M/ P= L(r,Y) Trong đó:
1. Chương này sử dụng mô hìmh Fisher để trình bày sự thay đổi của lãi suất đối với những người tiêu dùng tiết kiệm một phần thu nhập trong thời kỳ Bây giờ, giả
những người tiêu dùng tiết kiệm một phần thu nhập trong thời kỳ 1. Bây giờ, giả sử người tiêu dùng là người đi vay. Hãy trình bày hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế đối với tiêu dùng trong cả hai thời kỳ.
Hình 15-3 minh hoạ ảnh hưởng đối với người tiêu dùng đi vay khi lãi suất tăng trong thời kỳ thứ nhất. Khi lãi suất thực tế tăng sẽ làm cho đường ngân sánh xoay quanh điểm(Y1,Y2) và độ dốc tăng lên
Chúng ta có phân chia tác động của sự thay đổi lãi suất đối với tiêu dùng thành hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế. Hiệu ứng thu nhập là sự thay đổi trong tiêu dùng do sự dịch chuyển tới vị trí đường bàng quan khác. Vì người tiêu dùng là người đi vay, nên khi lãi suất tăng lên sẽ làm anh ta nghèo đi hay nói cách khác là anh ta không thể đạt đường bàng quan cao hơn. Nếu hàng hoá tiêu dùng trong cả hai thời kỳ là hàng hoá bình thường thì sẽ làm giảm cả C1 và C2.
Hiệu ứng thay thế là sự thay đổi trong tiêu dùng do sự thay đổi giá tiêu dùng so sánh của hai thơì kỳ. Lãi suất tăng lên sẽ làm cho tiêu dùng ở thời kỳ thứ hai ít tốn kém hơn so với thời kỳ thứ nhất và khi đó người tiêu dùng mua được nhiều hơn so với thời kỳ thứ nhất. Chúng ta biết rằng, đối với người đi vay thì sự tác động cùng chiều của hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế chính là lý do làm cho tiêu dùng ở thời kỳ thứ nhất giảm xuống khi lãi suất thực tế tăng. Tiêu dùng ở thời kỳ thứ hai có thể giảm hoặc tăng tuỳ vào hiệu ứng nào mạnh hơn. Hình 15-3 minh hoạ trường hợp hiệu ứng thay thế mạnh hơn hiệu ứng thu nhập và do đó C2 tăng lên
2. Chương này phân tích mô hình Fisher trong trường hợp người tiêu dùng có thể tiết kiệm hoặc đi vay tại một mức lãi suất r và trong trường hợp người tiêu dùng