+ Đối tượng, điều kiện bồi thường.
+ Phương án bồi thường vềđất và tài sản gắn liền với đất . + Phương án hỗ trợ và tái định cư của dự án.
+ Đánh giá về kinh phí BTGPMB của dự án.
- Kết quả thống kê về đất, tài sản, cây cối, hoa màu đã được bồi thường của các dự án trên địa bà huyện Phú Lương.
- Kết quả bồi thường về đất, tài sản, cây cối, hoa màu đã được bồi thường của các dự án trên địa bàn huyện Phú Lương.
3.3.3. Đánh giá kết quả công tác bồi thường GPMB của các dự án qua ý
kiến của người dân
+ Đánh giá sự hiểu biết chung của người dân về công tác BTGPMB + Đánh giá sự hiểu biết về tài chính của người dân khi bồi thường. + Đánh giá ý kiến nhận xét của người dân về công tác BTGPMB.
3.3.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn mà ban đền bù GPMB gặp phải
khi tiến hành công tác bồi thường và GPMB của dự án
- Những thuận lợi, khó khăn.
- Các giải pháp khắc phục và bài học kinh nghiệm.
3.3.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bời thường
và GPMB ở huyện Phú Lương – tỉnh Thái Nguyên
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập số liệu từ báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng.
- Các thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập từ bài báo, bài viết, sách các báo cáo và các văn bản đã được công bố.
- Thu thập tài liệu, số liệu có liên quan tại các phòng ban liên quan đến công tác bồi thường GPMB.
- Các quy định ,quyết định, thông tư, công văn hướng dẫn thực hiện công tác GPMB.
3.4.1.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp
- Điều tra, phỏng vấn trực tiếp gia đình, cá nhân thuộc diện bồi thường thiệt hại vềđất và những ảnh hưởng của dự án.
+ Số lượng hộđiều tra: 50 (hộ).
+ Phương pháp lựa chọn hộ điều tra: Lựa chọn ngẫu nhiên trong số các hộ
dân có đất bị thu hồi thuộc dự án.
+ Phương pháp phỏng vấn: sử dụng bộ câu hỏi, phiếu điều tra.
3.4.2. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu
- Số liệu, thông tin thứ cấp: Được phân tích, tổng hợp sao cho phù hợp với các mục tiêu của đề tài.
3.4.3. Phương pháp phân tích số liệu
3.4.3.1. Phương pháp phân tích, so sánh
- Từ số liệu và số tiền bồi thường đã thống kê và điều tra của dự án so với giá thị trường, với quy định về giá của Nghị định 197/2004/NĐ-CP và quyết
định bảng giá của tỉnh.
3.4.3.2. Phương pháp thống kê
- Thống kê các tài liệu đã thu thập được về tổng diện tích, tổng số tiền bồi thường cũng như chi tiết từng loại như thế nào và mức ảnh hưởng của dự án.
- Xử lí, tính toán số liệu thu thập được băng phần mềm Excel
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Khái quát về vùng nghiên cứu và công tác GPMB của các dự án trên địa bàn huyện.
4.1.1. Khái quát về huyện Phú Lương
Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
Phú Lương là huyện miền núi thấp nằm ở phía Bắc tỉnh Thái Nguyên. Trung tâm huyện lỵ cách thành phố Thái Nguyên khoảng 22 km theo quốc lộ 3, với vị trí
địa lý: phía Bắc giáp tỉnh Bắc Cạn; phía Nam giáp Thành phố Thái Nguyên; phía
Đông giáp huyện Đồng Hỷ và phía Tây giáp huyện Đại Từ.
Huyện có tổng diện tích tự nhiên 36.894,65 ha với 16 đơn vị hành chính, bao gồm thị trấn Đu, thị trấn Giang Tiên và 14 xã. Thị trấn Đu là trung tâm huyện lỵ.
Nằm kề với Thành phố Thái Nguyên (trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh và khu vực) và có trục giao thông huyết mạch (Quốc lộ 3) nối Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Cạn – Cao Bằng... Đây là điều kiện rất thuận lợi để Phú Lương mở rộng giao lưu văn hóa, chính trị, hợp tác phát triển kinh tế.
Huyện Phú Lương còn là một vị trí then chốt về quốc phòng- an ninh của tỉnh Thái Nguyên.
- Địa hình, địa mạo
Địa hình của huyện Phú Lương khá phức tạp bị chia cắt bởi nhiều suối và đồi núi, độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 100 - 400m.
