Trong những năm vừa qua, do chúng ta cố gắng làm biến đổi một cách nhanh chóng để đáp ứng các nhu cầu của công cuộc đổi mới, nên đã làm cho một số lĩnh vực pháp luật thiếu tính nhất quán và vi phạm tính thứ bậc hay trật tự của hệ thống pháp luật. Khiếm khuyết này ngay trong cả các đạo luật. Chẳng hạn liên quan tới bảo hiểm, Bộ Luật dân sự năm 1995, Luật thương mại năm 1997 và Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 đã xâm phạm thẩm quyền hay phạm vi lẫn nhau dẫn đến một số hậu quả không đáng có. Luật thương mại năm 1997 và gần đây là Luật thương mại năm 2005 nhằm để điều tiết mối quan hệ giữa các thương nhân hay hành vi thương mại. Theo nhận thức chung của thế giới, bảo hiểm là một hành vi thương mại, bởi một trong những lí do thường được viện dẫn là sự ra đời và phát triển của các quy tắc bảo hiểm gắn liền với hoạt động mua bán hàng hóa của thương nhân và hoạt động hàng hải thương mại. Điều đó có nghĩa là đạo luật chính về thương mại hoặc là phải bao hàm giao dịch bảo hiểm, hoặc là phải đặt nền tảng gần gũi nhất cho loại giao dịch này. Thế nhưng Luật thương mại năm 1997 đã không đề cập đến vấn đề đó. Cũng như vậy, Luật thương mại năm 2005 không nói thẳng tới bảo hiểm mà chỉ có các quy định chung về hợp đồng dịch vụ thương mại khó có thể áp dụng trong thực tiễn. Thế nhưng Bộ Luật dân sự năm 1995 và Bộ Luật dân sự
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu năm 2005 có các quy định về bảo hiểm và Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 cũng lại quy định về bảo hiểm. Đạo luật về bảo hiểm này chỉ dẫn, những vấn đề liên quan tới bảo hiểm được đề cập tới trong nó, thì áp dụng các quy định của Bộ Luật dân sự năm 2005 (khoản 4 điều 12) “Những vấn đề mà luật kinh doanh bảo hiểm không quy định thì áp dụng quy định của bộ luật dân sự”. Lẽ ra khi bộ luật về bảo hiểm không có quy định về một vấn đề nào đó về bảo hiểm thì phải áp dụng các quy tắc của Luật thương mại trước, rồi mới tới các quy tắc của Bộ Luật dân sự. Thực trạng này dẫn đến những hậu quả pháp lý sau:
- Một là, trong khi có sự phân biệt giữa luật dân sự với Luật thương mại, và vẫn xây dựng hai đạo luật, nhưng Bộ Luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005 vẫn quy định cụ thể về các giao dịch truyền thống mang rất nhiều đặc thù của Luật thương mại. Thông thường dù Bộ Luật dân sự có hay không quy định việc áp dụng nó cho các quan hệ kinh doanh, thương mại, thì về mặt lí thuyết và thực tế nó vẫn được áp dụng sau khi không tìm thấy các quy tắc của các đạo luật khác tương ứng. Điều này làm hẹp phạm vi và mất vai trò gần gũi của đạo luật chính về thương mại (như Bộ luật thương mại hay Luật thương mại tùy theo sự lựa chọn lập pháp) đối với các đạo luật riêng lẻ khác về thương mại (như Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật hàng hải thương mại...);
- Hai là, sơ đồ áp dụng luật bị quy định trái với lẽ thường. Thông thường luật gần gũi với quan hệ được áp dụng trước, rồi mới tới các luật xa dần đối với quan hệ đó. Quy định trái với lẽ thường này gây rắc rối và phức tạp cho việc giải quyết các tranh chấp.
- Ba là, Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 đã quy định các vấn đề liên quan tới cả luật tư và luật công, do đó ảnh hưởng tới kỹ thuật lập pháp. Thông thường, cách thức viết các quy định của luật tư khác với cách viết với cách thức viết các quy định của luật công. Nhưng việc gộp cả các quy định của luật tư và của luật công vào một đạo luật làm cho các quy định của luật tư bị mờ nhạt, vì tâm lý của người làm luật thường chú ý hơn tới vai trò của mình trong hoạt động quản lý nhà nước, nhất là ở Việt Nam. Lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm có ba mảng: thị trường bảo hiểm, giao dịch bảo hiểm và giám sát bảo hiểm. Giao dịch bảo hiểm và thị trường bảo hiểm thuộc luật tư, nằm trong phạm vi của luật thương mại. Giám sát bảo hiểm thuộc phạm vi của Luật hành chính và được xem là chức trách của Bộ Thương mại. Ở Việt Nam, quan niệm quản lý nhà nước về bảo hiểm thuộc về Bộ Tài chính và bảo hiểm là một chế định của Luật tài chính.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Ví dụ trên có ý nghĩa lớn không chỉ cho những luận chứng về các khiếm khuyết lớn của hệ thống pháp luật nước ta, mà còn có ý nghĩa rất lớn cho việc cải cách luật dân sự và luật thương mại.
Để khắc phục tình trạng trên thì chúng ta cần phải cải cách những điều luật chưa phù hợp của các Luật (Bộ luật) theo một sơ đồ áp dụng đúng trình tự, Luật (Bộ luật) nào gần hơn thì áp dụng trước, Luật (Bộ luật) nào có liên quan nhưng xa hơn thì áp dụng sau.Từ đó đưa việc áp dụng pháp luật theo một trình tự nhất định, logic và đồng bộ.