một cách hợp lý
Nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức thực hiện quyền lực theo nguyên tắc: “Quyền lực Nhà nước thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”.
Quyền lực Nhà nước thống nhất, không thể phân chia vì bản chất quyền lực đó là của nhân dân và việc tổ chức quyền lực đó phải vì nhân dân. Quyền lực Nhà nước phải tập trung vào bộ máy Nhà nước. Bộ máy Nhà nước được hợp thành từ nhiều hệ thống cơ quan, mỗi hệ thống cơ quan thực hiện một chức năng của bộ máy Nhà nước nhưng điều nhằm mục tiêu thống nhất là thực hiện quyền lực Nhà nước nhưng điều nhằm mục tiêu thống nhất là thực hiện quyền lực Nhà nước của nhân dân ta vì lợi ích của nhân dân. Vì vậy, xây dựng hệ thống pháp luật nhằm hoàn thiện Nhà nước pháp quyền là xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp.
-Lĩnh vực lập pháp:
Xuất phát từ bản chất và thể chế của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa “Quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân”. Qua đó nhằm đảm bảo quyền lực của nhân dân trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước là phải đảm bảo cho nhân dân tham gia tích cực vào việc lập ra bộ máy Nhà nước. Sự đảm bảo này thể hiện trước hết là cơ sở pháp lý và biện pháp tổ chức phù hợp để nhân dân thể hiện ý chí của mình, phát huy quyền làm chủ bầu ra các cơ quan đại diện của mình và thông qua hệ thống các cơ quan đại diện để lập ra các cơ quan khác.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực lập pháp là quy định nhiều hình thức thích hợp duy trì sự liên hệ thường xuyên giữa đại biểu và cử tri, thông qua đại biểu nhân dân đóng góp ý kiến vào dự án luật, các dự thảo nghị quyết của Đảng và Nhà nước.
Quốc hội và hội đồng nhân dân là cơ quan đại diện của nhân dân và cơ quan quyền lực Nhà nước trong việc xem xét và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương. Các cơ quan hành chính Nhà nước phải nghiêm túc chấp hành các quyết định của các cơ quan dân cử trong trách nhiệm, quyền hạn được pháp luật quy định. Vấn đề nâng cao vai trò của Quốc hội và Hội đồng nhân dân nhằm đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân thể hiện tính hoàn thiện của hệ thống pháp luật, hệ thống pháp luật cần hoàn thiện thì càng đảm bảo vai trò tối cao của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, cơ quan dân cử, cơ quan đại diện của nhân dân.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp ở nghĩa hẹp là hoàn thiện hệ thống pháp luật trong việc xây dựng, tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Đồng thời việc nâng cao chất lượng lập pháp phải căn cứ vào định hướng phát triển của đất nước. Xuất phát từ nhu cầu và điều kiện thực tiển, khả năng thực hiện mà xác định rõ thứ tự ưu tiên trong chương trình xây dựng pháp luật dài hạn. Xây dựng hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan này, như chức năng giám sát tối cao của Quốc hội, đảm bảo đựơc vai trò và trách nhiệm của Quốc hội.
Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trên lĩnh vực tổ chức và hoạt động của cơ quan lập pháp là vấn đề khó khăn phức tạp. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà cho đến nay hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân còn hạn chế, một trong những nguyên nhân cơ bản của tồn tại đó là việc không có một cơ chế cụ thể nào để thực hiện quyền năng này. Một khó khăn khác là Hiến pháp và luật tổ chức Quốc hội, luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân chỉ quy định thẩm quyền Quốc hội và Hội đồng nhân dân chung chung không cụ thể, không phân biệt rõ nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan lập pháp, cơ quan quyền lực tối cao của Nhà nước. Vì vậy, cần phải ban hành quy phạm pháp luật quy định cụ thể trong từng lĩnh vực mà Quốc hội và Hội đồng nhân dân thực hiện nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động.
Cần phải có văn bản pháp luật quy định rõ ràng cụ thể thế nào là quyền giám sát tối cao của Quốc hội để từ đó có cách hiểu thống nhất về quyền giám sát tối cao của Quốc hội. Như hiện nay thì ủy ban thường vụ Quốc hội phải thực hiện chức năng của mình, giải thích Hiến pháp của Quốc hội, giải thích để có cách hiểu thống nhất. Đồng thời đối với từng đối tượng bị giám sát, cần phải có những quy định pháp luật cụ thể hơn để phân định rõ ràng nhiệm vụ của mỗi chủ thể giám sát trong việc thực hiện chức năng giám sát đến đâu, tránh hiện tượng cùng một đối tượng bị giám sát có nhiều chủ thể giám sát.
