Tìm hiểu về ngữ liệu văn học dân gian

Một phần của tài liệu sử dụng ngữ liệu văn học dân gian vào dạy đạo đức cho học sinh lớp 4 (Trang 25 - 26)

7. Cấu trúc luận văn

1.5.Tìm hiểu về ngữ liệu văn học dân gian

Ngữ liệu không chỉ là tư liệu nhằm phục vụ việc chuyển tải nội dung tri thức, rèn luyện kỹ năng mà còn có quan hệ mật thiết tới việc sử dụng phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức dạy học, có tác động mạnh mẽ đến nhận thức và tình cảm của học sinh, đến hoạt động dạy học của giáo viên. Vì vậy, việc lựa chọn và sử dụng ngữ liệu VHDG đang là vấn đề được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, của đội ngũ giáo viên nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, thực hiện được những mục tiêu dạy học nói chung và trong dạy học môn Đạo đức nói riêng.

Trong số các loại ngữ liệu được sử dụng để dạy học, có một bộ phận được khai thác, lựa chọn từ VHDG như: ca dao, tục ngữ, câu đố, thành ngữ,…Đó là

những ngữ liệu văn học dân gian (NLVHDG)

Hội nghị BCH TW Đảng lần 6 (khóa IX) ngày 26/7/2003 đã khẳng định

nhiệm vụ “đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tăng cường giáo dục tư duy sáng tạo, năng lực tự học, tự tu dưỡng, tự tạo việc làm”. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội năm 2001 - 2010 trình bày tại Đại hội IX của Đảng đã nêu rõ giáo dục và đào tạo cần: “đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vệt, học chay”.

Tìm hiểu việc sử dụng NLVHDG trong dạy học môn Đạo đức có tác dụng giúp HS nâng cao kiến thức và vốn hiểu biết về VHDG, bồi dưỡng cách sống, nâng cao trình độ thẩm mỹ cho HS, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa và tâm hồn dân tộc

21

Việt Nam. Sự phổ biến và hình thức tồn tại của VHDG trong các môi trường, lĩnh vực và phạm vi khác nhau, việc sử dụng NLVHDG không chỉ giới hạn trong phạm vi nhà trường, trong phạm vi môn học. Học sinh có thể tiếp thu những câu đố, câu tục ngữ - ca dao, những chuyện vui,…thông qua sách vở, tài liệu tham khảo, thông qua sinh hoạt tập thể, sinh hoạt gia đình, sự giao tiếp ngoài xã hội. Trong nhà trường, bất cứ một giáo viên nào, một môn học nào cũng có thể sử dụng NLVHDG phục vụ trực tiếp hay gián tiếp cho mục đích giáo dục. Đây là một ưu thế của NLVHDG mà không phải ngữ liệu nào cũng có được.

Một phần của tài liệu sử dụng ngữ liệu văn học dân gian vào dạy đạo đức cho học sinh lớp 4 (Trang 25 - 26)