Sự lựa chọn gửi tiền tiết kiệm của người dân theo thu nhập

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến khuynh hướng lựa chọn gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng của người dân trên địa bàn thành phố nha trang (Trang 81)

Phương pháp kiểm định One-Way ANOVA tiếp tục được áp dụng để kiểm định xem có hay không sự khác nhau về sự lựa chọn của người dân theo mức thu nhập. Kiểm định Leneve test cũng được tiến hành trước để kiểm định xem phương sai của sự lựa chọn

theo từng mức thu nhập có khác nhau hay không. Kết quả kiểm định Levene (PL C. Bảng 35) có Sig. = 0.040 <0.05 nghĩa là phương sai của trung bình sự lựa chọn của người dân theo thu nhập là khác nhau. Ta không thể sử dụng phương pháp kiểm định One-Way ANOVA để kiểm định sự khác biệt này.

Để kiểm định sự khác nhau về sự lựa chọn của người dân theo thu nhập, ta thực hiện kiểm định phi tham số Kruskal-Wallis. Kết quả tại bảng PL C. Bảng 37 cho thấy người dân có mức lương trên 15 đến 20 triệu có mức độ lựa chọn gửi tiền tiết kiệm cao nhất, tiếp đến là mức lương trên 10 đến 15 triệu, tiếp đến là từ 5 đến 10 triệu, tiếp đến là dưới 5 triệu và với mức lương trên 20 triệu thì mức độ lựa chọn gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng là thấp nhất. PL C. Bảng 38 có giá trị thống kê-Chi bình phương cho kiểm định Kruskal-Wallis là 12.647 với mức ý nghĩa quan sát là 0.013 <0.05. Do đó ta có thể kết luận rằng sự lựa chọn của người dân theo thu nhập là khác nhau.

3.6. Kết quả nghiên cứu

Khi sự lựa chọn gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng của người dân được xét riêng ở từng nhân tố riêng biệt thì nhân tố độc lập "Lãi suất tiền gửi" có mức độ tác động đến sự lựa chọn của người dân cao nhất. Tiếp đến là các nhân tố độc lập "Sự uy tín"; "Chất lượng phục vụ"; "Hoạt động marketing"; "Sự trung thành"; cuối cùng là nhân tố "Rủi ro của các kênh đầu tư khác" có mức độ ảnh hưởng đến sự lựa chọn gửi tiền tiết kiệm của người dân thấp nhất. Kết quả này cho thấy, các ngân hàng cần phải chú trọng đến lãi suất huy động gửi tiền tiết kiệm để thu hút người dân gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng.

Khi so sánh sự khác biệt của mức độ sự lựa chọn của người dân đối với các đặc điểm cá nhân của người dân với mức tin cậy là 95%. Kết quả cho thấy:

 Không có sự khác biệt về sự lựa chọn gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng của người dân giữa nam và nữ, giữa những người thuộc các nhóm tuổi khác nhau, tình trạng hôn nhân khác nhau, nghề nghiệp khác nhau, giữa những người có thời gian sử dụng dịch vụ gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng khác nhau và giữa các nhóm trình độ học vấn khác nhau.

 Có sự khác biệt về sự lựa chọn gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng của người dân có mức thu nhập khác nhau. Người dân có mức lương trên 15 đến 20 triệu có mức độ lựa chọn gửi tiền tiết kiệm cao nhất, tiếp đến là mức lương trên 10 đến 15 triệu, từ 5 đến 10 triệu, dưới 5 triệu và với mức lương trên 20 triệu thì mức độ lựa chọn gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng là thấp nhất.