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, Hội đồng nhân dân là một thiết chế hành động, hoạt động thường xuyên, thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước ở địa phương, Hội đồng nhân dân không phải là cơ quan quyền lực tội tối cao như Quốc hội trong phạm vi cả nước mà chỉ là cơ quan quyền lực ở địa phương trong phạm vi đơn vị hành chính lãnh thổ, Hội đồng nhân dân cũng không phải là cơ quan lập pháp mà là cơ quan quyết định và bảo đảm thực hiện các chủ trương, biện pháp để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về mọi mặt. Vì vậy hoàn thiện hệ thống pháp luật trong việc
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân là hoàn thiện thực thi pháp luật, hoàn thiện quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa nâng cao hiệu quả hoạt động của hội đồng nhân dân và góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền.
-Lĩnh vực hành pháp:
Quyền hành pháp do chính phủ thực hiện, chính phủ là cơ quan hiến định nắm quyền hành pháp, là cơ chấp hành và hành chính cao nhất của quyền lực Nhà nước. Sự phân công đó rất cần thiết, thuận lợi cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật trong từng lĩnh vực. Điều kiện hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực hành pháp phải đảm bảo tính liên tục, ổn định, thống nhất thông suốt từ Trung ương đến địa phương, thỏa mãn những nhu cầu của công dân trên mọi lĩnh vực, phục vụ công dân đảm bảo được cuộc sống của toàn xã hội.
Việc xây dựng pháp luật trong hành pháp phải phân định trách nhiệm và thẩm quyền của các cấp chính quyền phải phù hợp với tính chất và yêu cầu của từng ngành từng lĩnh vực hoạt động, với chức năng nhiệm vụ của từng cấp chính quyền trên từng địa phương, phù hợp với điều kiện và khả năng của địa phương có quy mô và vị trí khác nhau. Giữa các cấp chính quyền địa phương cũng cần cụ thể hóa việc phân cấp theo hướng nào do cấp nào giải quyết với thực tế hơn thì giao nhiệm vụ và thẩm quyền cho cấp đó. Như vậy mới đảm bảo cho bộ máy cơ quan hành chính những hoạt động ổn định đúng vai trò, chức năng mà Đảng và Nhà nước giao, xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa “Nhà nước của dân do dân và vì dân”.
Cơ quan hành pháp là cơ quan quản lý mọi mặt của đất nước. Ở nước ta chúng được gọi là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực Nhà nước và là cơ quan hành chính Nhà nước.
Cơ quan chấp hành và cơ quan hành chính Nhà nước ở nước ta theo Hiến pháp là Chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp. Chính phủ là cơ quan có nhiệm vụ quản lý thống nhất hoạt động của Nhà nước về hành chính, chính trị, kinh tế văn hóa và xã hội trên cơ sở của Hiến pháp và pháp luật. Các cơ quan hành chính Nhà nước khác ở Trung ương chịu trách nhiệm quản lý thống nhất các ngành, các lĩnh vực khác nhau trong phạm vi cả nước là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương có vai trò tương tự như Chính phủ nhưng trực thuộc Chính phủ. Hoạt động xây dựng pháp luật nhằm cải cách nền hành chính Nhà nước nói chung và hoạt động xây dựng pháp luật nhằm cải cách tổ chức và hoạt động của Chính phủ, Ủy ban các cấp nói riêng là hoạt động
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu trong việc thể chế hành chính, trong lĩnh vực tổ chức, vận hành bộ máy về chế độ công cụ công chức…
Theo Hiến pháp 1992 (sửa đổi) để quản lý xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường, từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và một nền hành chính dân chủ, phục vụ nhân dân, thủ tục hành chính ngày càng được đơn giản hóa, tạo ra cho bộ máy hành chính công cụ quản lý bằng pháp luật, bằng chính sách, kiểm tra thực hiện nó trong thực tế. Để có cơ sở cho việc nhận thức đúng đắn lợi ích xã hội và phản ánh đúng đắn nhất là các lợi ích đó trong các văn bản pháp luật nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực hành pháp, các cơ quan Nhà nước trong quá trình tiến hành hoạt động xây dựng pháp luật cũng phải dựa vào kết quả nghiên cứu xã hội cụ thể để soạn thảo ra những văn bản pháp luật tốt hơn.
