Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chậm tiến độ GPMB là do các chính sách về bồi thường GPMB, chính sách hỗ trợ còn chưa được đồng bộ, ổn
định bền vững. Khiến tâm lý của người dân bị thu hồi đất bất an, lo lắng. Hơn nữa đơn giá bồi thường lại thường thấp hơn so với giá trị thực tế trên thị trường.
Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường GPMB cần:
- Đối với người dân
+ Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là các văn bản chính sách pháp luật về
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế - xã hội trên các phương tiện thông tin
đại chúng, để mọi người dân được biết, nhận thức đầy đủ và chấp hành tốt những quy định đó.
- Đối với người quản lý
+ Làm tốt công tác quản lý, sử dụng đất. Cần kiểm tra, điều chỉnh biến động thường xuyên cho phù hợp với hiện trạng đất đai, giúp cho việc thu hồi đất và bồi thường GPMB được nhanh chóng, thuận lợi và chính xác.
+ Khi ban hành chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải đảm bảo quyền lợi chính đáng cho nhân dân, góp phần làm ổn định cuộc sống theo chương trình phát triển bền vững và chuyển dịch được cơ cấu lao động nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ.
+ Tổ chức công khai quy hoạch của dự án, chếđộ chính sách bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư, kế hoạch di chuyển.
+ Áp dụng kịp thời các chính sách, chếđộ của Nhà nước về bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất trên cơ sở các quy định của pháp luật như: chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; số lượng và đơn giá bồi thường, hỗ trợ vềđất, tài sản, cây cối và hoa mầu trên đất thu hồi; vị trí, địa điểm khu tái định cư và giá đất tái
định cư và các khoản hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật.
+ Sắp xếp, bố trí cán bộ ở các cấp cơ sở có đủ năng lực, có phẩm chất đạo
đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao để thực hiện công việc
+ Tiếp thu, ghi nhận và giải quyết kịp thời các vướng mắc, kiến nghị, đề nghị
của người dân liên quan đến chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
+ Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng năng lực, phẩm chất đạo đức cho các cán bộ
quản lý. Đồng thời tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở. Từ sự vận hành hiệu quả của hệ thống chính trị cơ sở, các chủ
trương, chính sách của cấp trên mới có thể triển khai thuận lợi.
+ Xây dựng chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường GPMB các cấp.
PHẦN 5
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Công tác BTGPMB là yếu tố quan trọng hàng đầu để xây dựng dự án, BTGPMB diễn ra nhanh gọn sẽ thu hút các nhà đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông. Phát triển các khu, cụm công nghiệp. đầu tư khai thác khoáng sản….tạo
điều kiện thúc đẩy kinh tế, xã hội.
Đến nay tính trên toàn xã giai đoạn 2012 đến 2014 đã có 12 dự án hoàn thành, song bên cạnh đó vẫn còn một số dự án đang trong quá trình xây dựng và một số dự án chưa được xây dựng và bị bỏ hoang. Với tổng kinh phí bồi thường là
143.483.169.000 đồng toàn bộ là tiền bồi thường đất .Công tác BTGPMB về cơ bản
đã thực hiện xong. Những khó khăn chính gặp phải là sự thiếu hiểu biết của người dân, họ cho rằng giá bồi thường không phù hợp nên họ không chịu giao đất, không chịu di dời. Việc đền bù còn chậm, kéo dài ảnh hưởng đến đời sống của người dân
địa phương.
Giá bồi thường đối với đất ở, giá bồi thường nói chung còn thấp so với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường. Việc xác định đất vườn, thời gian sử dụng và mức hỗ trợ gặp không ít khó khăn nhất là khi xác định đất vườn, đất nông nghiệp xen kẽ khu dân cư, đất nông nghiệp đơn thuần. Một thực tế hiện nay là trên cùng khu vực có các dự án thu hồi đất thì những dự án mà chủ đầu tư và người dân tự thoả thuận, mức giá bồi thường cao hơn so với giá bồi thường của Nhà nước. Điều này làm mất công bằng và có sự so sánh quyền lợi giữa những người có đất bị thu hồi.
