Nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 38 - 42)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.3.Nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế

Trong nông nghiệp, các nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế đảm bảo tăng trưởng nông nghiệp chính là tình trạng nền kinh tế, thị trường các yếu tố đầu vào và thị trường tiêu thụ nông sản, chính sách về nông nghiệp, phát triển

kết cấu cơ sở hạ tầng nông nghiệp và nông thôn.

a. Tình trạng nền kinh tế

Bất kỳ một nền kinh tế nào cũng có tính chu kỳ, ở trong mỗi giai đoạn nhất định, tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn có những thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu sản xuất của các ngành, trong đó có nông nghiệp. Quá trình tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế trong hiện tại cũng có ảnh hưởng đến triển vọng phát triển các ngành của nền kinh tế trong tương lai nên PTNN trong tương lai cũng sẽ chịu tác động trong quá trình đó.

b. Thị trường

Trong nông nghiệp, thị trường đảm bảo cho quá trình PTNN là thị trường các yếu tố đầu vào và thị trường tiêu thụ nông sản.

Thị trường các yếu tố đầu vào của SXNN như thị trường vốn, thiết bị và

vật tư nông nghiệp, quyền sử dụng đất, khoa học và công nghệ. Khi nền kinh tế nông nghiệp hàng hóa phát triển đòi hỏi phải phát triển các thị trường yếu tố đầu vào. Tuy nhiên, do năng lực kinh tế và trình độ quản lý, mà nông hộ khó có thể thâm nhập về phía “trước” hoặc phía “sau” trên chuỗi sản xuất nông sản. Vì vậy, nhà nước phải có các thể chế để phát triển hiệu quả thị trường yếu tố đầu vào nhằm giảm chi phí sản xuất, nhưng đồng thời nhà nước phải kiểm soát thị trường này để giảm thiểu những rủi ro đối với quá trình sản xuất.

Thị trường tiêu thụ nông sản thường phụ thuộc vào mối quan hệ cung

cầu về nông sản. Cung cầu trong nông nghiệp tạo ra cơ chế hình thành giá cả nông sản và thúc đẩy việc mua bán nông sản phù hợp với các quy luật của thị trường. Cầu về nông sản là cầu cho tiêu dùng trực tiếp, cầu cho chế biến và cầu cho sản xuất trực tiếp nông nghiệp. Cung về nông sản không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà còn cho xuất khẩu mà còn cho dự trữ.

Trong nông nghiệp, cung cầu nông sản có vai trò thúc đẩy sản xuất và góp phần chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp. Qui luật cung cầu

tạo ra cơ chế hình thành giá cả nông sản và thúc đẩy việc mua bán nông sản phù hợp với các qui luật của thị trường.

Ở các nước có nông nghiệp sản xuất nông sản thừa đáp ứng cho xuất khẩu thì nông dân có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường nông sản về mặt chất lượng và số lượng. Tuy nhiên, giữa cung và cầu nông sản có những đặc điểm riêng của nó, cầu nông sản đòi hỏi luôn có sẵn, liên tục, khối lượng lớn và thực phẩm an toàn; còn cung nông sản luôn có đặc tính không ổn định, theo mùa vụ và không liên tục. Vì vậy, giá cả nông sản luôn dao động với biên độ lớn, gây nhiều tổn thất đối với vụ mùa và thu nhập của người nông dân, ngay cả lúc người nông dân được mùa vụ.

Khi tiếp cận SXNN theo cung hay theo cầu đều đem lại những khiếm khuyết bởi sự liên kết giữa sản xuất của người nông dân và thị trường luôn có khoảng cách lớn. Để đảm bảo cân đối giữa cung và cầu trong SXNN nên phải phát triển các ngành hàng nông sản làm cầu nối giữa nông dân và thị trường, giảm được những tổn thất mà nông dân phải gánh chịu do sự biến động giá cả nông sản theo vụ mùa.

c. Các chính sách về nông nghiệp

Tuỳ cách tiếp cận có thể phân loại các chính sách kinh tế trong nông nghiệp theo những tiêu thức khác nhau.

- Theo nội dung, có thể phân loại các chính sách theo cách gọi tên cụ thể như: chính sách đầu tư vốn, chính sách tín dụng, chính sách ruộng đất...

- Theo lĩnh vực, có thể phân loại thành các nhóm chính sách nông nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính (thuế, đầu tư, trợ cấp sản xuất...); lĩnh vực tiền tệ (giá cả, lãi suất...lĩnh vực xuất, nhập khẩu (chính sách thuế, hạn ngạch, tỷ giá hối đoái...).

- Theo quan hệ của chính sách đối với quá trình sản xuất, có thể phân thành các chính sách đầu vào (đầu tư, vật tư, trợ giá, khuyến nông...); các chính sách đầu ra (thị trường và giá cả, chính sách xuất khẩu...); các chính

sách về tổ chức quá trình sản xuất (chính sách đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, chính sách đổi mới cơ cấu quản lý...).

Trong nền kinh tế thị trường, mỗi chính sách mà Nhà nước sử dụng đều nhằm tác động vào phía cung hay phía cầu thị trường, nhưng cũng có chính sách có thể tác động lên cả hai phía. Một chính sách được sử dụng để tác động lên phía cung thì phải có các biện pháp hạn chế phản ứng phụ lên phía cầu. Vì vậy, một chính sách được ban hành cần xác định rõ nó là chính sách gì để có thể tạo ra cơ chế phối hợp giữa các chính sách.

d. Phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn

Cơ sở hạ tầng nông thôn gồm đường bộ, đường thủy; hệ thống tưới tiêu, hệ thống cấp thoát nước; cầu cảng; hệ thống điện, thông tin liên lạc...Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn là nhân tố ngoại sinh của PTNN, nhưng có vai trò thúc đẩy nâng cao khả năng cạnh tranh và lợi thế so sánh của nông sản được sản xuất và tiêu thụ. Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn gồm giao thông, thủy lợi và thông tin liên lạc sẽ làm giảm chi phí trong sản xuất và tiêu thụ nông sản; xây dựng hoàn thiện hệ thống cấp thoát nước, cấp điện góp phần nâng cao được chất lượng cuộc sống tại nông thôn, tăng nhanh năng suất nông nghiệp. Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn trở thành chính sách quan trọng tại các nước đặc biệt là các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp, xóa dần khoảng cách nông thôn và thành thị, thúc đẩy lưu thông nông sản hàng hóa đưa nông nghiệp phát triển nhanh hơn.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐẮK LẮK THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 38 - 42)