Mục tiêu môn Đạo đức ở trường Tiểu học

Một phần của tài liệu sử dụng ngữ liệu văn học dân gian vào dạy đạo đức cho học sinh lớp 4 (Trang 49 - 50)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.2.Mục tiêu môn Đạo đức ở trường Tiểu học

Mục tiêu môn Đạo đức ở cấp Tiểu học nhằm giúp HS:

 Kiến thức: Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực, hành vi đạo đức, chuẩn mực hành vi mang tính pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân; với người khác, với công việc; với cộng đồng, đất nước, nhân loại; với môi trường tự nhiên và hiểu ý nghĩa của việc thực hiện theo các chuẩn mực đó.

45

 Kĩ năng: Bước đầu hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực đã học; hình thành kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực trong các mối quan hệ và tình huống, cụ thể của cuộc sống.

 Thái độ: Bước đầu hình thành thái độ tự tin vào khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình; yêu thương, tôn trọng con người; mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu.

Ba mục tiêu trên có quan hệ biện chứng, thống nhất với nhau: Mục tiêu kiến thức có tác dụng định hướng cho việc hình thành kĩ năng, thái độ và hành vi đạo đức. Mục tiêu về thái độ, kĩ năng, hành vi có tác dụng củng cố lại kiến thức về chuẩn mực hành vi đạo đức. Trong ba mục tiêu trên, mục tiêu về hành vi đạo đức là cái đích cuối cùng của giáo dục đạo đức nói chung và dạy học môn Đạo đức nói riêng.

Như vậy, cùng với công tác giáo dục học sinh toàn diện, môn Đạo đức giúp các em trở thành những con ngoan, biết vâng lời, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; những trò giỏi, biết học hành chăm ngoan, lễ phép, biết ơn các thầy cô giáo; những bạn tốt, trung thực, tự tin, biết hợp tác và quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.

Một phần của tài liệu sử dụng ngữ liệu văn học dân gian vào dạy đạo đức cho học sinh lớp 4 (Trang 49 - 50)