Gia tăng kết quả sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 33)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.6.Gia tăng kết quả sản xuất nông nghiệp

a. Kết quả sản xuất nông nghiệp

- Kết quả sản xuất nông nghiệp là những gì nông nghiệp đạt được sau một chu kỳ sản xuất nhất định được thể hiện bằng số lượng sản phẩm, giá trị sản phẩm, giá trị sản xuất của nông nghiệp. Khi nói đến kết quả sản xuất là nói đến loại sản phẩm, số lượng sản phẩm, sản phẩm hàng hoá, giá trị sản lượng, giá trị sản phẩm hàng hoá được sản xuất ra.

- Kết quả sản xuất nông nghiệp thể hiện sự phối hợp các nguồn lực, các yếu tố sản xuất. Nó thể hiện sự lớn mạnh tổng hợp về vốn, lao động, máy móc thiết bị, công nghệ...Nếu các nguồn lực này được tăng cường đầu tư đồng bộ thì kết quả sản xuất của nông nghiệp ngày càng phát triển.

- Tiêu chí đánh giá kết quả sản xuất của nông nghiệp, có thể sử dụng các tiêu chí sau:

+ Số lượng sản phẩm các loại được sản xuất ra;

+ Giá trị sản phẩm được sản xuất ra;

+ Số lượng sản phẩm hàng hóa các loại được sản xuất ra;

+ Giá trị sản phẩm hàng hóa được sản xuất ra.

- Gia tăng kết quả sản xuất: Gia tăng kết quả sản xuất là số lượng sản

phẩm và giá trị sản phẩm, cũng như sản phẩm hàng hóa và giá trị sản phẩm hàng hóa của nông nghiệp được sản xuất qua các năm và yêu cầu năm sau phải tăng cao hơn so với năm trước.

tiêu chí sau:

+ Số lượng và giá trị sản lượng của từng năm.

+ Mức tăng và tốc độ tăng của sản lượng qua các năm.

+ Sản phẩm hàng hóa và giá trị sản phẩm hàng hóa qua các năm.

+ Mức tăng và tốc độ tăng của sản phẩm hàng hóa, giá trị sản phẩm hàng hóa qua các năm.

+ Đóng góp cho ngân sách Nhà nước.

+ Thu nhập của người lao động qua các năm và mức tăng, tốc độ tăng thu nhập của người lao động.

+ Tích lũy của các cơ sở sản xuất qua các năm.

b. Tích lũy và nâng cao đời sống người lao động

- Phát triển nông nghiệp thể hiện ở kết quả sản xuất, tức là thể hiện sự tích lũy và nâng cao đời sống của người lao động. Nói cách khác, nhờ gia tăng kết quả sản xuất mà nâng cao được tích lũy và nâng cao đời sống người lao động. Thực chất, nó là sự phát triển về chất, sự đổi mới và tiến bộ về trình độ sản xuất, sự lớn mạnh của nông nghiệp.

- Tích lũy doanh nghiệp nông nghiệp tăng, phần nào thể hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nông nghiệp có hiệu quả, nguồn vốn bổ sung của doanh nghiệp cũng tăng, chứng tỏ quy mô phát triển về nông nghiệp, vì vốn là yếu tố tiên quyết trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Có thể nói, tích lũy của doanh nghiệp tăng hằng năm chứng tỏ sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nông nghiệp trong nền kinh tế.

- Đời sống người lao động cải thiện tốt, nghĩa là năng suất lao động cũng tăng, sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra nhiều, lương của lao động nông nghiệp tăng, chứng tỏ nguồn nhân lực lao động của nông nghiệp bền vững là một trong những nguồn lực đầu vào không kém phần quan trọng để

đưa nông nghiệpphát triển.

c. Cung cấp sản phẩm hàng hoá

- Cung cấp sản phẩm hàng hóa là lượng nông sản của các cơ sở nông nghiệp, hộ gia đình nông dân có khả năng sản xuất được và sẵn sàng bán ở mỗi mức giá đối với từng loại, trong mỗi thời điểm nhất định. Cung cấp sản phẩm hàng hóa nông nghiệp cho nền kinh tế gồm có: nhóm sản phẩm tiêu dùng cuối cùng cho sinh hoạt và nhóm sản phẩm tiêu dùng trung gian.

