Nghịch lý này có xuất hiện trong mô hình cổ điển ở chương 3 không? Tại sao có và tại sao không?

Một phần của tài liệu Tóm tắt, hướng dẫn giải câu hỏi và bài tập giáo trình Kinh tế Vĩ mô của Mankiw (Trang 61 - 62)

a) Nếu xã hội trở nên tằn tiện hơn, nghĩa là với mức thu nhập bất kỳ cho trước người ta tiết kiệm nhiều hơn và tiêu dùng ít đi, thì khi đó hàm chi tiêu có kế hoạch sẽ dịch chuyển xuống như ở Hình 9-9 (chú ý rằng C2 < C1). Thu nhập cân bằng từ Y(1) tụt xuống Y(2).

b) Tiết kiệm cân bằng giữ nguyên. Do tính đồng nhất của các tài khoản quốc dân, ta biết rằng tiết kiệm bằng đầu tư, hay S = I. Trong mô hình giao điểm Keynes, chúng ta đã giả thiết rằng mức đầu tư mong muốn là không đổi. Giả thiết này có nghĩa là đầu tư ở điểm cân bằng mới cũng giống mức đầu tư ở điểm cân bằng cũ. Chúng ta có thể kết luận rằng tiết kiệm ở cả hai điểm cân bằng là như nhau.

c) Nghịch lý của tiết kiệm là mặc dù người ta tiết kiệm hơn thì tổng mức tiết kiệm vẫn không hề bị anhr hưởng. Tăng tính tằn tiện chỉ làm giảm thu nhập. Với mỗi cá nhân, chúng ta thường cho rằng tiết kiệm là một đức tính tốt. Tuy nhiên, từ quan điểm của giao điểm Keynes thì tiết kiệm lại là một thói xấu. d) Trong mô hình cổ điển ở Chương 3, nghịch lý của tiết kiệm không xuất hiện.

Trong mô hình đó, sản lượng được cố định bởi các yếu tố sản xuất và công nghệ sản xuất, còn lãi suất sẽ điều chỉnh để cân bằng tiết kiệm và đầu tư, trong đó đầu tư phụ thuộc vào lãi suất. Khi người ta tiết kiệm hơn thì tiêu dùng giảm và mức tiết kiệm tăng lên với mỗi mức sản lượng bất kỳ; do sản lượng không đổi, đường tiết kiệm sẽ dịch sang phải như Hình 9-10. Tại cân bằng mới, lãi suất thấp hơn còn đầu tư và tiết kiệm cao hơn. vì vậy, trong mô hình cổ điển, nghịch lý của tiết kiệm không tồn tại.

Một phần của tài liệu Tóm tắt, hướng dẫn giải câu hỏi và bài tập giáo trình Kinh tế Vĩ mô của Mankiw (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w