Pháp luật Việt Nam đảm bảo được tính công bằng xã hội

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống pháp luật – điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền (Trang 29 - 30)

Đây là điều kiện quan trọng và cần thiết để xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp và pháp luật Việt Nam đều ghi nhận nguyên tắc “tất cả mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”. Mọi công dân Việt Nam đều được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau không phân biệt đối xử, phân biệt thành phần dân tộc, tôn giáo… thể hiện được sự tiến bộ của pháp luật Việt Nam và sự lãnh đạo của Đảng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Điều này chúng ta có thể thấy rỏ hơn trong những quy định của Hiến pháp. Ở điều 54 Hiến pháp 1992 (sửa đổi) “Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tính ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 20 tuổi có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật”. Trong xã hội, bất cứ công dân nào, không phân biệt người đó là ai, thành phần xã hội thế nào, tình hình tài sản ra sao, nắm giữ chức vụ gì trong Bộ máy Nhà nước, theo tính ngưỡng, tôn giáo nào,…đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau. Luật pháp Nhà nước ta không thừa nhận bất kỳ một sự đặc quyền nào cho đối tượng tầng lớp nào. Không thể có những chuyện như người có tài sản, trình đô hay địa thì được quyền bầu cử và ứng cử, còn người nghèo, trình độ thấp, không địa vị trong xã hội thì không được quyền bầu cử và ứng cử, hoặc nam thì được bầu cử và ứng cử còn nữ thì không…

Bên cạnh đó, pháp luật nước ta còn thể hiện sự công bằng xã hội về nhiều lĩnh vực khác như: “Quyền tự do kinh doanh, quyền lao động, quyền học tập…”

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu đều ngang nhau. Tính công bằng xã hội không chỉ thể hiện qua quyền của công dân mà còn thể hiện qua nghĩa vụ của công dân, “công dân đều có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia, chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng”. Điều 79 Hiến pháp 1992 (sửa đổi). Ngoài ra, bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo pháp luật, bất luận người đó là ai. Trước pháp luật mọi công dân có tư cách giống nhau, pháp luật nước ta không thừa nhận sự phân biệt công dân thành các loại khác nhau và hưởng đối xử khác nhau. Từ những dẫn chứng trên chúng ta có thể thấy được pháp luật nước ta luôn đảm bảo được tính công bằng xã hội.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống pháp luật – điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)