Nhà nước pháp quyền
Nhà nước và pháp luật là hai yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhà nước và pháp luật đều là phườn tiện chính trị. Chúng cùng phát sinh, tồn tại, phát triển và tiêu vong. Mối quan hệ giữa Nhà nước và pháp luật thể hiện thông qua sự thống nhất và mâu thuẫn giữa chúng. Về mặc nhận thức, Nhà nước và pháp luật là hai nhân tố tạo thành khái niệm Nhà nước pháp quyền đầy mâu thuẫn, nhưng là mâu thuẫn của một chỉnh thể thống nhất. Mâu thuẫn ở chỗ Nhà nước là một thiết chế quyền lực ban hành hoặc thừa nhận pháp luật, nhưng Nhà nước lại phải tôn trọng pháp luật; Còn sự thống nhất thì ở chỗ, chúng làm tiền đề cho nhau, không có Nhà nước thì không có pháp luật, không có pháp luật thì không thiết lập được bộ máy Nhà nước, không thiết lập được những quan hệ trong bộ máy Nhà nước.
Trong Nhà nước pháp quyền Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, trong hệ thống pháp luật Hiến pháp là tối cao, các đạo luật chiếm ưu thế trong hệ thống pháp luật; Pháp luật trong Nhà nước pháp quyền là pháp luật mang tính nhân văn, nhân đạo, phục vụ con người, vì con người; Tất cả các cơ quan Nhà nước, các nhân viên Nhà nước dều phải tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, dặt mình dưới pháp luật.
Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật góp phần rất lớn trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa. Khi pháp luật được hoàn thiện, pháp luật thể hiện đầy đủ tính chất xã hội của mình, nó mới được đảm bảo thực hiện một cách nghiêm chỉnh, tự giác của các chủ thể pháp luật. Khi ấy Nhà nước mới thực sự đặt mình dưới pháp luật và tôn trọng pháp luật như là tôn trọng một giá trị xã hội đích thực. Khi ấy mới có Nhà nước pháp quyền thực sự.
Để hoàn thiện pháp luật tạo điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền thì chúng ta cần thực hiện tốt các giải pháp sau đây: