M/ P= L(r,Y) Trong đó:
6. Một công trình nghiên cứu cho thấy người già khôngcó con sử dụng tiền tiết kiệm ở mức xấp xỉ mức của những người tiêu dùng già có con Phát hiện này có ý
nghĩa gì đối với nhận định cho rằng người già không sử dụng tiền tiết kiệm nhiều như mô hình vòng đời dự báo?
Trong chương này, chúng ta đã xem xét 2 giả thuyết vì sao những người đứng tuổi không tiêu dùng nhanh như mô hình giả thuyết vòng đời đã dự đoán. Trước hết, do các tình huống phải tiêu nhiều tiền mà không thể dự đoán trước được, họ có thể giữ một số tiền tiết kiệm dự phòng. Trong trường hợp, họ càng sống lâu hơn dự kién hoặc chi phí cho những dơn thuốc đắt tiền hơn.
Giả thuyết thứ hai là họ muốn để lại của cải cho con cháu, họ hàng hoặc mục đích từ thiện.
Nếu người đứng tuổi không có con cháu cũng tiêu dùng ở mức những người có con cháu, thì điều này dường như do tâm lý phòng ngừa là chính; việc để lại tài sản có ảnh hưởng tâm lý đến những người có con lớn hơn là đến những người không có con.
Một lý do khác nữa là có lẽ có con thì cũng chẳng tăng thêm được số tiết kiệm được mong muốn. Ví dụ, có con thì tăng ảnh hưởng tâm lý đén việc để lại thừa kế, nhưng là
giảm tâm lý phòng ngừa, bạn có thể dựa vào con cái khi có vấn đề về tài chính. Có lẽ, hai nhân tố ảnh hưởng đến tiết kiệm này tự loại trừ nhau.
Chương 16
Bàn về vấn đề nợ chính phủ Tóm tắt
1. Theo quan điểm truyền thống về nợ chính phủ, biện pháp cắt giamt thuế được bù đắp bằng nợ kích thích chi tiêu của người tiêu dùng và làm giảm tiết kiệm quốc dân. Sự gia tăng chi tiêu này của người tiêu dùng làm tăng tổng cầu và thu nhập trong ngắn hạn, nhưng dẫn tới khối lượng tư bản nhỏ hơn và thu nhập thấp hơn trong dài hạn.
2. Theo quan điểm Ri-các-đô về nợ chính phủ, biện pháp cắt giảm thuế được bù đắp bằng nợ không kích thích chi tiêu của người tiêu dùng vì nó không làm tăng thu nhập thường xuyên - nó chỉ chuyển thuế từ hiện tại sang tương lai.
3. Cuộc tranh luận giữa quan điểm truyền thống và Ri-các-đô về nợ chính phủ xét cho cùng là cuộc tranh luận về hành vi người tiêu dùng. Người tiêu dùng có hành động hợp lý hoặc có thiển cận klhông? Họ có vấp phải giới hạn vay nợ không? Họ có liên hệ về mặt kinh tế với các thế hệ tương lai thông qua của thừa kế có
tính vị tha không? Quan điểm của các nhà kinh tế về nợ chính phủ xoay quanh cách giải đáp của họ về những vấn đề naỳ.
4. Chỉ tiêu chuẩn về thâm hụt ngân sách là chỉ tiêu không hoàn hảo về chính sách tài chính vì một số lý do. Cụ thể, chỉ tiêu này không được điều chỉnh để loại trừ tác động của lạm phát, không loại trừ sự thay đổi trong các khoản nợ bằng những thay đổi trong tài sản và hàon toàn bỏ qua một số khoản nợ.
Câu hỏi ôn tập