Các xã khu vực phía Bắc và Tây Bắc có địa hình núi cao, chia cắt phức tạp ra nhiều khe suối, độ cao trung bình 300 ÷ 400m, độ dốc lớn, phần lớn diện tích có độ
dốc trên 20o. Các xã phía Nam huyện có địa hình bằng phẳng hơn, độ dốc thường dưới 15o, tương đối thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp.
Theo kết quảđo trên bản đồ địa hình 1/25.000 của huyện thì diện tích có độ
dốc tương đối bằng (dưới 8o) chiếm 30,4% diện tích của huyện, diện tích có độ dốc trên 20o chiếm 31,3% diện tích của huyện.
- Về sông ngòi thủy văn
Phú Lương có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, (bình quân 0,2km/km2), trữ
lượng thủy văn cao, đủ cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư trong huyện. Thủy chế các sông suối trong vùng khá phức tạp, mà sự tương phản chính là sự phân phối dòng chảy không đều trong năm, mùa mưa nước dồn nhanh về các sông chính tạo nên dòng chảy xiết, lũ, ngập các tuyến đường.
- Sông Chu và các hợp thủy của nó nằm ở khu vực phía Bắc của huyện, nhánh chính dài khoảng 10km.
- Sông Đu được tạo thành bởi hai nhánh chính, một nhánh bắt nguồn từ Tây Bắc xã Hợp Thành và một nhánh từ phía Bắc xã Động Đạt. Hai nhánh gặp nhau ở
phía trên thị trấn Đu và chảy về sông Cầu qua đoạn sông Giang Tiên, tổng chiều dài toàn hệ thống khoảng 45km.
- Sông Cầu chảy từ phía Bắc xuống theo đường ranh giới phía Đông của Phú Lương (tiếp giáp với huyện Đồng Hỷ) qua các xã Phú Đô, Tức Tranh, Vô Tranh, Sơn Cẩm. Đoạn sông Cầu chảy qua địa bàn huyện Phú Lương dài 17km vừa là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt và sản xuất của khu vực phía Nam huyện vừa là một trong những tuyến giao thông thủy quan trọng của huyện.
- Điều kiện khí hậu
Phú Lương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai mùa đông lạnh và hè nắng nóng rõ rệt: Mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) nhiệt độ
xuống thấp, có khi tới 30oC, thường xuyên có các đợt gió mùa Đông Bắc hanh khô; mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ cao, nhiều khi có mưa lớn và tập trung.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm từ 220C, tổng tích nhiệt độ 80000C. Nhiệt độ bình quân cao nhất trong mùa nắng đạt khoảng 27,20C, tháng 7 là tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất, có năm lên tới 28 ÷ 290C; nhiệt độ bình quân trong mùa đông khoảng 200C, thấp nhất là tháng 1 khoảng 15,60C.
- Chếđộ mưa: Phú Lương có lượng mưa bình quân khá cao khoảng từ 2.000 – 2.100mm/năm. Mưa thường tập trung vào thời gian từ tháng 4 đến tháng 10, có thể chiếm tới trên 90% tổng lượng mưa cả năm; tháng 7 có lượng mưa lớn nhất, bình quân 410 ÷ 420mm/tháng. Tháng 12 và tháng 1 là những tháng mưa ít, lượng mưa khoảng 24 – 25mm/tháng.
- Độẩm: Phú Lương có độẩm tương đối, trung bình năm khoảng 83 ÷ 84%. - Nắng: Phú Lương có số giờ nắng khá cao trung bình 5 ÷ 6 giờ/ngày (đạt khoảng 1.630 giờ/năm), năng lượng bức xạ khoảng 115 Kcal/cm2. và tổng tích nhiệt khoảng 8.0000C. Các tháng có số giờ nắng cao thường vào tháng 5, 6, 7, 8, và tháng số giờ nắng thấp vào tháng 1, tháng 2.
- Gió: Phú Lương có 2 hướng gió chính là gió Bắc và Đông Bắc: từ tháng 10
đến tháng 4 năm sau, thịnh hành là gió Bắc và gió Đông Bắc, tốc độ gió từ 2 ÷ 4m/s. Gió mùa Đông Bắc tràn về theo đợt, mỗi đợt kéo dài từ 3 đến 5 ngày, tốc độ gió trong những đợt gió mùa Đông Bắc đạt tới cấp 5, cấp 6. Đặc biệt gió mùa Đông Bắc tràn về
Nhìn chung, điều kiện khí hậu Phú Lương cho phép phát triển nhiều loại cây trồng: cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, trồng rừng hoặc nông, lâm kết hợp...có thể bố trí chuyển đổi cơ cấu cây trồng với các loại cây trồng khác nhau, đồng thời tạo chếđộ che phủ quanh năm.
