Tài nguyên nước

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện phú lương giai đoạn 2012 đến 2014 (Trang 40 - 41)

Nguồn nước mặt

Nằm trong vùng có lượng mưa tương đối lớn (trung bình 2.000 ÷ 2.100 mm/năm) và hệ thống sông suối khá nhiều, trong đó có sông lớn như sông Chu, sông Đu, sông Cầu nên dòng chảy của các sông suối trong huyện Phú Lương cũng khá dồi dào. Ngoài ra

(Phủ Lý), hồĐầm Ấu, Tuông Lạc (Ôn Lương), hồ 19/5 (Sơn Cẩm), hồ Khuân Lân, Phủ

Khuôn (Hợp Thành), hồ Núi Mủn (Cổ Lũng), hồ Suối Mạ (Yên Trạch).

Kết quả quan trắc phân tích chất lượng nước mặt cho thấy: hầu hết các chỉ tiêu vật lý - hóa học - vi sinh của các mẫu nước sông trên địa bàn huyện còn khá tốt và nằm trong giới hạn của tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại B, một số chỉ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng loại A (TCVN 5942 – 1995). Tuy nhiên do nguồn nước mặt có sự phân bố theo mùa nên việc sử dụng phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt còn hạn chế.

Nguồn nước ngầm

Độ sâu mực nước ở trung tâm các lưu vực vào khoảng 1 ÷ 2m, trên các vùng

đồi núi thì mực nước ngầm nằm sâu hơn (2 ÷ 5 m), các tầng chứa nước là lỗ hổng ở

Phú Lương có bề dày khá lớn (10 ÷ 30 m). Nguồn nước ngầm ở Phú Lương khá dồi dào nhưng phân bố không đồng đều và mức độ nông sâu thay đổi phụ thuộc vào địa hình và lượng mưa. Về chất lượng nước dưới đất thường có tổng khoáng hoá trong

khoảng 0,2 ÷ 0,4 g/l, nhìn chung đạt các tiêu chuẩn vệ sinh để sử dụng vào sản xuất và sinh hoạt.

Tài nguyên khoáng sản

Theo báo cáo bước đầu qua thăm dò khảo sát của Liên Đoàn Địa chất, trên

địa bàn huyện Phú Lương có một số loại khoáng sản sau:

- Mỏ than: Phấn Mễ, Sơn Cẩm, Khánh Hòa …đang khai thác;

- Mỏ quặng Ilmenit trữ lượng khoảng 4 triệu tấn (đã đi vào khai thác; - Mỏ quặng chì kẽm Yên Lạc cũng được tỉnh cho phép khai thác tận thu.

Đất Cao Lanh ở Phấn Mễ, Cổ Lũng. Trữ lượng khoảng 2,0 triệu tấn, điều kiện khai thác tương đối thuận lợi.

Mỏ Titan ở Động Đạt. Trữ lượng khoảng 40 triệu tấn, đã xây dựng nhà máy chế biến quặng Tital tại xã Phủ Lý, Động Đạt.

- Mỏđá: vẫn đang được khai thác ở các lòng sông, suối của huyện như mỏđá Suối Bén (Yên Ninh) trữ lượng 300.000m3 và Núi Chuông (Động Đạt) 100.000 m3

đã được cấp phép khai thác phục vụ các công trình trong huyện và các vùng lân cận. - Đất sét: khai thác rải rác trên địa bàn huyện, nhiều nhất là ở Cổ Lũng. Đây là nguồn nguyên liệu để sản xuất gạch ngói phục vụ nhu cầu xây dựng của nhân dân trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện phú lương giai đoạn 2012 đến 2014 (Trang 40 - 41)