Tóm tắt chương 3

Trong chương này đã trình bày kết quả phân tích dữ liệu mẫu thu thập được thông qua việc sử dụng phần mềm SPSS. Tổng số mẫu được đưa vào phân tích là 370 mẫu. Tác giả đã thực hiện thống kê tần suất, thống kê mô tả các yếu tố thuộc về cá nhân như: giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, thời gian sử dụng dịch vụ gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng, trình độ học vấn, thu nhập bình quân. Với giả thiết đưa ra ban đầu có 10 nhân tố độc lập ảnh hưởng đến nhân tố sự lựa chọn của người dân bao gồm: (1) Lãi suất tiền gửi; (2) Sự uy tín; (3) Sự hữu hình; (4) Chất lượng phục vụ; (5) Hoạt động marketing của ngân hàng; (6) Rủi ro của các kênh tài chính khác; (7) Tỷ suất sinh lợi của các kênh tài chính khác; (8) Thái độ; (9) Sự trung thành; (10) Ảnh hưởng của người thân.

Sau khi phân tích mẫu khảo sát bằng việc thống kê mô tả để đánh giá tổng quát về giá trị của các chỉ biến quan sát của mẫu khảo sát, có 2 biến bị loại bỏ. Tiếp theo tác giả thực hiện việc kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả thu được có 11 biến bị loại bỏ, còn lại 26 biến quan sát đo lường 8 nhân tố độc lập. Nhân tố độc lập bị loại bỏ sau khi phân tích EFA là nhân tố "Thái độ" và “Ảnh hưởng người thân”.

Sau đó tác giả thực hiện phân tích tương quan, có 2 nhân tố bị loại ra khỏi mô hình đó là “Tỷ suất sinh lời của các kênh đầu tư khác” và “Sự hữu hình”. Tiếp đến, việc phân tích hồi quy tuyến tính được thực hiện với phương pháp bình phương bé nhất thông thường - OLS. Với cách chọn biến theo phương pháp Enter. Kết quả sau khi thực hiện phân tích hồi quy, có 6 nhân tố độc lập tác động đến sự lựa chọn gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng của người dân trên địa bàn thành phố Nha Trang gồm: (1) Lãi suất tiền gửi; (2) Sự uy tín; (3) Chất lượng phục vụ; (4) Hoạt động marketing; (5) Sự trung thành; (6) Rủi ro của các kênh đầu tư khác được sắp xếp theo thứ tự giảm dần của mức độ tác động đến sự lựa chọn gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng của người dân trên địa bàn thành phố Nha Trang.

Phần thống kê suy diễn kiểm định sự khác nhau về sự lựa chọn giữa những người dân thuộc các tổng thể con khác nhau. Các công cụ kiểm định giả thuyết trung bình về tổng thể như Independent-samples T-Test và phân tích One-way ANOVA đã được sử dụng.

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

4.1.Tóm tắt nghiên cứu và kết quả nghiên cứu

Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khuynh hướng lựa chọn gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng của người dân trên địa bàn thành phố Nha Trang; đánh giá mức độ tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng của người dân; kiểm định có sự khác biệt hay không của các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn giữa những nhóm khách hàng có đặc điểm cá nhân khác nhau (giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, thời gian gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng, mức thu nhập, trình độ học vấn).

Tác giả đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng của người dân thông qua việc tham khảo các lý thuyết về hành vi người tiêu dùng và kết quả nghiên cứu liên quan trước đây. Có 10 nhân tố được đề xuất gồm: Lãi suất tiền gửi; Sự uy tín; Sự hữu hình; Chất lượng phục vụ; Hoạt động marketing của ngân hàng; Rủi ro của các kênh tài chính khác; Tỷ suất sinh lợi của các kênh tài chính khác; Thái độ; Sự trung thành; Ảnh hưởng của người thân. Trên cơ sở đó tác giả xây dựng thang đo với 39 biến quan sát và một nhân tố thuộc thành phần quyết định sự lựa chọn của người dân với 5 biến quan sát.

Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm nhằm khám phá, điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát cho các thang do. Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua nghiên cứu định lượng bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng thông qua bản câu hỏi chi tiết. Số mẫu thu thập được là 370. Dữ liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 18.0. Thang đo được đánh giá sơ bộ bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và kiểm định bằng phân tích nhân tố khám phá EFA. Từ kết quả phân tích EFA, các nhân tố còn lại được đưa vào phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính. Cuối cùng, tác giả kiểm định giả thuyết có hay không sự khác nhau về từng nhân tố tác động đến sự lựa chọn gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng của người dân theo các đặc điểm cá nhân bằng phân tích phương sai Anova vớiđộ tin cậy 95%.

