Thực trạng SXNN tỉnh ĐắkLắk

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 62 - 67)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Thực trạng SXNN tỉnh ĐắkLắk

Để phát triển nền nông nghiệp chất lượng cao, bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới thì việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành là điều kiện cần thiết. Tuy nhiên, để làm được điều này, ngoài nỗ lực của ngành nông nghiệp cũng cần có sự tác động của Nhà nước thông qua các giải pháp, chính sách hợp lý.

Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, giai đoạn 2009-2013 trồng trọt chiếm tỷ lệ cao nhưng đang có xu hướng giảm, năm 2009 cơ cấu trồng trọt từ 74,81% giảm xuống còn 79,63% vào năm 2013. Cơ cấu giá trị sản xuất chăn nuôi có xu hướng tăng dần, năm 2011 chiếm 18,00% tăng lên 18,61% năm 2013, trong giai đoạn này chăn nuôi chỉ tăng lên 0,61%, mức tăng này còn thấp nên chưa tạo ra sự chuyển biến tích cực trong SXNN.

Bảng 2.9. Tình hình chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2009 – 2013 ĐVT: % Stt Chỉ tiêu Năm 2009 2010 2011 2012 2013 1 Trồng trọt 74,81 77,75 80,03 79,33 79,63 2 Chăn nuôi 21,23 18,70 18,00 18,34 18,61 3 Dịch vụ và các hoạt động khác 3,96 3,55 1,97 2,33 1.76 Tổng cộng: 100 100 100 100 100

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk qua các năm

Ngành trồng trọt đã từng bước chuyển sang sản xuất hàng hóa gắn với thị trường và là ngành chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Nhờ mở rộng diện tích canh tác, thay đổi cơ cấu cây trồng cũng như tăng vụ nên diện tích gieo trồng trong những năm qua cũng tăng lên đáng kể, nhất là rau, đậu, hoa, cây cảnh tăng từ 4,2% (năm 2009) lên 5,3% (năm 2013). Cơ cấu GTSX cây công nghiệp lâu năm chiếm tỷ trọng cao nhất chiếm 61,3% năm 2013 do cây cao su đã thu hoạch mủ. Cây lương thực có hạt chiếm tỷ trọng cao nhưng giảm từ 27,7% năm 2009 xuống 25,4% năm 2013 do bị ảnh hưởng thay đổi cơ cấu cây trồng. Nhóm cây lương thực có hạt, cây công nghiệp lâu năm những năm qua tạo ra GTSX lớn nên đã đóng góp tích cực cho trồng trọt phát triển. Cây ăn quả có giá trị kinh tế thấp nhất nhưng vẫn tăng qua các năm từ 1,4% năm 2009 lên 2,4% năm 2013.

Tuy tăng trưởng liên tục về giá trị sản xuất, nhưng nội bộ ngành trồng trọt cơ cấu thay đổi vẫn không đáng kể, tỷ lệ tăng, giảm các loại cây đều

chậm, đóng góp nhiều nhất vào giá trị sản xuất của ngành vẫn là cây công nghiệp.

Bảng 2.10. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2009 – 2013

ĐVT: %

Stt Chỉ tiêu Năm

2009 2010 2011 2012 2013

1 Cây lương thực có hạt 27,7 23,1 24,6 25,6 25,4 2 Rau, đậu, hoa, cây cảnh 4,2 7,0 5,8 5,1 5,3

3 Cây công nghiệp hằng

năm 5,5 6,1 5,2 5,4 5,6

4 Cây ăn quả 1,4 1,5 1,6 2,2 2,4

5 Cây công nghiệp lâu

năm 61,2 62,3 62,8 61,7 61,3

Tổng cộng: 100 100 100 100 100

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk qua các năm

Trong cơ cấu ngành chăn nuôi, chăn nuôi gia súc (trâu, bò, heo) chiếm tỷ lệ lớn hơn so với của chăn nuôi gia cầm. Trong giai đoạn 2009-2013 giá trị sản xuất do chăn nuôi gia súc tạo ra luôn chiếm trên 77%, trong khi đó chăn nuôi gia cầm chỉ chiếm từ 9,0% đến 9,8% trong cơ cấu sản xuất của ngành chăn nuôi.