Xây dựng pháp luật trong việc phân định trách nhiệm và thẩm quyền của các cấp chính quyền phù hợp với tính chất và yêu cầu của từng ngành là một bước quan trọng, tránh tình trạng chồng lên nhau về trách nhiệm thẩm quyền. Đồng thời, tăng cường pháp chế trong việc giải quyết theo đúng cấp, đúng cơ quan, đảm bảo sát thực hơn về trách nhiệm trong việc giải quyết những vụ việc cụ thể.
Vấn đề sắp xếp lại và kiện toàn hệ thống cơ quan Nhà nước là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước từ Trung ương đến cấp cơ sở, từ Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, đến Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân là cơ quan có trách nhiệm chủ yếu trong việc tổ chức thi hành pháp luật. Để thực hiện chức năng đó, theo quy định của pháp luật, có thẩm quyền ban hành văn bản pháp quy, quy định chi tiết hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội và văn bản dưới luật của các cơ quan khác. Đặt ra các thủ tục hành chính để thực hiện nhiệm vụ quản lý kinh tế, xã hội giải quyết mọi công việc của đời sống hằng ngày. Vì vậy, nếu hoạt động ban hành pháp luật bị chồng chéo, mâu thuẫn nhau làm cho công việc quản lý không còn mang tính hiệu quả, không đi vào cuộc sống của người dân. Sự cần thiết phải ban hành các quy định cụ thể về lĩnh vực như trên hạn chế việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc ban hành trong khuôn khổ và có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ của các cơ quan hữu quan trong việc ban hành.
- Lĩnh vực tư pháp:
Đại hội IX của Ban chấp hành Trung ương Đảng đề ra nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, của dân do dân và vì dân. Nhiệm vụ hàng đầu hiện nay trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền là tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật nghiêm minh. Yêu cầu tổ chức nâng
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu cao chất lượng và hoạt động của các cơ quan tư pháp là một trong những đòi hỏi bức xúc hiện nay, là một đòi hỏi tự thân của nền công lý và dân chủ Xã hội chủ nghĩa.
Quyền tư pháp do cơ quan Tòa án, Kiểm sát, điều tra và các cơ quan tổ chức khác thực hiện. Tòa án là cơ quan xét xử của quyền lực Nhà nước. Khi xét xử Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, không phụ thuộc vào cơ quan hành chính, cơ quan đại biểu của nhân dân, cũng không phụ thuộc vào Tòa án cấp trên của mình. Vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực xét xử và bảo vệ pháp luật được nghiêm minh là đòi hỏi cấp thiết và là một trong những điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền, bởi vì bảo đảm pháp luật được nghiêm minh, mọi người dân sống, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, lúc đó quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân được bảo đảm và tăng cường, đồng thời ý thức pháp luật của người dân được nâng lên.
Cơ quan tư pháp trong bộ máy Nhà nước ta bao gồm: Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân các cấp và các cơ quan tư pháp khác. Các cơ quan này thực hiện chức năng bảo vệ pháp chế và trật tự pháp luật, thực hiện quyền công tố trong phạm vi thẩm quyền do luật định, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Cải cách tổ chức và hoạt động của Tòa án là trọng tâm của cải cách tư pháp, bảo đảm sự độc lập xét xử của Tòa án xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật kịp thời và nghiêm minh thể hiện chất lượng và hệ thống tư pháp. Cải cách mạnh mẽ các thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng mở rộng dân chủ, bình đẳng, bảo đảm sự tham gia của luật sư trong việc bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự. Phân định thẩm quyền xét xử của cấp sơ thẩm và phúc thẩm cho phù hợp với nguyên tắc hai cấp xét xử.
Vấn đề đặt ra ở đây là xây dựng hệ thống pháp luật trong lĩnh vực hành pháp như thế nào nhằm hoàn thiện cơ chế và bộ máy đảm bảo về tổ chức cho hoạt động của các cơ quan tư pháp. Việc thực hiện cải cách tổ chức Tòa án và thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng mở rộng thẩm quyền xét xử cho Tòa án cấp huyện được tiến hành tốt hơn, kịp thời điều chỉnh các quan hệ pháp luật mới phát sinh trong việc tăng thẩm quyền xét xử của Tòa án và thẩm quyền của các cơ quan trong lĩnh vực tố tụng.