Cơ sở của việc sử dụng ngữ liệu văn học dân gian trong dạy môn Đạo

Một phần của tài liệu sử dụng ngữ liệu văn học dân gian vào dạy đạo đức cho học sinh lớp 4 (Trang 39 - 45)

7. Cấu trúc luận văn

1.5.4.Cơ sở của việc sử dụng ngữ liệu văn học dân gian trong dạy môn Đạo

Như đã nói ở trên, việc sử dụng NLVHDG cần dựa vào những đặc trưng của từng thể loại và dựa vào mục tiêu, nội dung môn học để lựa chọn những ngữ liệu phù hợp, thiết thực nhằm mang lại hiệu quả cao. Người viết nhận thấy, trong các thể loại của VHDG thì truyện cổ tích, ca dao, tục ngữ là phù hợp và gần gũi với lứa tuổi học sinh Tiểu học.

1.5.4.1. Truyện cổ tích

Truyện cổ tích: Là thể loại truyện cổ dân gian ra đời trong thời kì xã hội đã phân chia giai cấp nên mang chủ đề xã hội, phản ánh những xung đột đặc trưng cho các thời kì lịch sử khi đã có chế độ tư hữu tài sản, có gia đình riêng, có mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp. Vừa mô tả và lí giải hiện thực, cổ tích vừa thể hiện mơ ước của người lao động về một cuộc sống tốt đẹp hơn thực tại. Ở một bộ phận chủ yếu, yếu tố tưởng tượng thần kỳ còn mang lại cho cổ tích một đặc trưng nổi bật trong phương thức phản ánh.

Truyện cổ tích có hai đặc trưng cơ bản.

* Truyện cổ tích được sáng tác với mục đích giáo dục đạo đức cho trẻ em.

Nó tác động đến trẻ em từ xúc cảm nghệ thuật chân thực đến nhận thức lí tính. Tiếp xúc với cổ tích, trước hết trẻ em được vui buồn với số phận của những con người cụ thể, sau đó những quan niệm, nhận xét về cái đẹp, cái thiện mới dần dần được hình thành trong suy nghĩ, tác động đến hành vi của các em.

Đối tượng miêu tả của truyện cổ tích là những con người “nhỏ bé” không có địa vị xã hội và tiềm lực kinh tế. Họ đều là những người mang những phẩm chất lí tưởng theo quan niệm của người lao động xưa: cần cù, chân thật, nhân hậu. Càng qua thử thách, phẩm chất của họ càng ngời sáng. Vì vậy, hành vi và nhân cách của họ có sức hấp dẫn đặc biệt với trẻ em, trở thành mẫu mực cho trẻ học tập. Trái ngược với những con người lí tưởng đó là kẻ ác, những con người luôn áp chế người khác, lừa lọc, tham lam. Trong xung đột với nhân vật chính diện, các nhân vật phản diện này đều thất bại dưới hình thức này hay hình thức khác, giữ chức năng là những phản ví dụ nhằm hoàn thiện đầy đủ ý nghĩa các bài học giáo dục đạo đức của cổ tích. Vì vậy, song hành với cô Tấm là cô Cám, có Thạch Sanh thì phải

35

có Lí Thông, có người anh tham lam, xảo quyệt thì phải có người em thật thà, có cô chị độc ác thì phải có cô em nhân hậu, có ác quỷ thì phải có người hùng…Những xung đột xã hội được thể hiện trong cổ tích suy cho cùng là những xung đột được gói gọn trong phạm trù đạo đức với những mặt đối lập: thiện – ác, tốt – xấu, trung thực – gian xảo, chăm chỉ  lười biếng, độ lượng – hẹp hòi…Những biểu hiện tính cách ấy được miêu tả đầy ấn tượng và nhất quán qua các nhân vật chức năng, các nhân vật này có những tính cách được ấn định từ trước, không thay đổi theo hoàn cảnh, khắc sâu trong tâm trí trẻ em một hình ảnh nào đó, từ đó cung cấp cho trẻ một bài học đạo đức nào đó. Khi đưa truyện cổ tích vào tiết học đạo đức thì hiệu quả giáo dục càng sâu sắc hơn.

