6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.1. Phát triển các cơ sở sản xuất
Khi nền nông nghiệp phát triển từ tự cung, tự cấp lên nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá và cao hơn, lúc đó chỉ có sản lượng hàng hoá mới làm cho kinh tế nông hộ phát triển về quy mô, để hình thành trang trại. Đây cũng chính là con đường đi lên của kinh tế hộ hiện nay trong nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk. Vì thế, phát triển các cơ sở sản xuất nông nghiệp cần cũng cố và nâng cao năng lực kinh tế hộ.
a. Cũng cố và nâng cao năng lực kinh tế hộ
Để có kinh tế hộ phát triển bền vững, cần có sự hội đủ những điều kiện sản xuất và tiêu thụ nông sản như: đất đai, lao động, vốn, khoa học - kĩ thuật công nghệ mới, vốn và thị trường. Nên cần thiết phải thực hiện các giải pháp cụ thể là:
- Khi có dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, ưu tiên hộ đồng bào được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp hoặc cho doanh nghiệp thuê đất sau đó nông dân được sản xuất trên đất đã góp cổ phần và bán lại nông sản cho doanh nghiệp, tạo sự gắn kết bền vững giữa nông dân và doanh nghiệp.
trí và quan hệ kinh tế của gia đình nông dân với đời sống kinh tế - xã hội. Coi trọng nâng cao dân trí, thay đổi tập quán sản xuất tiến bộ cho hộ đồng bào dân tộc.
- Khuyến khích lao động người đồng bào dân tộc đổi mới tư duy, cần cù, sáng tạo, tăng tích lũy vốn, kinh nghiệm, tích tụ đất đai, phát triển sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế trang trại. Tận dụng tốt thời gian nhàn rỗi, tăng cường sản xuất để có đủ lượng thực, xóa đói giảm nghèo...từng bước để các nông hộ nhỏ liên kết lại tăng quy mô sản xuất, trao đổi kinh nghiệm, quản lý kinh tế hộ...
- Nâng cao tích lũy và tiết kiệm của kinh tế hộ, tăng cường cung cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ kỹ thuật - khuyến nông cho nông hộ.
- Kết hợp tốt giữa sản xuất với chế biến, bảo quản, vận chuyển sản phẩm hàng hóa của kinh tế nông hộ để có được sức cạnh tranh trên thị trường.
b. Phát triển các tổ hợp tác
Mô hình tổ hợp tác là hình thức phổ biến trong thành phần kinh tế tập thể, phù hợp với yêu cầu sản xuất, thực trạng PTNN của tỉnh Đắk Lắk. Tổ hợp tác là cơ sở để hình thành hợp tác xã kiểu mới, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp... Phát triển tổ hợp tác, phải bắt đầu từ nhu cầu của người dân và mang lại lợi ích kinh tế cho từng hộ. Các tổ hợp tác ở tỉnh Đắk Lắk có thể phát triển như tổ hợp tác: tưới tiêu, vay vốn, khoa học - kỹ thuật, lao động, trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề nông thôn, quản lý bảo vệ rừng, đổi công, dịch vụ...
Nhằm tiếp tục mở rộng và thúc đẩy các các tổ hợp tác phát huy hiệu quả bền vững. Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk đã xây dựng và triển khai thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể như chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý tổ hợp tác.
Đồng thời, hỗ trợ mỗi tổ hợp tác thành lập mới được hỗ trợ 01 triệu đồng. Đặc biệt, hàng năm tỉnh bố trí trên 1,2 tỷ đồng để hỗ trợ, khuyến khích
phát triển tổ hợp tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Việc phát triển các tổ hợp tác đã giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con và cộng đồng dân cư, góp phần tích cực trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Tổ hợp tác sẽ phục vụ đầu vào và đầu ra nông sản của các hộ sản xuất và đại diện cho các hộ sản xuất để ký kết các hợp đồng tiêu thụ với các đối tác trên chuỗi cung cấp theo từng ngành hàng cụ thể. Chính vì thế phát triển tổ hợp tác là hình thức nâng tầm kinh tế hộ, là điều kiện cần thiết để phát triển các cơ sở sản xuất.
Những ưu thế của mô hình tổ hợp tác so với kinh tế hộ được thể hiện ở bảng 3.1dưới đây:
Bảng 3.1 Những ưu điểm của tổ hợp tác so với kinh tế hộ
Kinh tế hộ
- Sản xuất nhỏ lẻ manh mún.
- Giá nguồn cung cấp đầu vào cao, đầu ra thấp. Khó tiếp cận các kênh tiêu thụ sản phẩm quy mô lớn.
- Số lượng sản phẩm ít, chất lượng không đồng nhất.
- An toàn vệ sinh thực phẩm chưa được quan tâm.
- Chưa có cơ sở pháp lý để ký kết các hợp đồng kinh tế quy mô lớn.
- Không có đủ tư cách pháp nhân trong ký kết hợp đồng kinh doanh (trường hợp nông dân nhỏ lẻ).
