7. Cấu trúc luận văn
2.3. Thực trạng việc dạy học môn Đạo đức ở trường Tiểu học
Như chúng ta đã biết môn Đạo đức là môn học rất gần gũi với thực tế cuộc sống của học sinh. Nó giúp học sinh hình thành được ý thức đạo đức, định hướng giá trị đạo đức về những chuẩn mực hành vi đạo đức, thói quen hành vi đạo đức, để rèn luyện nhân cách và có động cơ đúng đắn.
Các câu tục ngữ về đạo đức của nhân dân ta khuyên mọi người sống có tình
có nghĩa, có nhân có đức, có thủy có chung và mọi người quan niệm rằng: “Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách”, “Một chữ cũng là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy”.
Như vậy, những câu nói đó làm cho chúng ta thấy được đạo đức quan trọng như thế nào trong việc hình thành nhân cách con người. Môn Đạo đức sẽ giúp ích cho học sinh rất nhiều: giúp học sinh có những hành vi chuẩn mực đúng, thích nghi
51
và tích cực, thấy được lợi ích của việc làm đúng, tốt, hay tác hại của việc làm sai, xấu và từ đó tự rút ra bài học đạo đức tương ứng, biết vận dụng qua việc thực hiện hành vi trong cuộc sống hằng ngày. Chính vì vậy, việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong môn Đạo đức là một vấn đề cần quan tâm nhất hiện nay.
Thực tế việc dạy và học Đạo đức trong nhà trường còn gặp nhiều hạn chế, bất cập. Trong đó, nội dung chương trình chưa hợp lí, coi trọng lí thuyết, chưa chú ý vận dụng thực hành cũng như đánh giá qua việc làm cụ thể trong đời sống của học sinh. Nhiều bài học trong sách giáo khoa môn Đạo đức còn khô khan, gượng ép, chưa phù hợp với đặc điểm tâm lí, tình cảm của học sinh.
Nói tới dạy đạo đức, học đạo đức người ta luôn cảm thấy nặng nề và không mấy hứng thú khi thảo luận về môn học này. Từ chỗ còn xem nhẹ việc giáo dục đạo đức cho học sinh nên chỉ đạo dạy học môn đạo đức trong nhà trường tiểu học chưa được quan tâm triệt để, số tiết dự giờ môn đạo đức của Ban giám hiệu còn ít. Dẫn đến tình trạng giáo viên chủ nhiệm chưa đầu tư cho việc giảng dạy môn Đạo đức, vì vậy việc cung cấp các khái niệm, chuẩn mực đạo đức chưa tạo cho các em tiếp thu bằng cả tình cảm của mình để biến thành niềm tin.
Ở tiết Đạo đức, có sử dụng nhiều hoạt động nên một số giáo viên chưa nhiệt tình và thường ngại tổ chức các hoạt động như sắm vai, chơi trò chơi,…vì sợ mất thời gian. Do vậy, học sinh phải đóng vai trò thụ động, hoặc áp đặt khi lĩnh hội kiến thức, dẫn đến hiệu quả của tiết Đạo đức chưa cao.
Phụ huynh thiếu sự quan tâm đến con mình, xem Đạo đức là môn học phụ. Giáo viên phải dạy nhiều môn nên chưa đầu tư nhiều cho môn Đạo đức.
Với thực trạng đó, việc nâng cao chất lượng đạo đức cho học sinh là yêu cầu thường xuyên của công tác giáo dục, chất lượng giáo dục cần được chú trọng hơn. 2.4. Thống kê những ngữ liệu văn học dân gian sử dụng vào dạy môn Đạo đức lớp 4
Tên bài học Tên các tác phẩm văn học dân gian Bài 1. Trung thực trong học
tập
Mục tiêu cần đạt:
Ngoài việc GV giúp HS hiểu giá trị của trung thực qua nội dung bài học, GV giúp HS nhận biết không chỉ trung thực trong học tập mà còn
52 Nhận thức được giá trị của
chung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng. Biết trung thực trong học tập. Biết đồng tình ủng hộ những hành vi trung thực, phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
phải trung thực trong cuộc sống thông qua những truyện cổ tích như:
Người thợ săn tài giỏi Hai người trung thực Cái cân thủy ngân Ba lưỡi rìu
Những câu ca dao, tục ngữ về lòng trung thực:
+ Một lời nói dối sám hối bảy ngày. (Ở đời kỵ nhất là nói dối, vì đó là một tính xấu. Nhưng nhiều lúc ta cũng phải nói dối, miễn lời nói dối đó không mưu lợi cho mình mà là cho người. Còn nếu dối trá mang lại điều hại cho người để cầu lợi cho mình thì ta nên tránh)
+ Đường đi hay tối, nói dối hay cùng. (Nói dối quanh co dễ bị lộ tẩy, lúng túng, không giải thích được).
+ Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành.
(Ăn ở thật thà thì được mọi người thông cảm, tha thứ khuyết điểm do mình không cố tình gây ra). + Một câu nói ngay bằng ăn chay cả tháng. + Những người tính nết thật thà
Đi đâu cũng được người ta tin dùng. Bài 2. Vượt khó trong học tập
Mục tiêu cần đạt:
Nhận thức được mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập cần tìm cách vượt qua khó khăn. Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và
Những câu ca dao, tục ngữ về vượt khó trong học tập:
+ Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. (Khuyên ta chớ thấy khó khăn, nguy hiểm mà ngã lòng, nản chí, phải kiên quyết phấn đấu để vượt qua khó khăn, thử thách)
+ Có chí thì nên Nhà có nền thì vững.
53 biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ
những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống, trong học tập.
(Có hoài bão, ước mơ mà nhẫn nại, kiên trì sẽ thành công)
+ Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi. + Học hành vất vả, kết quả ngọt bùi. + Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài, Cũng thành vô dụng, cũng hoài ngọc đi.
+ Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
Bài 4. Tiết kiệm tiền của Mục tiêu cần đạt:
Nhận thức được cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào? Vì sao phải tiết kiệm tiền của? Biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở,… trong sinh hoạt hằng ngày. Đồng tình và ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm; không đồng tình với những hành vi, việc làm lãng phí tiền của.
Truyện cổ tích “Lời tiên”
Những câu ca dao, tục ngữ về tiết kiệm tiền
của như:
+ Giàu không hà tiện, khó liền tay, Khó không hà tiện, khó ăn mày.
(Giàu có mà không tiết kiệm, chi tiêu hoang phí thì chẳng mấy chốc sẽ nghèo. Còn người nghèo mà không chịu tiết kiệm thì cảnh “ăn mày” bày ra trước mắt. Vì vậy,ta nên biết tiết kiệm để khi gặp cảnh ngộ xấu thì không phải đi vay mượn)
+ Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm. (Khuyên ta nên cân nhắc kĩ khi sử dụng tiền bạc, vật chất do mình tạo ra)
+ Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí. (Biết tiết kiệm, dè sẻn trong chi tiêu)
+ Ở đây một hạt cơm rơi Ngoài kia bao hạt mồ hôi thấm đồng. (Các bác nông dân đã đổ bao mồ hôi công sức tạo ra hạt gạo cho chúng ta ăn. Vì vậy, ta phải hết sức quý trọng công lao ấy, quý trọng từng hạt gạo không nên phung phí)
+ Tiết kiệm sẵn có đồng tiền Phòng khi túng lỡ không phiền lụy ai.
54
+ Ăn phải dành, có phải kiệm.
Bài 5. Tiết kiệm thời giờ Mục tiêu cần đạt:
Hiểu được thời giờ là cái quý nhất cần phải tiết kiệm.
Biết cách tiết kiệm thời giờ. Biết quý trọng và tiết kiệm thời giờ một cách tiết kiệm.
Những câu ca dao, tục ngữ về tiết kiệm thời giờ
như:
+ Thì giờ là vàng bạc.
(Thời gian qua nhanh như gió và không bao giờ trở lại. Một giờ trôi qua, ta đã làm được biết bao nhiêu là của cải. Nếu bỏ phí thì giờ là bỏ phí của cải, tức là vàng bạc. Câu này khuyên ta nên biết quý trọng thì giờ, không nên để thì giờ trôi qua một cách lãng phí)
Bài 6. Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
Mục tiêu cần đạt:
Hiểu công lao sinh thành, dạy
dỗ của ông bà, cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.
Biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống.