5.2. Kiến nghị
- Nhà nước nên đưa ra chính sách bồi thường, hỗ trợ hợp lý, nhất là nên đưa ra khung giá đất cho phù hợp với sự phát triển của thị trường để đảm bảo cho cuộc sống của người dân và hạn chế những vướng mắc nảy sinh trong quá trình GPMB.
- Nhà nước nên có biện pháp tuyên truyền, giáo dục, giải thích cho người dân hiểu về chính sách, pháp luật đất đai để người dân hiểu và thực hiện đúng.
- Do nhận thức của một số người dân còn hạn chế nên cán bộ GPMB cần phải giải thích cụ thể, làm việc công khai, công bằng, quan tâm đến lợi ích chính
đáng của người dân cũng như lợi ích của Nhà nước.
- Khi tiến hành giải phóng mặt bằng chủ dự án cần chuẩn bị kỹ các phương án, nguồn vốn , chi phí dự phòng và các thủ tục cần thiết để tiến hành đúng tiến độ.
LIỆU THAM KHẢO
1. Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Phú Lương, báo cáo tình hình GPMB tỉnh Thái Nguyên năm 2013 và kế hoạch 2014
2. Luật đất đai 2003, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia. 3. Nghịđịnh số 47 về BTGPMB
4. Nghịđịnh 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác
định giá đất và khung giá các loại đất.
5. Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ về quy định bổ
sung về việc cấp giấy CNQSDĐ , thu hồi, thực hiện quyền sử dụng đất trình tự, thủ tục, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại vềđất đai.
6. Nguyễn Đình Thi (2005), Giáo trình quy hoạch sử dụng đất.
7. Nguyễn Thị Dung (2009), Tạp chí cộng sản(42), số 42
8. Nguyễn Ngọc Nông, Lương Văn Hinh, (2003), Giáo trình quy hoạch sử
9. Quốc hội, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội – 2001.
10. Quốc hội, Luật Đất đai 1993, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội -1993. 11. Quyết định số 23/2008/QĐ-UBND ngày 22/04/2008 của UBND tỉnh Thái
nguyên về việc ban hành đơn giá bồi thường nhà và các công trình kiến trúc gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái nguyên
12. Quyết định số 1590/2006/QĐ-UBND ngày 3/8/2006 của UBND tỉnh Thái nguyên về việc thi hành đơn giá bồi thường cây cối và hoa màu gắn liền với
đất khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái nguyên
13. Quyết định số 18/2008/QĐ-UBND ngày 11/04/2008 của UBND tỉnh Thái nguyên về việc ban hành đơn giá bồi thường cây cối hoa màu gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi trên địa bàn tỉnh Thái nguyên
14. Quyết định số 2006/QĐ-UBND ngày 05/01/2010 của UBND tỉnh Thái nguyên quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
15.Trúc Phong (2012), “ Xung đột đất đai ở Trung Quốc”, (Website http://Hanoimoi.com.vn)
Mẫu 1:
PHIỀU ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN Thông tin về hộ gia đình.
Họ và tên chủ hộ ông (bà): ... Địa chỉ : ... Nghề nghiệp : ... Trình độ văn hóa :... . Tuổi : Dân tộc : ... Tổng số nhân khẩu : . ... Số lao động chính : ... Tổng diện tích bị thu hồi :……… (m2) Đất nông nghiệp :……….(m2) Đất phi nông nghiệp:……….(m2) I. Nhận thức của người dân về công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng 1. Nhà nước chỉ bồi thường đât khi thu hồi mà không bồi thường tài sản gắn liền với đất có đúng không? Đúng Sai Không biết
2. Khi nhà nước thu hồi đất mà không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền tính theo giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi đúng không? Đúng Sai Không biết
3. Giá đất theo mục đích đang sử dụng tại thời điểm có quyết định thu hồi có đúng không? Đúng Sai Không biết
4. Đơn giá đẻ tính bồi thường là do Nhà nước quy định đúng không? Đúng Sai Không biết
5. Mức bồi thường về nhà cửa, vât liêu kiếm trúc gia đình thấy thỏa đáng chưa? Thỏa đáng Chưa thỏa đáng
6. Mức bồi thường về cây cối, hoa màu gia đình đã thấy thỏa đáng chưa? Thỏa đáng Chưa thỏa đáng
7. Ông (bà) có nhất trí với đơn giá tính bồi thường của dụ án khi giả phóng mặt bằng không?...
