Tài nguyên nhân văn

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện phú lương giai đoạn 2012 đến 2014 (Trang 41 - 44)

* Tài nguyên nhân văn: Phú Lương là vùng đất có truyền thống yêu nước,

hiếu học. Qua quá trình hình thành và phát triển để lại nơi đây nhiều di tích (68 di tích lịch sử, 48 di tích kiến trúc nghệ thuật), trong đó có 3 di tích cấp quốc gia, 2 di tích cấp tỉnh. Các di tích nổi tiếng như: KDT Đền Đuổm và Núi Đuổm (Động Đạt), Địa điểm

Đại hội chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 1952, khu di tích Khuân Luân (Hợp Thành), di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Tân Long (Cổ Lũng), Bãi Đu...

Ngoài ra Phú Lương là huyện có nhiều dân tộc sinh sống (người Kinh chiếm 54,2%, người Tày chiếm 21,1%, người Nùng chiếm 4,5%, người Sán Chay chiếm 8,5%, người Dao 4,4%, người Sán Dìu 3,29%) và mang đậm vùng văn hóa Việt Bắc với những nét đặc sắc như lễ hội Cầu mùa, hát Sấng Cộ (dân tộc Sán Chay), lễ hội bánh dày (dân tộc Tày), văn hóa của dân tộc Dao Lô...

* Tài nguyên du lch: Phú Lương có nguồn tài nguyên du lịch khá phong

phú, phân bố rộng khắp trên các địa bàn trong huyện và gần các trục giao thông chính nên rất thuận lợi cho khai thác và phát triển, với các loại hình như: Du lịch lịch sử văn hóa với miền văn hóa Sán Chay ở Đồng Tâm, làng Pháng, Đồng Xiền – Cây Thị, Làng Hạ, du lịch về chiến khu ATK; du lịch sinh thái rừng....

4.1.6. Điều kiện kinh tế- xã hội a. Tăng trưởng kinh tế

Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp, những năm gần đây nền kinh tế

của huyện Phú Lương đã tạo được sự phát triển. Chăn nuôi, trồng trọt được quan tâm và đầu tư phát triển góp phần cải thiện mức thu nhập cho bà con nông dân. Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp phát triển khá, chiếm tỷ trọng 21-23% GDP. Hoạt

động thương mại dịch vụđược mở rộng tới tận các xã vùng sâu vùng xa, cơ bản đáp

ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.

Bảng 4.2. : Giá trị sản xuất nông nghiệp, công nghiệp qua các năm

(ĐVT:Triệu đồng) Ngành Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Nông nghiệp 298.000 305.000 853.000 957.000 968.500 Công nghiệp 115.389 133.000 320.000 370.000 385.000

Một số chỉ tiêu kinh tế, xã hội đạt được trong năm 2014 như sau:

- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (GCĐ 1994) ước đạt 312 tỷđồng, = 101% kế hoạch, 108% so với cùng kỳ (GCĐ năm 2014 ước đạt 968,5 tỷđồng).

+ Giá trị sản xuất bình quân trên 1ha diện tích đất nông nghiệp trồng trọt (theo giá thực tế) đạt 70/74 triệu đồng = 94,6% KH.

+ Sản lượng lương thực cây có hạt đạt 38.326 tấn = 100,17% KH, = 92,08% so với cùng kỳ.

+ Sản lượng chè búp tươi ước đạt 41.580 tấn = 102% KH, trồng mới, trồng lại 250ha chè = 110% KH.

+ Diện tích trồng mới, trồng lại rừng sản xuất được 896 ha = 119% so với KH.

+ Tỷ lệđộ che phủ rừng ổn định ở mức 45%; + Sản lượng thịt hơi ước đạt 10.585 tấn = 80% KH.

- Giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN ước đạt 43,8 tỷđồng (GCĐ 1994), bằng 33,69% KH tỉnh, = 32,93% KH huyện; giá cốđịnh 2014 ước đạt 312,4 tỷđồng.

- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 51.500 triệu đồng, = 101% KH tỉnh, = 96,9% KH huyện.

- Tổng chi ngân sách nhà nước ước đạt 371.410 triệu đồng. Trong đó chi cân

đối và các chương trình mục tiêu ước đạt 361.915 triệu đồng = 167% KH tỉnh, = 146% KH huyện giao.

- Tạo việc làm mới cho 2.700 lao động = 125% KH (trong đó xuất khẩu 210 lao động).

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo đạt 1.8% (kế hoạch23%).

Tỷ lệ dân cư sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh ở nông thôn đạt 88%

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của huyện theo GDP phù hợp với xu thế chung của cả tỉnh, xu thế tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông lâm thủy sản. Ngành công nghiệp – xây dựng tăng nhanh, ngày càng

GDP bình quân đầu người tăng nhẹ so với mức trung bình toàn tỉnh. Nhiều chỉ tiêu khác cao hơn chỉ tiêu của tỉnh như tăng trưởng kinh tế, lương thực bình quân đầu người 370 kg, hơn trung bình toàn tỉnh. Tuy nhiên, trong cơ cấu kinh tế, tỷ

trọng nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao, công nghiệp và xây dựng chủ yếu vẫn là công nghiệp địa phương. Dịch vụ tuy có phát triển nhưng nhìn chung vẫn chiếm tỷ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trọng thấp trong cơ cấu kinh tế, chưa có những đột biến để phát triển dich vụ.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện phú lương giai đoạn 2012 đến 2014 (Trang 41 - 44)