Kính yêu ông bà, cha mẹ.
* Những truyện cổ tích về hiếu thảo với ông bà, cha mẹ:
Hoàng tử cứu mẹ Sự tích hoa cúc trắng Người con út hiếu thảo Mẹ hiền, con thảo Cậu bé Tích Chu Cô gái lấy chồng trăn
* Những câu ca dao, tục ngữ về hiếu thảo với ông bà, cha mẹ như:
+ Bao giờ cá lý hóa long Đền ơn cha mẹ ẵm bồng ngày xưa. (Cá lý hóa long: cá chép hóa rồng – người xưa tin rằng những con cá chép tu luyện lâu năm sẽ có một lần thi võ, con nào vượt được vũ môn thì được hóa rồng. Cá chép hóa rồng được ví với chuyện học trò đi thi đỗ đạt được làm quan. Con cái được làm quan thì cha mẹ được nhờ cậy,
55
sung sướng. Làm con mà có hiếu thảo, nghĩ đến việc báo hiếu cho cha mẹ thì thật đáng khen)
+ Ba tiền một khứa cá tươi, Cũng mua cho được mà nuôi mẹ già. (Công ơn cha mẹ đối với ta lớn lao như trời biển, dù có dốc lòng báo hiếu cũng không đền đáp được. Cha mẹ càng già yếu, ta càng phải phụng dưỡng hết lòng)
+ Anh em như thể tay chân Anh em hòa thuận hai thân vui vầy. (Anh em ruột thịt phải thương yêu nhau, giúp đỡ nhau trong mọi công việc. Các bậc cha mẹ thấy con cái hòa thuận, yêu thương nhau sẽ vô cùng sung sướng. Điều này cũng có nghĩa, anh em thương yêu nhau cũng là một hình thức báo hiếu cho cha mẹ)
+ Tôm càng lột vỏ bỏ đuôi, Giã gạo cho trắng mà nuôi mẹ già. (Cha mẹ già, tới bữa ăn có được chén cơm trắng thơm ngon, có thức ăn vừa miệng bởi công lao giã cối gạo cho trắng, ngồi lột vỏ bỏ đuôi con tôm càng. Tuy mệt nhọc nhưng so với công lao trời biển của cha mẹ thì chưa là gì. Làm con mà có lòng hiếu thảo như vậy là điều đáng khen)
+ Nâng niu bú mớm đêm ngày, Công cha nghĩa mẹ xem tày bằng non. (Ngoài việc cưu mang chín tháng mười ngày, mang nặng đẻ đau, cha mẹ còn lo cho ta từng miếng ăn giấc ngủ, dạy từng lời ăn tiếng nói, lo cho ta ăn học và luôn yêu thương ta đến khi
56
nhắm mắt lìa đời. Chúng ta phải hiếu thảo với cha mẹ, vì công lao của cha mẹ bao la rộng lớn như núi cao, như biển rộng)
+ Nay bưng quả nếp vô chùa, Cầu cho cha mẹ sống đời với con.
(Quả nếp: mâm xôi nhỏ đặt trong cái hộp tròn có
nắp đậy, thường sơn đỏ để đựng lễ vật. Và con cái nào cũng muốn cha mẹ sống lâu để có dịp báo đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục, nên siêng năng vào chùa lễ Phật, xin gia tăng tuổi thọ cho cha mẹ)
+ Mỗi đêm mỗi thắp đèn trời, Cầu cho cha mẹ sống đời với con.
+ Cây khô chưa dễ mọc chồi, Mẹ già chưa dễ ở đời với con. (Cha mẹ tuổi già chẳng khác nào như một cây khô, cái chết đã gần kề, làm sao sống mãi với con cháu được. Vì vậy, bổn phận làm con là nên tận tình nuôi dưỡng cha mẹ trong những năm tháng cuối đời)
+ Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
+ Đói lòng ăn hột chà là, Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng. (Người con này thật là một người con hiếu thảo. Nhà nghèo, mẹ lại già, con nhường phần cơm ít để phụng dưỡng mẹ hiền, còn mình thì ăn chà là cho qua bữa)
57
+ Đói lòng ăn bát cháo môn Để cơm nuôi mẹ cho tròn hiếu trung. + Công cha nghĩa mẹ cao vời, Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta. Nên người con phải xót xa, Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao. Đội ơn chín chữ cù lao,
Sanh thành kể mấy non cao cho vừa. + Đói lòng ăn trái ổi non,
Nhịn cơm cho mẹ, cho tròn nghĩa xưa. + Dấn mình gánh nước làm thuê Miễn nuôi được mẹ quản là chi thân. + Dạy con, con nhớ lấy lời,
Trọng cha, kính mẹ, suốt đời chớ quên. + Công cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang. + Công cha nghĩa mẹ ai đền,
Vào thưa ra gửi mới nên con người.