8. Việc áp giá của dự án theo ông (bà) có công bằng không?... 9. Mức hỗ trợđền bù đã phù hợp hay chưa?
Chưa phù hợp: Phù hợp:
10.Quy trình tiền hành bồi thường GPMB đã đúng trình tự hay chưa?
Chưa Đúng
II.Đánh giá của hộ gia đình về mức độ của công tác giải phóng mặt bằng, tái định cưđến đời sống người dân trong khu vực dự án.
1. Môi trường có bịảnh hưởng sau khi giải phóng mặt bằng không?
Có Không
Nếu có thì bịảnh hưởng như thế nào?
Ô nhiễm Không ô nhiễm
2. Ảnh hưởng đến sây trồng vật nuôi của hộ như thế nào ?... 3. Những vềđề xã hội phát sinh ? •ảnh hưởng về an ninh xã hội. Có Không •Nhũng ảnh hưởng khác: Có Không Nếu có thì nguyên nhân
4. Đời sống của hộ sau giải phóng mặt bằng so với trước khi giải phóng mặt bằng? - Tốt hơn
- Như cũ - Giảm sút
5. Các nguyên nhân ảnh hưởng tới các vấn đề trên: – Không có đất sản xuất .
- ảnh hưởng môi trường - Không có việc làm. - Được hỗ trợ
6. Việc thu hồi đất có gây khó khăn cho gia đình hay không?
Có Không
7. Những đề xuất hay kiến nghị của Ông ( Bà ) về công tác bồi thường và
GPMB trên địa phương.. ... ... ... ... ... Xin chân thành cảm ơn!
Mẫu 2: PHIẾU ĐIỀU TRA
Lấy ý kiến của cán bộ Ban bồi thường và giải phóng mặt bằng huyện Phú Lương về những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện BT & GPMB của những dự án từ năm 2012 - 2014
Họ và tên: ………Tuổi
Chức vụ nghề nghiệp: ...
Đơn vị công tác : ... ... Câu 1: Là cán bộ chuyên ngành ông (bà) nhận thấy những nhân tố nào thuận lợi để thực hiện BT & GPMB và áp dụng những văn bản mới liên quan tới công tác BT & GPMB của dự án ?
a. Sựủng hộ của nhân dân địa phương.
b. Sựủng hộ của các chính quyền và các ban ngành. c. Cả hai phương án trên.
Câu 2: Theo ông bà những khó khăn nào ảnh hưởng đến đến công tác BT & GPMB của dự án?
a. Trình độ của người dân còn hạn chế. b. Chính sách còn nhiều bất cập.
c. Vấn đề vốn đầu tư và kỹ thuật. d. Tất cả các phương án trên.
Câu 3: Theo ông (bà) những khó khăn khi áp dụng các văn bản mới liên quan
đến BT & GPMB của dự án?
a. Do cấp trên phổ biến xuống địa phương còn chậm. b. Do cồn tác tiếp thu, tuyên truyền, áp dụng của địa phương còn chậm. c. Trình độ của người dân còn hạn chế.
d. Diền kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng địa phương là khác nhau. e. Bản thân các văn bản có tính khả thi chưa cao.
Câu 4: Ý kiến đóng góp và đề xuất một số giải pháp để công tác BT & GPMB trên địa bàn huyện Định Hóa có tính khả thi cao hơn?
... ... ... ... ... ... Xin chân thành cảm ơn!