Tổ hợp tác
- Sản xuất quy mô lớn, sản phẩm đồng nhất.
- Hợp tác để tiếp cận thị trường đầu vào, đầu ra và các dịch vụ hỗ trợ.
- Giảm giá thành trong sản xuất
- Tăng khả năng cạnh tranh
- Tăng vốn cho sản suất
- Có khả năng mặc cả với người bán và người mua.
- Có thể ký kết các hợp đồng kinh tế với quy mô lớn và có tư cách pháp nhân.
c. Phát triển hợp tác xã
Các định hướng sau:
- Phát triển HTX nòng cốt của thành phần kinh tế tập thể, phải đồng bộ gắn kết với các thành phần kinh tế khác.
- HTX phải vận hành theo cơ chế thị trường, thực sự là chủ thể kinh tế tự chủ vừa hợp tác, vừa cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
- Hợp tác xã và tổ hợp tác phải đóng vai trò cầu nối giữa nông dân với nhà khoa học và doanh nghiệp; nhà khoa học (tổ chức khoa học) hợp đồng với tổ hợp tác, hợp tác xã chuyển giao tiến bộ kỹ thuật...ở các vùng các xã.
Giải pháp phát triển
- Phát triển các HTX mới đa dạng trên nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi, xuất phát từ nhu cầu của các hộ nông dân, phù hợp với trình độ phát triển của các ngành nghề trên địa bàn các xã.
- Đa dạng hoá hình thức sở hữu trong kinh tế tập thể (có sở hữu của pháp nhân, tập thể, thể nhân). Phát triển các loại hình doanh nghiệp trong HTX và các hình thức liên hiệp HTX.
- Nghiên cứu xây dựng mô hình HTX kiểu mới trên cơ sở tổng kết các kinh nghiệm để tạo động lực phát triển, tăng sức hấp dẫn của kinh tế tập thể.
- Khuyến khích huy động cổ phần và nguồn vốn của xã viên để không ngừng tăng thêm vốn đầu tư phát triển HTX.
- Hình thành các hình thức hợp tác dưới dạng hội, hiệp hội ngành nghề để giúp nhau về vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm.
- Các HTX thành lập mới trên địa bàn huyện cần tập trung vào các loại hình chủ yếu sau: hợp tác xã mua bán, cung ứng, tiêu thụ, dịch vụ nông nghiệp, tín dụng...
d. Phát triển kinh tế trang trại
Theo đánh giá của Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh, kinh tế trang trại ở Đắk Lắk vẫn còn ở dạng phát triển tự phát, thiếu quy hoạch, quy mô nhỏ lẻ, khả năng về vốn còn hạn chế, trình độ quản lý của các chủ trang trại, tay nghề của người lao động còn thấp, phương thức sản xuất chưa đa dạng, chất lượng sản phẩm hàng hóa chưa cao, chủ yếu dưới dạng thô, hiệu quả kinh tế thấp. Nên khuyến khích phát triển về số lượng và chất lượng các trạng trại trên địa bàn tỉnh là rất cần thiết.
Các định hướng chính:
- Trong SXNN tỉnh Đắk Lắk các vấn đề về tổ chức, liên kết giữa các nông hộ, năng lực tiếp cận thị trường, ký kết các hợp đồng với nhà chế biến hay các tiêu thụ hiện nay là chưa có. Sự phát triển các trang trại để dẫn dắt và tập hợp các nông hộ nhỏ để cùng thực hiện tham gia vào thị trường cung ứng nông sản, học hỏi được phương thức canh tác mới, áp dụng được qui trình sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường.
- Xây dựng và phát triển kinh tế trang trại trở thành hạt nhân và lực lượng nòng cốt của nông nghiệp huyện, trong đó ưu tiên phát triển các trang trại chuyên sản xuất giống nông, lâm nghiệp, trang trại trồng trọt, chăn nuôi, nông lâm kết hợp, sinh vật cảnh...
- Tạo sự thống nhất nhận thức về tính chất, vai trò của kinh tế trang trại, về con đường vượt nghèo khó, vươn lên giàu có, tất yếu đưa kinh tế hộ phát triển hợp quy luật theo mô hình kinh tế trang trại. Từ sự thống nhất đó sẽ tạo ra môi trường tâm lí, tư tưởng ổn định nhằm phát huy động lực của dân, nhất là những nông dân có ý chí và năng lực đi vào sản xuất kinh doanh, làm giàu.
Tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển bền vững:
Nhằm tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển bền vững, qua đó đa dạng hóa các sản phẩm nông sản hàng hóa với số lượng lớn, giá thành hạ,
chất lượng tốt, đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Tỉnh Đắk Lắk cần triển khai nhiều chính sách đào tạo, sử dụng lao động, khoa học công nghệ, hỗ trợ đầu tư...
- Thực hiện quy hoạch chi tiết sản xuất nông nghiệp đến từng thửa đất ở địa bàn các huyện, xác định cụ thể các vùng chuyên canh trồng rau, chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, rừng.
