Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, phát huy bản chất dân chủ và vai trò của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền tự do dân chủ của nhân dân. Để đảm bảo được quyền tự do dân chủ của nhân dân thì Nhà nước pháp quyền phải đề cao tính hợp hiến, hợp pháp trong tổ chức và
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu hoạt động của Nhà nước “Nhà nước chỉ được làm những điều pháp luật cho phép”, còn nhân dân “được làm tất cả những điều pháp luật không cấm”, pháp luật đảm bảo cho sự phát triển “tự do dân chủ tối đa” của nhân dân. Tuy nhiên, pháp luật trong Nhà nước pháp pháp quyền là pháp luật mang tính nhân đạo “pháp luật vì con người”, chứ không phải “con người vì pháp luật”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “nước ta là một nước dân chủ, bao quyền hạn đều là của dân, chính quyền từ xã đến chính phủ Trung ương đều do dân cử ra”. Pháp luật phản ánh những nhu cầu cần phát triển khách quan của xã hội là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng và hiệu quả của sự quản lý Nhà nước.
Ở nước ta, Hiến pháp và pháp luật ghi nhận quyền của công dân tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương. Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền khiếu nại tố cáo… các quyền và tự do đó trong nhiều trường hợp là điều kiện để nhân dân kiểm tra hoạt động của Nhà nước. Nhưng trước hết đó là những phương thức quan trọng để thực hiện dân chủ và thể hiện được quyền làm chủ của nhân dân trên thực tế và trong hoạt động xây dựng pháp luật. Điều 69 Hiến pháp 1992 (sửa đổi) ghi nhận “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”. Tự do ngôn luận, nghĩa là quyền tự do phát biểu ý kiến, thể hiện quan điểm của mình về vấn đề chung của xã hội. Quyền này có thể được thực hiện bằng cách phát biểu trực tiếp tại các cuộc họp, hoặc gởi văn bản đến các cơ quan có có trách nhiệm và thẩm quyền để đóng góp ý kiến. Quyền tự do ngôn luận còn được thực hiện thông qua việc thực hiện quyền tự do báo chí. Thông qua báo chí, công dân có quyền thể hiện quan điểm riêng của mình về các vấn đề, ủng hộ cái đúng, phê phán cái sai, cái xấu, hoặc cùng nhau trao đổi tranh luận về một vấn đề nào đó để tìm ra lẽ phải. Ngoài ra, trong điều luật này còn nhiều quyền cũng thể hiện tính tự do dân chủ như: Quyền đựợc thông tin, đây là một quyền mới bao gồm quyền nhận thông tin và truyền thông tin; quyền hội họp được mọi công dân sử dụng để thảo luận, bàn bạc góp ý kiến; quyền lập hội, công dân có quyền tự do gia nhập các đoàn thể như (Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản,. Hội liên hiệp phụ nữ…).
Hiến pháp 1992 (sửa đổi) còn ghi nhận “quyền tự do tính ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, các tôn giáo điều bình đẳng trước pháp luật” (Điều 70). Do nước ta có nhiều tôn giáo nên việc quy định quyền tự do tính ngưỡng, tôn giáo là một vấn đề cực kỳ quan trọng trong đời sống tinh thần của một bộ phận rất lớn trong nhân dân.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Qua những điều luật trên, chúng ta cũng có thể thấy pháp luật nước ta thể hiện tính tự do, dân chủ rất cao, đây là một ưu điểm cần phát huy của pháp luật nước ta hiện nay.