* Truyện cổ tích phản ánh thực tại một cách độc đáo.

Nếu thần thoại và truyền thuyết chú ý đến những đề tài cao cả thuộc vấn đề tồn vong của một dân tộc thì truyện cổ tích lại quan tâm đến những quan hệ của con người trong sinh hoạt đời thường. Tuy vậy, khác với hiện thực ngoài đời, các yếu tố

thực tế trong cổ tích luôn đan xen với yếu tố kì ảo, tạo ra một vườn cổ tích rất độc

đáo, những gì phi lí, không thể tồn tại ngoài đời thì đều được chấp nhận dễ dàng trong cổ tích. Cũng từ đó, nó chiếu rọi một thứ ánh sáng đặc biệt vào cuộc đời tối tăm đầy đau khổ của con người, thôi thúc tiềm năng và niềm lạc quan của họ. Vì vậy, sử dụng truyện cổ tích vào những giờ Đạo đức thì những yếu tố thần kì đó góp phần mang lại không khí hào hứng, khơi gợi động cơ học tập và sự thích thú cho các em.

Căn cứ vào phương thức phản ánh có thể chia truyện cổ tích thành hai loại:

Cổ tích thần kì và Cổ tích sinh hoạt.

* Cổ tích thần kì là loại cổ tích ra đời sớm, luôn luôn sử dụng yếu tố thần kì

khi xây dựng cốt truyện và miêu tả số phận nhân vật, nếu thiếu sự can thiệp của nó, câu chuyện khó lòng tiếp tục. Vì vậy, mọi mâu thuẫn xung đột đều được giải quyết theo xu hướng thõa mãn khát vọng tự do hạnh phúc của người xưa. Những con người nhỏ bé vốn bị thua thiệt đủ điều sẽ được thay đổi số phận. Người em bất hạnh sẽ được ra đảo vàng, những cô bé mồ côi sẽ trở thành những bà hoàng, anh trai cày sẽ thành con rể phú ông, Thạch Sanh lên làm vua, những chàng ngốc thông minh,

36

nhanh nhẹn sẽ nắm quyền hành, vợ chồng Sọ Dừa sẽ mãi hạnh phúc bên nhau… Những kẻ độc ác, xấu xa đều bị trừng phạt: kẻ thì chết, kẻ bị biến thành các con vật xấu xí, bị ruồng bỏ.

Do sử dụng yếu tố thần kì nên kết thúc của cổ tích thần kì luôn có hậu, thõa mãn lòng mong muốn của nhân dân, đặc biệt phù hợp với thị hiếu thẩm mĩ của trẻ thơ. Thực tế đã chứng minh rằng sự có mặt của yếu tố thần kì trong cổ tích đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của nó đối với trẻ em. Trẻ có thể thả hồn theo trí tưởng tượng hoang đường về các nàng công chúa xinh đẹp, đáng thương bị phù phép và vô cùng mãn nguyện trước hình ảnh các chàng hoàng tử hào hoa vượt qua mọi thử thách giải cứu cho nàng. Trẻ vô cùng thán phục trước các cử chỉ yêu thương mà các nhân vật chính diện đầy nhân ái dành cho những con người bất hạnh hoặc các con vật bé bỏng, đồng thời vô cùng thỏa mãn khi thấy kẻ ác bị trừng phạt. Trẻ em được xâm nhập vào thế giới kì diệu của cỏ cây, hoa lá, của các phép màu cổ tích với những phép thần thông biến hóa, viên ngọc ước,…

* Cổ tích sinh hoạt là loại cổ tích ra đời muộn, khi mâu thuẫn xã hội đã trở

nên gay gắt, nhân dân không còn ảo tưởng dùng yếu tố kì ảo để giải quyết các vấn đề xã hội. Vì vậy, yếu tố hiện thực đóng vai trò quan trọng hơn yếu tố kì ảo, số phận nhân vật về cơ bản giống với diễn biến cuộc đời thực. Những vấn đề tồn tại của xã hội như kiếp người nghèo khổ, bất hạnh, bi kịch lòng tin, sự bạc bẽo trong quan hệ giữa người với người… đều được phản ánh trong cổ tích sinh hoạt với những kết cục chẳng mấy tươi sáng. Tuy nhiên, ước mơ công bằng, dân chủ vẫn được thể hiện ở nhóm truyện này. Yếu tố thần kì có thể vẫn được sử dụng nhưng thường tập trung ở cuối truyện nhằm tô đậm hiện thực, thể hiện một ý đồ nghệ thuật nào đó nhiều hơn là để thể hiện ước mơ.