4.1.2.Tài nguyên đất
Theo kết quả tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng 1/25.000 của huyện, trên địa bàn huyện Phú Lương có 13 loại đất chính sau:
- Đất phù sa được bồi: Diện tích khoảng 37 ha, phân bố chủ yếu ven sông Cầu thuộc các xã Phú Đô, Vô Tranh, Tức Tranh.
- Đất phù sa không được bồi: Diện tích khoảng 400 ha, phân bố tập trung ven sông Đu và sông Cầu.
- Đất phù sa ngòi suối: Diện tích khoảng 1.381 ha, phân bố chủ yếu ở các xã Yên Ninh, Yên Trạch, Động Đạt, Ôn Lương.
- Đất phù sa có tầng loang lổđổ vàng: Diện tích khoảng 468 ha, phân bố tập trung ở xã Hợp Thành.
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: Diện tích khoảng 193,00 ha, phân bố tập trung ở khu vực xã Phấn Mễ và thị trấn Đu.
- Đất dốc tụ: Diện tích khoảng 527,00 ha, phân bố rải rác ở các xã trong huyện, nhưng tập trung nhiều ở các xã Động Đạt, Hợp Thành, Phấn Mễ, Vô Tranh, Tức Tranh.
- Đất bạc màu: Diện tích khoảng 312,00 ha, phân bố tập trung ở xã Yên Đổ, Cổ Lũng.
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ: Diện tích khoảng 1.496,00 ha, phân bố tập trung ở các xã Vô Tranh, Sơn Cẩm, Cổ Lũng, Phấn Mễ và thị trấn Đu.
- Đất nâu đỏ trên đá vôi: Diện tích khoảng 881,00 ha, phân bố tập trung ở xã Yên Ninh, Yên Đổ và Yên Lạc. Chủ yếu phân bốởđộ dốc trên 200.
- Đất vàng nhạt trên đá cát: Diện tích khoảng 4.731 ha, phân bố tập trung ở
xã Yên Ninh, Động Đạt, Vô Tranh, Tức Tranh và Cổ Lũng. Loại đất này thường phân bốởđộ dốc 10 ÷ 200 và thường có tầng đất mỏng.
- Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét: Đây là loại đất có diện tích lớn nhất so với các loại đất khác của huyện, diện tích khoảng 13.050 ha, (chiếm khoảng 40% diện tích các loại đất của huyện). Loại đất này phân bố tập trung ở các xã phía Bắc huyện, phần lớn đất có độ dốc 15 ÷ 250, đa số diện tích có tầng dày 50 ÷ 70cm, tương đối thích hợp với trồng cây dài ngày và trồng cây nông - lâm kết hợp.
- Đất nâu đỏ trên đá mác ma ba zơ và trung tính: Diện tích khoảng 4.187 ha, phân bố ở khu vực phía bắc xã Yên Ninh, phía tây xã Phấn Mễ, Phủ Lý - Yên Lạc và khu vực thị trấn Đu. Loại đất này thường có độ dốc cao 20 ÷ 250.
- Đất đỏ vàng trên đá biến chất: Diện tích khoảng 1.900 ha, phân bố tập trung
ở các xã Yên Ninh, Yên Trạch, Yên Đổ. Loại đất này thường có độ dốc 20 ÷ 250,
độ phì khá, thích hợp với trồng cây dài ngày (chè, cây ăn quả).
