Sử dụng lý thuyết về sự ưa thích thanh khoản để giải thích tại sao cung về tiền tệ tăng làm giảm lãi suất Khi giải thích, cần nêu ra giả định gì về mức giá?

Một phần của tài liệu Tóm tắt, hướng dẫn giải câu hỏi và bài tập giáo trình Kinh tế Vĩ mô của Mankiw (Trang 57 - 58)

Lý thuyết về sự lựa chọn thanh khoản giải thích cung và cầu về lượng tiền thực tế quyết định mức lãi suất như thế nào. Một phương án đơn giản của lý thuyết này giả thiết rằng cung về tiền là cố định do Cục Dự trữ Liên bang(Fed) chọn. Trong mô hình này, mức giá P được cố định, vì vậy cung về tiền thực tế cũng không thay đổi. Cầu về số lượng tiền thực tế phụ thuộc vào lãi suất, tức là chi phí cơ hội của việc giữ tiền. Lãi suất càng cao, người ta càng ít giữ tiền vì chi phí cơ hội cao. Khi giữ tiền, người ta đã từ bỏ lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Ngược lại, khi lãi suất thấp, người ta giữ nhiều tiền hơn do chi phí cơ hội thấp. Hình 9-1 biểu diễn cung và cầu về lượng tiền thực tế. Theo lý thuyết về sự lựa chọn thanh khoản này thì lãi suất sẽ điều chỉnh để cân bằng cung cầu về lượng tiền thực tế.

Tại sao cung tiền tăng lại làm giảm lãi suất? Chúng ta hãy xem điều gì xảy ra khi Fed tăng cung tiền từ M(1) thành M(2). Do mức giá P không đổi nên việc tăng cung tiền này sẽ làm dịch chuyển lượng cung tiền thực tế M/P sang phải, như trong hình 9-2.

Lãi suất phải điều chỉnh để cân bằng cung và cầu. Tại mức lãi suất cũ r(1), cung vượt cầu. Những người giữ khoản tiền dư cung cố gắng chuyển một phần tiền thành những khoản gửi ngân hàng có lãi suất hoặc trái phiếu. Ngân hàng và những người phát hành trái phiếu muốn trả lãi suất thấp nên sẽ phản ứng lại sự dư cung tiền này bằng cách hạ lãi suất. Lãi suất tụt xuống cho tới khi một cân bằng mới đạt được tại r(2)

Một phần của tài liệu Tóm tắt, hướng dẫn giải câu hỏi và bài tập giáo trình Kinh tế Vĩ mô của Mankiw (Trang 57 - 58)