung cho sự nhận diện Nhà nước pháp quyền, pháp luật cần dễ hiểu, thống nhất, dễ vận dụng, dễ dàng truy cập, có độ tin cây cao. Nhà nước phải đáp ứng nhu cầu thông tin về pháp luật, về các hoạt động thực tiễn pháp lý cho cá nhân và tổ chức. Thông tin pháp luật không chỉ dừng lại ở bản thân các văn bản pháp luật mà còn bao gồm cả việc đưa thông tin về thực tiễn áp dụng pháp luật, về các hành vi pháp luật và các hành vi vi phạm pháp luật. Luật muốn có hiệu lực, hiệu quả thì ngoài sức mạnh của công quyền, còn phải huy động sức mạnh của tư tưởng, tinh thần, nếu không pháp luật sẽ có nguy cơ trở thành vô hiệu. Để tác động có hiệu quả đến đời sống xã hội, pháp luật phải được con người nhận thức, ý thức về sự cần thiết, sự đúng đắn, hợp lý, phù hợp với lợi ích của họ và xã hội.

Theo ông Trần Quốc Thuận: “Minh bạch hóa hệ thống pháp luật là một trong những yêu cầu bức xúc của Nhà nước pháp quyền là điều kiện cần thiết quan trọng cho sự phát triển bền vững của xã hội, đặc biệt là trong xu thế hội nhập của nền kinh tế”.

Ttrong hệ thống pháp luật của Quốc hội trong lộ trình hội nhập của Việt Nam đòi hỏi phải đamư bảo tính minh bạch, tính minh bạch trong quy trình xây dựng pháp luật giúp người dân có thể tham gia đóng góp ý kiến một cách nhất định vào dự thảo luật. Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân một cách rộng rãi có ý nghĩa tích cực nhằm làm cho những nhà lập pháp hiểu sát thực tế hơn để từ đó đưa ra những quy định phù hợp với cuộc sống. Quá trình này cũng là cơ hội để người dân phản ánh ý kiến, đảm bảo thực hiện đúng sau khi văn bản được ban hành. Tính minh bạch đòi hỏi quy trình lập pháp của Quốc hội phải được tiến hành công khai. Đây là điều kiện cần thiết để bất cứ ai quan tâm tìm hiểu đều có thể tiếp cận một cách dễ dàng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại nhất hiện nay.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập Vietnamnet: “với chức năng lập pháp, Quốc hội là cơ quan sản xuất ra luật. Hàng hóa luật chỉ được thực hiện có ý nghĩa khi nó đến được với người tiêu dùng là dân chúng. Cần phải coi người dân là

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

khách hàng của Quốc hội”. Và tiến sĩ Ngô Đức Mạnh, Giám đốc trung tâm văn phòng Quốc hội về những lợi thế của mình báo điện tử có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phổ biến pháp luật đến công chúng. Qua đó việc tuyên truyền bằng các phương tiện thông tin đại chúng phổ biến công khai rộng rãi trong nhân dân trong việc thực hiện minh bạch hóa hệ thống pháp luật, đồng thời tạo điều kiện giao lưu trực tiếp, một trong những công nghệ hiện đại của báo điện tử, người tham gia và phỏng vấn có thể liên hệ qua lại nhanh chóng, tiện lợi và không mất thời gian cho việc tiếp xúc của hai bên. Như vậy số người tham gia xây dựng các dự án luật theo quy định sẽ tăng lên, tăng khả năng thực thi của pháp luật trên thực tế, để đi vào đời sống. Tạo điều kiện cho việc thực hiện minh bạch hóa hệ thống pháp luật tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa đồng thời góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống pháp luật – điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)