Vì vậy, dựa vào mục đích giáo dục mà GV lựa chọn những loại truyện cho phù hợp, nhằm mang lại hiệu quả giáo dục cao.

Nội dung cơ bản của truyện cổ tích:

* Truyện cổ tích miêu tả hiện thực cuộc sống của người xưa.

Hiện thực ấy được thể hiện qua các mâu thuẫn gia đình và xã hội được phản ánh trong cổ tích. Mâu thuẫn gia đình phát triển lên mức độ nào đó khi các thành

37

viên của gia đình trở thành người đại diện cho các giai cấp đối lập nhau, lúc này mâu thuẫn xã hội sẽ xuất hiện. Lợi ích giữa các giai cấp đối kháng luôn là vấn đề mà cổ tích quan tâm và thể hiện qua hai tuyến nhân vật kẻ giàu – người nghèo. Người lao động nghèo khổ luôn bị lợi dụng, bóc lột, khinh rẻ, lừa gạt, nhiều lúc họ

bị rơi vào hoàn cảnh bi thảm, nhưng nhiều lúc họ đã được đền bù xứng đáng (Cây trẻ trăm đốt, Thạch Sanh, Lọ nước thần…). Trong cổ tích không chỉ tồn tại những

mâu thuẫn xung đột mà còn tồn tại những cảnh đời: cuộc sống giàu sang của kẻ

thượng lưu và cuộc sống cùng quẫn của những người nghèo khổ. Truyện Sự tích con thạch sung miêu tả cuộc thi của cải giữa Thạch Sùng và một vị quan lớn trong triều, trong khi Sự tích chim hít cô lại tả cảnh chết đói thương tâm của một người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đàn bà cô độc cùng với đứa cháu mồ côi. Trong khi phản ánh những xung đột, mâu thuẫn, những cảnh trái ngang trong gia đình và xã hội, cổ tích luôn bộc lộ cái nhìn thương cảm, nâng đỡ và tin cậy đối với những con người bé nhỏ, bất hạnh, tinh thần nhân ái xuất hiện khắp nơi trong thế giới cổ tích, gợi lên trong lòng người thưởng thức những tình cảm mãnh liệt, đó chính là cách cổ tích chuyển tải những bài học đạo đức đến tâm hồn trẻ em.

* Truyện cổ tích miêu tả thế giới mơ ước của người lao động lương thiện.

Sống trong một xã hội đầy bất công ngang trái, người lao động đã tự an ủi mình bằng những điều tốt đẹp được tạo ra nhờ trí tưởng tượng về một xã hội tốt đẹp hơn thực tại. Đó chính là thế giới của ước mơ. Nhờ vào yếu tố thần kì, người xưa vươn tới khát vọng đạo đức, công lí chiếu rọi ánh sáng kì ảo vào cõi đời bất hạnh họ đang sống, khiến họ trở nên yêu đời và sống mạnh mẽ, tích cực hơn. Truyện cổ tích đã trình bày lí tưởng của nhân dân về một xã hội công bằng, dân chủ, trong đó có những con người lương thiện với những phẩm hạnh tốt đẹp sẽ được hưởng hạnh phúc xứng đáng và niềm tin vào sự tất thắng của điều thiện và lẽ công bằng mà nhân dân gửi gắm trong cổ tích.

1.5.4.2. Ca dao

Ca dao: là phần lời của bài hát dân gian (dân ca), là thơ ca dân gian truyền thống. Ca dao không những là tiếng nói chứa đựng tâm tư, tình cảm của người lao động mà còn là những kho tàng kinh nghiệm sống quý giá của con người.