- Khả năng cung sản phẩm hàng hóa nông nghiệp ổn định và phong phú về chủng loại cho nền kinh tế, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường chứng tỏ rằng khả năng sản xuất của nền nông nghiệp tốt hơn và đưa nông nghiệp phát triển cao hơn.

d . Tăng quy mô sản xuất các doanh nghiệp nông nghiệp

- Tăng quy mô sản xuất các doanh nghiệp nông nghiệp là quá trình tăng lên về vốn, cơ sở vật chất, lao động, đất đai...

- Khi doanh nghiệp tăng quy mô sản xuất sẽ tạo ra số lượng hàng hoá và giá trị sản phẩm hàng hoá cao hơn cho nền kinh tế. Khi đó, nông nghiệp sẽ tăng quy mô cung cấp sản phẩm hàng hoá và nâng cao mức đóng góp cho ngân sách Nhà nước, giải quyết nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông nghiệp.

1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

Khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp chính là nghiên cứu các cách thức tác động và phối hợp các nhân tố để thúc đẩy việc tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp. Trong sản xuất nông nghiệp thường bị tác động bởi ba nhóm nhân tố cơ bản là các nhân tố tự nhiên, các nhân tố kinh tế và các nhân tố xã hội, thể chế.

1.3.1. Nhân tố điều kiện tự nhiên

kiện tự nhiên. Đây cũng là cơ sở tự nhiên của phân công lao động xã hội trong nông nghiệp. Các tác động của nền nông nghiệp hàng hoá chỉ thực sự có ý nghĩa khi các tác động đó thích ứng với các điều kiện tự nhiên và nhu cầu sinh trưởng phát triển các loại cây trồng.

a. Điều kiện đất đai

Các tiêu thức của đất đai cần được phân tích, đánh giá về mức độ thuận lợi hay khó khăn cho PTNN là tổng diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp, đặc điểm về chất đất (nguồn gốc đất, hàm lượng chất dinh dưỡng có trong đất, khả năng mà cây trồng các loại có thể sử dụng các chất dinh dưỡng đó, độ PH của đất…); đặc điểm về địa hình, về độ cao của đất đai. Điểm cơ bản cần lưu ý khi đánh giá mức độ thuận lợi hay khó khăn của đất đai là phải gắn với từng loại cây trồng cụ thể. Rất có thể một đặc điểm nào đó của đất đai khó khăn cho phát triển loại cây trồng này, nhưng lại thuận lợi cho phát triển loại cây khác. Đồng thời cũng cần xem xét trong từng thời vụ cụ thể của năm về ảnh hưởng của đất đai đối với sản xuất một loại cây trồng nhất định.

b. Điều kiện khí hậu

Đối với SXNN, mức độ ảnh hưởng của khí hậu mang tính quyết định. Những thông số cơ bản của khí hậu như nhiệt độ bình quân hàng năm, hàng tháng; nhiệt độ cao nhất, thấp nhất hàng năm, hàng tháng; lượng mưa bình quân cao nhất, thấp nhất trong thời kỳ quan trắc; độ ẩm không khí; thời gian chiếu sáng, cường độ chiếu sáng; chế độ gió; những hiện tượng đặc biệt của khí hậu như sương muối, mưa đá, tuyết rơi, sương mù…đều phải được phân tích, đánh giá về mức độ ảnh hưởng đến phát triển của từng loại cây trồng và con vật nuôi cụ thể.

c. Nguồn nước

Nguồn nước cung cấp cho nông nghiệp bao gồm cả nước mặt và nước ngầm, hoặc khả năng đưa nước từ nơi khác đến vùng sản xuất mà chúng ta

đang xem xét.

Tóm lại, các nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên được xem như cơ sở tự nhiên của phân công lao động trong nông nghiệp. Sự PTNN và chuyên môn hóa theo vùng cho đến thời đại ngày nay, đều xuất phát từ sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, trong đó chủ yếu là sự khác biệt về khí hậu và nguồn nước. Chuyên môn hóa giữa vùng này và vùng khác trong một quốc gia, hoặc giữa quốc gia này với quốc gia khác trên phạm vi thế giới, cơ bản cũng xuất phát từ sự khác biệt của điều kiện tự nhiên.