- Xác định tư cách pháp nhân cho các trang trại để có cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các quan hệ giao dịch vay vốn ngân hàng và đầu tư tín dụng.
- Thực hiện chính sách của Chính phủ về “khuyến khích phát triển và bảo hộ kinh tế trang trại” trên địa bàn tỉnh(1)
đó là:
+ Tỉnh giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài cho trang trại (kể cả chủ trại là chủ hộ nông nghiệp, phi nông nghiệp có yêu cầu và khả năng kinh doanh nông nghiệp: kể cả chủ hộ là người địa phương và ngoài địa phương). Chủ trang trại được chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê hoặc thuê lại quyền sử dụng đất của các tổ chức hộ gia đình, cá nhân khác để phát triển trang trại.
+ Các trang trại được miễn giảm thuế sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp nhất là trong giai đoạn sản xuất kinh doanh chưa đi vào ổn định giá trị hàng hóa và lợi nhuận chưa nhiều.
+ Tỉnh hỗ trợ đầu tư phát triển về cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, nước sinh hoạt, thông tin, cơ sở chế biến để phát triển kinh tế trang trại. Trang trại được vay vốn tín dụng thương mại của các ngân hàng thương mại, vay vốn từ quỹ hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, vay vốn từ chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo.
+ Chủ trang trại được thuê lao động không hạn chế về số lượng trên cơ
sở thỏa thuận với người lao động theo quy định của Luật Lao động.
- Khuyến khích các chủ trang trại góp vốn thành lập quỹ hỗ trợ phát triển nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ áp dụng vào trang trại và làm dịch vụ kỹ thuật cho kinh tế hộ nông dân trên địa bàn huyện. Tổ chức cung cấp thông tin thị trường và khuyến cáo khoa học - kỹ thuật để giúp trang trại định hướng sản xuất kinh doanh.
- Tăng cường liên kết kinh tế, thành lập các hội nghề nghiệp để trao đổi kinh nghiệm về ứng dụng khoa học kỹ thuật, quản lý, thông tin thị trường, tiếp đến sẽ vận động thành lập hợp tác xã trang trại mà xã viên là các chủ trang trại.
- Tăng khả năng tiếp cận thị trường của trang trại, từng bước chuyển sang chuyên môn hóa hơn theo phương châm “sản xuất hàng hóa theo hướng cung cấp những gì thị trường cần”.
- Thực hiện chương trình đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cho các chủ trang trại về thị trường, kỹ năng kinh doanh, hướng dẫn lập kế hoạch sản xuất và lập dự án.
e. Phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp
Định hướng:
Tỉnh Đắk Lắk hiện có 9 công ty nông trường và 15 công ty lâm nghiệp. Các công ty nông trường có 2 loại, gồm công ty cà phê và công ty cao su. Tỉnh Đắk Lắk đang tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng “xanh-nâu- trắng”. “Xanh” là việc cơ cấu lại các cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế hơn và phát triển theo quy hoạch. “Nâu” là việc chuyển sản phẩm cà phê của Đắk Lắk thành sản phẩm công nghiệp, đây sẽ là sản phẩm qua chế biến sâu rồi xuất khẩu chứ không xuất thô nhiều như hiện nay. “Trắng” là việc phát triển cao su, mía, sắn và chăn nuôi bò sữa.
án đầu tư về bò sữa, khoảng 1,5 tỷ USD của 4 tập đoàn. Đối với ngành này, các nhà đầu tư cần quỹ đất để phát triển đàn bò. Tỉnh đang tiếp tục rà soát lại quỹ đất để xin phép Chính phủ và các bộ, ngành liên quan cho chuyển đổi diện tích rừng nghèo kiệt sang trồng cây lương thực làm thức ăn gia súc.
Giải pháp phát triển:
Cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp lớn: Công ty Cổ phần Đầu tư XNK ĐắkLắk (Inexim), Công ty TNHH 1 thành viên XNK 2/9 ĐắkLắk (Simexco ĐắkLắk), Công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên, Công ty trách nhiệm hựu hạn một thành viên cao su Krông Búk… mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư đổi mới dây chuyền trang thiết bị, giống mới để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực trong doanh nghiệp; điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp với thị trường; tăng cường hợp tác, mở rộng liên kết giữa các doanh nghiệp và giữa các hiệp hội chuyên ngành với các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh. Đặc biệt là khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chuyển sản phẩm qua chế biến sâu rồi xuất khẩu để mở rộng thị trường khó tính trên thương trường Quốc Tế.
- Thực hiện tốt chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn về miễn giảm tiền thuê đất, thuế sử dụng đất.
- Tiến hành quy hoạch để tạo mặt bằng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp bằng việc dành quỹ đất xây các cụm công nghiệp cho các doanh nghiệp nông nghiệp thuê phát triển, đặc biệt là phát triển đàn bò sữa.