Tình hình thâm canh trong nông nghiệp của tỉnh ĐắkLắk

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 72 - 74)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.5.Tình hình thâm canh trong nông nghiệp của tỉnh ĐắkLắk

Tình hình thâm canh trong nông nghiệp thời gian qua đã từng bước cải thiện nên đã góp phần đưa năng suất và sản lượng các loại cây trồng tăng lên. Cụ thể về năng suất cây trồng nhóm cây lương thực (năng suất lúa năm 2013 cao gấp1,21 lần; năng suất ngô cao 1,15 lần so với năm 2009). Nhóm rau đậu năng suất cũng tăng cao. Tuy nhiên có một số loại cây năng suất tăng không đáng kể: Thuốc lá, thuốc lào; Cây lấy sợi; Cây có hạt chứa dầu (bảng 2.15).

Bảng 2.15. Tình hình tăng năng suất một số cây trồng tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2009 – 2013 ĐVT: tạ/ha Stt Cây trồng Năm 2009 2010 2011 2012 2013 1 Lúa 53,35 63,87 60,11 63,35 63,92 2 Ngô 46,45 53,60 55,38 51,81 52,17 3 Khoai lang 93,68 99,73 101,58 112,13 125,37 4 Sắn 177,47 185,01 190,70 183,81 192,38 5 Mía 532,25 604,01 624,03 594,44 602,18

6 Thuốc lá, thuốc lào 24,78 19,71 20,43 20,27 20,60 7 Cây lấy sợi 13,41 15,34 14,62 14,30 15,41 8 Cây có hạt chứa dầu 12,69 13,89 14,37 13,76 14,26 9 Rau, đậu các loại 36,90 41,95 47,70 48,80 50,01

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk qua các năm

Đặc biệt, để góp phần cải thiện kinh tế người dân vùng cao, đưa tiến bộ áp dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển nông nghiệp miền núi. Tỉnh Đắk Lắk đã đưa vào sản xuất nông nghiệp nhiều mô hình thâm canh đạt hiệu quả kinh tế cao: kỹ thuật thâm canh cây Ngô nếp, giúp tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích trong thời gian ngắn (60-70 ngày); kỹ thuật thâm canh lúa lai tại xã Cư Kty huyện Krông Bông, dưới sự phối hợp giữa Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên với Trạm Khuyến nông huyện Krông Bông. Đây là một trong những nội dung của Dự án Khuyến nông Trung ương “ Phát triển sản xuất lúa lai thương phẩm giai đoạn 2011-2013”. Mục tiêu của Dự án là phát triển những giống lúa lai mới có năng suất cao, từ đó góp phần

nâng cao thu nhập cho nông dân.

Riêng tình hình cây cao su hiện nay, do giá cao su có giảm mạnh, nhiều hộ sản xuất cao su tiểu điền đã chặt cây cao su do tâm lý lo ngại giá cao su sẽ tiếp tục giảm mạnh trong thời gian tới. Một số nông dân đã tự phát rong tỉa cây cao su đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, thậm chí cả diện tích cao su đang bắt đầu khai thác để trồng tiêu, cà phê. Nguyên nhân vì tỉnh Đắk Lắk thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cây giống ca cao miễn phí cho các hộ gia đình nghèo về trồng nhằm từng bước cải thiện đời sống. Nhưng người dân chưa được hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng, thâm canh nên cây ca cao phát triển kém, năng suất thấp khiến các hộ gia đình đồng bào các dân tộc phải chặt bỏ chuyển sang trồng các loại cây trồng khác.

Nhìn chung vấn đề thâm canh trong nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk còn nhiều hạn chế cần được cải thiện trong những năm tới:

- Các giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao chưa được đưa vào sử dụng đại trà và phổ biến rộng rãi ở các huyện để nông dân sản xuất.

- Nông dân ở miền núi, công tác chăm sóc và bón phân không được quan tâm, nông dân chỉ gieo trồng và đợi đến kỳ thu hoạch. Cơ sở cật chất - kỹ thuật phục vụ SXNN đã đầu tư, nhưng do thường xuyên xuống cấp nên đã ảnh hưởng đến quá trình thâm canh trong nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 72 - 74)