Bảng 4.1: Các loại đất chính của huyện Phú Lương Loại đất Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Đất phù sa được bồi Pb 37,5 0,11 Đất phù sa không được bồi P 400 1,17 Đất phù sa ngòi suối Py 1.381,35 4,03 Đất phù sa có tầng loang lổđỏ vàng Pf 468,75 1,37 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa Fl 193,75 0,56 Đất dốc tụ D 5.275,00 15,37 Đất bạc màu B 312,5 0,91 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 1.496,87 4,36
Đất nâu đỏ trên đá vôi Fv 881,25 2,56
Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 4.731,25 13,79
Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét Fs 13.050,00 38,03
Đất nâu đỏ trên mác ma bazơ T.tính Fk 4.187,50 12,2
Đất đỏ vàng trên đá biến chất Fj 1.900,00 5,54
(Nguồn: Bản đồ thổ nhưỡng tỉ lệ 1/25.000 huyện Phú Lương)
Đánh giá chung: Tài nguyên đất Phú Lương có sự phong phú về nhóm, loại
dụng với nhiều loại cây trồng như cây rừng, cây ăn trái, cây công nghiệp dài ngày và các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Các loại đất phù sa, đất dốc tụ, đất bạc màu,
đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa thường có độ dốc từ 0 ÷ 30, rất thuận lợi cho sản xuất cây hàng năm, nhưng chỉ chiếm 23,5% diện tích đất đai của huyện do đó cần
ưu tiên bố trí sử dụng các loại đất trên vào sản xuất nông nghiệp (chủ yếu là đất trồng cây hàng năm), hạn chế đến mức thấp nhất việc bố trí các loại đất này cho mục đích phi nông nghiệp. Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét và đất nâu đỏ trên đá mácma bazơ và trung tính diện tích chiếm tới 50% diện tích các loại đất của huyện, 2 loại đất tương đối phù hợp với trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và sản xuất theo hướng nông - lâm kết hợp.
4.1.3 Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt
Nằm trong vùng có lượng mưa tương đối lớn (trung bình 2.000 ÷ 2.100 mm/năm) và hệ thống sông suối khá nhiều, trong đó có sông lớn như sông Chu, sông Đu, sông Cầu nên dòng chảy của các sông suối trong huyện Phú Lương cũng khá dồi dào. Ngoài ra
(Phủ Lý), hồĐầm Ấu, Tuông Lạc (Ôn Lương), hồ 19/5 (Sơn Cẩm), hồ Khuân Lân, Phủ
Khuôn (Hợp Thành), hồ Núi Mủn (Cổ Lũng), hồ Suối Mạ (Yên Trạch).
Kết quả quan trắc phân tích chất lượng nước mặt cho thấy: hầu hết các chỉ tiêu vật lý - hóa học - vi sinh của các mẫu nước sông trên địa bàn huyện còn khá tốt và nằm trong giới hạn của tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại B, một số chỉ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng loại A (TCVN 5942 – 1995). Tuy nhiên do nguồn nước mặt có sự phân bố theo mùa nên việc sử dụng phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt còn hạn chế.
Nguồn nước ngầm
Độ sâu mực nước ở trung tâm các lưu vực vào khoảng 1 ÷ 2m, trên các vùng
đồi núi thì mực nước ngầm nằm sâu hơn (2 ÷ 5 m), các tầng chứa nước là lỗ hổng ở
Phú Lương có bề dày khá lớn (10 ÷ 30 m). Nguồn nước ngầm ở Phú Lương khá dồi dào nhưng phân bố không đồng đều và mức độ nông sâu thay đổi phụ thuộc vào địa hình và lượng mưa. Về chất lượng nước dưới đất thường có tổng khoáng hoá trong
khoảng 0,2 ÷ 0,4 g/l, nhìn chung đạt các tiêu chuẩn vệ sinh để sử dụng vào sản xuất và sinh hoạt.
Tài nguyên khoáng sản
Theo báo cáo bước đầu qua thăm dò khảo sát của Liên Đoàn Địa chất, trên
địa bàn huyện Phú Lương có một số loại khoáng sản sau:
- Mỏ than: Phấn Mễ, Sơn Cẩm, Khánh Hòa …đang khai thác;
- Mỏ quặng Ilmenit trữ lượng khoảng 4 triệu tấn (đã đi vào khai thác; - Mỏ quặng chì kẽm Yên Lạc cũng được tỉnh cho phép khai thác tận thu.
Đất Cao Lanh ở Phấn Mễ, Cổ Lũng. Trữ lượng khoảng 2,0 triệu tấn, điều kiện khai thác tương đối thuận lợi.
Mỏ Titan ở Động Đạt. Trữ lượng khoảng 40 triệu tấn, đã xây dựng nhà máy chế biến quặng Tital tại xã Phủ Lý, Động Đạt.
- Mỏđá: vẫn đang được khai thác ở các lòng sông, suối của huyện như mỏđá Suối Bén (Yên Ninh) trữ lượng 300.000m3 và Núi Chuông (Động Đạt) 100.000 m3
đã được cấp phép khai thác phục vụ các công trình trong huyện và các vùng lân cận. - Đất sét: khai thác rải rác trên địa bàn huyện, nhiều nhất là ở Cổ Lũng. Đây là nguồn nguyên liệu để sản xuất gạch ngói phục vụ nhu cầu xây dựng của nhân dân trên địa bàn huyện
4.1.4. Tài nguyên rừng