1.3.2. Nhân tố điều kiện xã hội

Nhân tố điều kiện xã hội có ảnh hưởng đến sản xuất và phát triển nông nghiệp có thể xem các yếu tố quan trọng có liên quan như dân tộc, dân số, truyền thống, dân trí.

a. Dân tộc

Dân tộc là cộng đồng những người cùng chung một lịch sử (lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc), nói chung một ngôn ngữ, sống chung trên một lãnh thổ, có chung một nền văn hoá hiểu theo nghĩa rộng nhất của từ này là tổng hợp các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, tiêu biểu cho trình độ văn minh đã đạt được. Dân tộc cư trú ở những vùng khác nhau sẽ có nền văn minh nông nghiệp khác nhau. Dân tộc cư trú ở vùng đồng bằng có trình độ, tập quán tiến bộ hơn so với dân tộc cư trú ở vùng miền núi về trình độ SXNN. Trong cùng một vùng nếu có nhiều dân tộc sinh sống, các dân tộc đó cũng có trình độ và tập quán sản xuất nông nghiệp khác nhau.

b. Dân số

Dân số là tập hợp của những con người đang sống ở một vùng địa lý hoặc một không gian nhất định, thường được đo bằng một cuộc điều tra dân số. Trong động lực học về dân số, kích cỡ dân số, độ tuổi và cấu trúc giới

tính, tỉ lệ tăng dân số và sự phát triển dân số cùng với điều kiện kinh tế - xã hội sẽ có ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn nhân lực.

Ở vùng nông thôn quy mô dân số lớn, tốc độ tăng tự nhiên và mật độ dân số cao thì chất lượng dân số sẽ thấp, lực lượng lao động có chất lượng kém, nên nguồn lực về lao động cho các ngành kinh tế hạn chế, trong đó có nông nghiệp.

c. Truyền thống

Truyền thống ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất, truyền thống tốt đẹp góp phần tích cực phát triển sản xuất, xây dựng xã hội mới, con người mới. Trong nông nghiệp nếu truyền thống sản xuất lạc hậu sẽ kìm hãm nông nghiệp phát triển, vì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng công nghệ, kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất...

d. Dân trí

Dân trí là trình độ văn hóa chung của xã hội, hoặc đơn giản hơn là trình độ học vấn trung bình của người dân, bao nhiêu phần trăm biết đọc biết viết, bao nhiêu phần trăm có trình độ học vấn cao. Những nơi còn nghèo, có GDP thấp thường bị xem nguyên nhân dân trí thấp. Vì dân trí thấp cho nên xã hội không thể phát triển tốt. Trình độ dân trí có ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồn nhân lực. Đa số lao động nông nghiệp ở nông thôn thường có trình độ dân trí thấp hơn so với lao động các ngành khác, nên quá trình áp dụng công nghệ, kỹ thuật vào nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Khi trình độ dân trí được nâng lên sẽ thuận lợi trong thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu và thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp.

1.3.3. Nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế

Trong nông nghiệp, các nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế đảm bảo tăng trưởng nông nghiệp chính là tình trạng nền kinh tế, thị trường các yếu tố đầu vào và thị trường tiêu thụ nông sản, chính sách về nông nghiệp, phát triển

kết cấu cơ sở hạ tầng nông nghiệp và nông thôn.

a. Tình trạng nền kinh tế

Bất kỳ một nền kinh tế nào cũng có tính chu kỳ, ở trong mỗi giai đoạn nhất định, tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn có những thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu sản xuất của các ngành, trong đó có nông nghiệp. Quá trình tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế trong hiện tại cũng có ảnh hưởng đến triển vọng phát triển các ngành của nền kinh tế trong tương lai nên PTNN trong tương lai cũng sẽ chịu tác động trong quá trình đó.

b. Thị trường

Trong nông nghiệp, thị trường đảm bảo cho quá trình PTNN là thị trường các yếu tố đầu vào và thị trường tiêu thụ nông sản.