38 Ca dao có hai đặc trưng cơ bản:

Thứ nhất, về phạm vi phản ánh, ca dao là nơi bộc lộ xúc cảm, tình cảm, tư

tưởng của quần chúng nhân dân lao động , là tiếng đàn muôn điệu của tâm hồn quần chúng.

Thứ hai, về thể thơ, thể thơ được dùng phổ biến nhất trong ca dao là lục bát

(90% số bài sử dụng thể thơ này), song thất, song thất lục bát, hỗn hợp tự do. Vì thể thơ lục bát có khả năng biểu hiện tự nhiên những trạng thái tình cảm đa dạng, tinh tế của con người, lại dễ nhớ, dễ thuộc, chính đặc điểm này lại càng làm cho ca dao trở nên quen thuộc và gần gũi với học sinh hơn.

Nội dung ca dao vô cùng phong phú. Ca dao phản ánh tình cảm gia đình, về

thiên nhiên đất nước, về tình yêu và quan niệm hôn nhân… nhưng với mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học và nội dung giáo dục trong SGK Đạo đức lớp 4 thì những câu ca dao nói về quan hệ gia đình là thiết thực hơn cả.

Khi nói về quan hệ gia đình, ca dao đã thể hiện sâu sắc đạo lí truyền thống dân tộc: đề cao chữ hiếu, xem trọng quan hệ ruột thịt máu mủ, giáo dục tình cảm đoàn kết trong gia đình.

Con người có cố có ông Như chim có tổ, như sông có nguồn.

Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông.

Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. 1.5.4.3. Tục ngữ

Tục ngữ: là những câu nói hoàn chỉnh, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội. Tục ngữ thiên về trí tuệ nên thường được ví von là “trí khôn dân gian”. Trí khôn đó rất phong phú mà cũng rất đa dạng nhưng lại được diễn đạt bằng ngôn từ ngắn gọn, xúc tích, dễ nhớ, giàu hình ảnh và nhịp điệu. Có thể coi tục ngữ là văn học nói dân gian nên thường được nhân dân vận dụng trong đời sống sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng và xã hội.

39

Về đặc trưng thể loại, tục ngữ là một kho kinh nghiệm, kho triết lí dân gian sâu sắc. Những kinh nghiệm sống ở đời: cách đối nhân xử thế, cách xem thời tiết, cách chọn giống cây trồng, cách nuôi dạy con cái… đã được tục ngữ đúc kết và truyền tụng. Chức năng thực hành – sinh hoạt của tục ngữ được vận dụng một cách tự nhiên khiến cho tục ngữ gắn bó với lời ăn tiếng nói hằng ngày. Những câu tục ngữ rất quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày như:

Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe. Không thầy đố mày làm nên.

Cái răng, cái tóc là góc con người.

Cây xanh thì lá cũng xanh, cha mẹ hiền lành để đức cho con. Đói cho sạch, rách cho thơm.

Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm…..

Về nội dung, tục ngữ là kho kinh nghiệm quý giá về muôn mặt đời sống: thiên nhiên, lao động, xã hội – lịch sử, phong tục tập quán, con người…

Uốn cây từ thuở còn non Dạy con từ thuở con còn thơ ngây.

Trăm nghe không bằng một thấy.

Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.

Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

Tục ngữ có cấu trúc điển hình là cấu trúc đối xứng. Tục ngữ thường gồm hai vế có quan hệ chặt chẽ với nhau, cân bằng về số lượng từ, cân xứng về từ loại và chức năng. Tục ngữ có âm điệu rất nhịp nhàng, nhịp điệu và sự tổ chức ý tứ rất tương ứng, hài hòa với nhau. Điều này, rất phù hợp với tâm lí của học sinh, giúp các em dễ nhớ, dễ thuộc và khắc sâu bài học hơn.

Được làm vua, thua làm giặc. Mềm nắn, rắn buông. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

40

CHƯƠNG 2. KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO ĐỨC VÀ HỆ THỐNG NGỮ LIÊU VĂN HỌC DÂN GIAN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG

DẠY HỌC ĐẠO ĐỨC

Một phần của tài liệu sử dụng ngữ liệu văn học dân gian vào dạy đạo đức cho học sinh lớp 4 (Trang 39 - 45)