(Thái độ ngoan ngoãn, lễ phép của con cái trong gia đình, đó là một mặt để đền ơn cha mẹ)
Bài 7. Biết ơn thầy giáo, cô giáo
Mục tiêu cần đạt:
Hiểu công lao của các thầy
giáo, cô giáo đối với học sinh. Học sinh phải biết kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
Biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
* Những câu ca dao, tục ngữ về biết ơn thầy giáo, cô giáo như:
+ Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy. (Việc học là nhu cầu thiết yếu của mỗi người. Muốn cho con học giỏi không phải tùy vào khả năng học vấn của con mà còn nhờ vào công lao dạy dỗ của người thầy. Vì vậy, cha mẹ tỏ ra hết lòng tôn kính vị thầy dạy học cho con mình nên người)
58
+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
(Thầy, cô giáo là người luôn gần gũi, chỉ bảo, mở ra cho chúng ta những kho tàng kiến thức của nhân loại, chắp cánh ước mơ cho chúng ta. Vì vậy, chúng ta phải thực hiện tốt bổn phận của người học trò trong nhà trường, chăm chỉ học tập để giữ gìn những thành quả mà ông cha ta đã tạo dựng)
+ Ngày nào em bé cỏn con Bây giờ em đã lớn khôn thế này.
Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy, Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao. (Chúng ta không nên quên công cha, áo mẹ, chữ thầy. Mà chúng ta phải dốc lòng trả mọi công ơn to lớn đó cho bằng được, bằng cách đem hết năng lực, trí tuệ ra làm việc giúp đời)
+ Không thầy đố mày làm nên.
(Học chữ, học võ cũng nhờ thầy. Học nghề cũng nhờ thầy. Học ăn, học nói, học khôn ngoan cũng nhờ thầy. Người dạy cho ta suốt năm mười năm hay chỉ dạy ta một vài kinh nghiệm sống cũng là thầy. Vì vậy, ta nên ghi nhớ công ơn của người thầy)
+ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy)
(Thầy truyền đạt cho học trò kiến thức. Người học trò lớn khôn, trưởng thành qua từng bài dạy của thầy. Mai sau nếu có thành đạt, vẫn nghĩ rằng “một chữ hay nửa chữ” cũng thuộc công lao của thầy)
59
+ Mẹ cha công sức sinh thành Ra trường thầy dạy học hành cho hay. (Khi còn nhỏ, ta chịu ơn nuôi dưỡng của cha, chịu nghĩa sinh thành của mẹ. Khi ta lớn lên, cắp sách tới trường thì chính thầy giáo là người dạy dỗ, uốn nắn cho ta nên ta phải cố công học tập, báo đền công ơn của cha mẹ, thầy cô)
+ Uống nước nhớ nguồn.
(Được uống nước cần nhớ đến nguồn, nơi bắt đầu của một dòng suối. Ngụ ý câu này khuyên ta phải biết ơn đối với những người đã cưu mang, dạy dỗ, giúp đỡ mình)
Bài 8. Yêu lao động Mục tiêu cần đạt:
Biết được giá trị của lao động. Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động.
* Những truyện cổ tích về yêu lao động:
Chàng trai xấu xí
Hũ bạc của ông già đốt than Bảy điều ước
* Những câu ca dao, tục ngữ về yêu lao động như:
+ Trời nào có phụ ai đâu Hay làm thì giàu, có chí thì nên.
(Sự giàu nghèo của con người không phải do trời đem lại mà là do bàn tay, khối óc con người tạo nên. Người nào biết chăm lo làm việc thì không thể đói, quyết tâm bền chí và chuyên cần làm việc thì sẽ được thành công).