Thị trường các yếu tố đầu vào của SXNN như thị trường vốn, thiết bị và

vật tư nông nghiệp, quyền sử dụng đất, khoa học và công nghệ. Khi nền kinh tế nông nghiệp hàng hóa phát triển đòi hỏi phải phát triển các thị trường yếu tố đầu vào. Tuy nhiên, do năng lực kinh tế và trình độ quản lý, mà nông hộ khó có thể thâm nhập về phía “trước” hoặc phía “sau” trên chuỗi sản xuất nông sản. Vì vậy, nhà nước phải có các thể chế để phát triển hiệu quả thị trường yếu tố đầu vào nhằm giảm chi phí sản xuất, nhưng đồng thời nhà nước phải kiểm soát thị trường này để giảm thiểu những rủi ro đối với quá trình sản xuất.

Thị trường tiêu thụ nông sản thường phụ thuộc vào mối quan hệ cung

cầu về nông sản. Cung cầu trong nông nghiệp tạo ra cơ chế hình thành giá cả nông sản và thúc đẩy việc mua bán nông sản phù hợp với các quy luật của thị trường. Cầu về nông sản là cầu cho tiêu dùng trực tiếp, cầu cho chế biến và cầu cho sản xuất trực tiếp nông nghiệp. Cung về nông sản không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà còn cho xuất khẩu mà còn cho dự trữ.

Trong nông nghiệp, cung cầu nông sản có vai trò thúc đẩy sản xuất và góp phần chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp. Qui luật cung cầu

tạo ra cơ chế hình thành giá cả nông sản và thúc đẩy việc mua bán nông sản phù hợp với các qui luật của thị trường.

Ở các nước có nông nghiệp sản xuất nông sản thừa đáp ứng cho xuất khẩu thì nông dân có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường nông sản về mặt chất lượng và số lượng. Tuy nhiên, giữa cung và cầu nông sản có những đặc điểm riêng của nó, cầu nông sản đòi hỏi luôn có sẵn, liên tục, khối lượng lớn và thực phẩm an toàn; còn cung nông sản luôn có đặc tính không ổn định, theo mùa vụ và không liên tục. Vì vậy, giá cả nông sản luôn dao động với biên độ lớn, gây nhiều tổn thất đối với vụ mùa và thu nhập của người nông dân, ngay cả lúc người nông dân được mùa vụ.

Khi tiếp cận SXNN theo cung hay theo cầu đều đem lại những khiếm khuyết bởi sự liên kết giữa sản xuất của người nông dân và thị trường luôn có khoảng cách lớn. Để đảm bảo cân đối giữa cung và cầu trong SXNN nên phải phát triển các ngành hàng nông sản làm cầu nối giữa nông dân và thị trường, giảm được những tổn thất mà nông dân phải gánh chịu do sự biến động giá cả nông sản theo vụ mùa.

c. Các chính sách về nông nghiệp

Tuỳ cách tiếp cận có thể phân loại các chính sách kinh tế trong nông nghiệp theo những tiêu thức khác nhau.

- Theo nội dung, có thể phân loại các chính sách theo cách gọi tên cụ thể như: chính sách đầu tư vốn, chính sách tín dụng, chính sách ruộng đất...

- Theo lĩnh vực, có thể phân loại thành các nhóm chính sách nông nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính (thuế, đầu tư, trợ cấp sản xuất...); lĩnh vực tiền tệ (giá cả, lãi suất...lĩnh vực xuất, nhập khẩu (chính sách thuế, hạn ngạch, tỷ giá hối đoái...).

- Theo quan hệ của chính sách đối với quá trình sản xuất, có thể phân thành các chính sách đầu vào (đầu tư, vật tư, trợ giá, khuyến nông...); các chính sách đầu ra (thị trường và giá cả, chính sách xuất khẩu...); các chính

sách về tổ chức quá trình sản xuất (chính sách đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, chính sách đổi mới cơ cấu quản lý...).

Trong nền kinh tế thị trường, mỗi chính sách mà Nhà nước sử dụng đều nhằm tác động vào phía cung hay phía cầu thị trường, nhưng cũng có chính sách có thể tác động lên cả hai phía. Một chính sách được sử dụng để tác động lên phía cung thì phải có các biện pháp hạn chế phản ứng phụ lên phía cầu. Vì vậy, một chính sách được ban hành cần xác định rõ nó là chính sách gì để có thể tạo ra cơ chế phối hợp giữa các chính sách.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 33)