Bảng 2.11. Tình hình chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2009 – 2013 ĐVT: % Stt Chỉ tiêu Năm 2009 2010 2011 2012 2013 1 Gia súc 82,1 79,4 79,0 78,7 78,2 2 Gia cầm 9,0 12,6 11,5 9,8 10,0 3 Chăn nuôi khác 0,1 0,2 0,2 0,3 0,3 4 Sản phẩm không qua giết mổ 8,8 7,8 9,3 11,2 11,5 Tổng: 100 100 100 100 100

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk qua các năm

Qua bảng 2.12 ta thấy: GTSX cây lương thực có hạt chiếm tỷ trọng lớn trong GTSX của các loại cây thuộc ngành trồng trọt và có chiều hướng tăng dần, năm 2013 đạt: 7. 668.462 (triệu đồng), tăng 3.961.620 (triệu đồng) so với năm 2009. Đối với ngành chăn nuôi, với nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn thức ăn chăn nuôi nên tốc độ tăng trưởng của ngành này trong những năm qua khá cao. Giai đoạn 2009-2013, GTSX của ngành chăn nuôi gia xúc chiếm tỷ trọng lớn (chiếm 78,2%), đàn gia súc liên tục tăng và nó quyết định đến sự phát triển của ngành chăn nuôi. Trong đó, đàn heo chiếm tỷ lệ cao nhất, GTSX tăng từ 2.933.026 triệu đồng năm 2009 lên 4.710.645 triệu đồng năm 2013, tiếp đến là gia cầm và đàn trâu, bò.

Bảng 2.12. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk qua các năm

(tính theo giá thực tế) ĐVT: triệu đồng

Stt

Năm

2009 2010 2011 2012 2013

1 Cây lương

thực có hạt 3.706.842 4.583.345 7.026.426 7.421.483 7.668.462

2 Rau, đậu, hoa,

cây cảnh 916.990 1.271.762 1.485.934 1.419.516 1.716.785 3 Cây công nghiệp hằng năm 623.355 958.738 1.412.130 1.468.462 1.621.483

4 Cây ăn quả 355.444 503.953 499.581 513.034 713.534

5 Cây công nghiệp lâu năm 10.993.091 13.582.016 24.494.437 22.116.485 22.319.516 Tổng cộng: 21.589.166 22.943.339 21.708.359 33.038.980 34.039.780 1 Trâu, bò 595.412 480.402 536.410 608.155 683.267 2 Lợn 2.933.026 2.982.986 5.593.101 4.510.280 4.710.645 3 Gia cầm 867.092 1.076.686 1.252.031 1.889.268 2.615.846 Tổng cộng: 4.630.587 4.870.174 5.220.380 7.007.703 8.009.758

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk năm 2012

Có thể thấy, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu, ngành nông nghiệp đã đạt những thành tựu đáng kể. Tăng trưởng kinh tế nông nghiệp luôn ở mức cao (3,8%) so với mức tăng trưởng chung của cả nước. Sự chuyển dịch theo

hướng tích cực đã góp phần quan trọng vào việc bảo đảm an ninh lương thực, tạo nguồn nguyên liệu cung cấp cho ngành chế biến và tăng kim ngạch xuất khẩu; đồng thời tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho cư dân nông thôn.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp diễn ra còn chậm. Giai đoạn 2009-2013, sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu; cơ cấu cây trồng và vật nuôi tuy có chuyển dịch nhưng không thay đổi đáng kể; cơ cấu sản xuất nông nghiệp vẫn còn phân tán, quy mô nhỏ.

Trong yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh là tăng tỷ trọng chăn nuôi và giảm tỷ trọng trồng trọt, nhưng đến nay chăn nuôi vẫn còn là ngành sản xuất phụ, chiếm tỷ trọng thấp trong giá trị gia tăng nông nghiệp. Nguyên nhân là do quy mô chăn nuôi còn nhỏ lẻ, phân tán, chăn nuôi theo hướng hàng hóa mô hình trang trại còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu, ngành nông nghiệp đã đạt được những thành công nhất định song còn nhiều hạn chế. Nó ảnh hưởng đến nguồn lực, đòi hỏi phải có sự thay đổi và tăng cường các nguồn lực trong nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)