Giả sử tiêu dùng phụ thuộc vào số dư thực tế (vì số dư thực tế là một phần của cải) Hãy chỉ ra rằng nếu số dư thực tế phụ thuộc vào lãi suất danh nghĩa, thì tốc

Một phần của tài liệu Tóm tắt, hướng dẫn giải câu hỏi và bài tập giáo trình Kinh tế Vĩ mô của Mankiw (Trang 47 - 48)

cải). Hãy chỉ ra rằng nếu số dư thực tế phụ thuộc vào lãi suất danh nghĩa, thì tốc độ tăng cung ứng tiền tệ bây giờ tác động tới tiêu dùng, đầu tư và lãi suất thực tế. Lãi suất danh nghĩa điều chỉnh nhiều hơn hay ít hơn tỷ lệ một - một so với lạm phát dự kiến? Nhận định chệch khỏi sự phân đôi cổ điển và hiệu ứng Fisher này được gọi là hiệu ứng Mundell - Tobin. Làm thế nào để bạn có thể đi đến nhận định cho rằng trên thực tế hiệu ứng Mundell-Tobin có quan trọng không?

Sự tăng lên của tốc độ tăng cung ứng tiền tệ dẫn đến tăng tỷ lệ lạm phát. Lạm phát đến lượt nó lại làm cho lãi suất danh nghĩa tăng lên, nghĩa là chi phí cơ hội của việc giữ tiền tăng lên. kết quả là số dư tiền thực tế giảm xuống. Vì tiền là một bộ phận của của cải nên của cải thực tế giảm xuống. Của cải giảm làm tiêu dùng giảm, và do đó tăng tiết kiệm. Tiết kiệm tăng dẫn đến sự chuyển dịch ra phía ngoài của đường tiết kiệm, như trên Hình 6-1. Điều này dẫn tới mức lãi suất thực tế thấp hơn.

Sự phân đôi cổ điển cho rằng thay đổi trong các biến danh nghĩa chẳng hạn như lạm phát không ảnh hưởng đến các biến thực tế. Trong trường hợp này, sự phân đôi cổ điển không còn đứng vững; tỷ lệ lạm phát tăng kéo theo lãi suất thực tế giảm. Hiệu ứng Fisher cho rằng: i=r+ . Trong trường hợp này, vì lãi suất thực tế r giảm nên 1% tăng lên của lạm phát làm lãi suất danh nghĩa i tăng ít hơn 1%.

Hầu hết các nhà kinh tế cho rằng hiệu ứng Mudell-Tobin không quan trọng vì số dư tiền thực tế chỉ là một phần nhỏ của của cải. Do vậy mà tác động tới tiết kiệm như minh hoạ ở Hình 6-1 chỉ nhỏ mà thôi.

Chương 7

Một phần của tài liệu Tóm tắt, hướng dẫn giải câu hỏi và bài tập giáo trình Kinh tế Vĩ mô của Mankiw (Trang 47 - 48)