Kết quả nghiên cứu:

 Từ 11 giả thuyết chi tiết và 44 biến quan sát, sau khi tiến hành thống kê mô tả để đánh giá tổng quát về giá trị của các chỉ biến quan sát của mẫu khảo sát và phân tích

Cronbach’s alpha thì loại 6 biến quan sát do đó chỉ còn lại 38 biến quan sát. Riêng nhân tố “Thái độ” đã bị loại khỏi mô hình nghiên cứu. Tác giả tiến hành phân tích EFA, còn lại 8 nhân tố gồm: Hoạt động marketing của ngân hàng, Tỷ suất sinh lợi của các kênh tài chính khác, Rủi ro của các kênh tài chính khác, Sự uy tín, Sự trung thành, Chất lượng phục vụ, Sự hữu hình, Lãi suất tiền gửi. Nhân tố “Ảnh hưởng của người thân” sau khi phân tích EFA đã bị loại ra khỏi mô hình.

 Phân tích tương quan và hồi qui thì chỉ 6 trong 8 nhân tố có tác động đến sự lựa chọn của người dân. Mô hình giải thích được 26.8% sự biến thiên sự lựa chọn gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng của người dân. 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người dân đều có tác động cùng chiều đến sự lựa chọn của người dân. Cường độ tác động của 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người dân lần lượt xếp theo thứ tự là: Lãi suất tiền gửi, Sự uy tín, Chất lượng phục vụ, Hoạt động marketing, Sự trung thành, Rủi ro của các kênh đầu tư khác.

Trong phạm vi nghiên cứu này, qua kết quả phân tích dữ liệu cho thấy rằng không có sự khác biệt về sự lựa chọn gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng của người dân giữa nam và nữ, giữa những người thuộc các nhóm tuổi khác nhau, tình trạng hôn nhân khác nhau, nghề nghiệp khác nhau, giữa những người có thời gian sử dụng dịch vụ gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng khác nhau và giữa các nhóm trình độ học vấn khác nhau. Nhưng có sự khác biệt về sự lựa chọn gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng của người dân có mức thu nhập khác nhau.

4.2.Tính mới của nghiên cứu

Như đã trình bày ở chương mở đầu, đây là nghiên cứu đầu tiên về khuynh hướng lựa chọn gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng của người dân được thực hiện tại thành phố Nha Trang. Nghiên cứu này bắt nguồn từ cơ sở: (1) Lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng, (2) Các nghiên cứu trước đó như nghiên cứu của Phương Hồng Ngân (2010), Phạm Kế Anh (2011), Nguyễn Phạm Yến Nhi (2013). Ngoài việc kế thừa rất nhiều kiến thức của các lý thuyết và nghiên cứu trước đây, trong nghiên cứu này tác giả đã xây dựng và đề xuất thêm một nhân tố mới mà theo nhìn nhận và đánh giá của tác giả sẽ ảnh hưởng đến sự lựa chọn gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng của người dân. Đó là nhân tố "Rủi ro của các kênh đầu tư khác”, “Tỷ suất sinh lời của các kênh đầu tư khác".

Kết quả của nghiên cứu về sự lựa chọn gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng của người dân trên địa bàn thành phố Nha Trang đã xác định được mô hình hồi quy với 6 nhân tố tác

động đến sự lựa chọn của người dân. Trong đó, nhân tố “Lãi suất tiền gửi" là nhân tố có mức độ tác động lớn nhất đến sự lựa chọn của người dân so với các nhân tố khác. Nhân tố mới “Rủi ro của các kênh đầu tư khác” cũng tác động đến sự lựa chọn gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng của người dân. Đây chính là đóng góp của nghiên cứu trong việc xây dựng và xác định mức độ tác động của các nhân tố, trong đó có nhân tố mới đối với sự lựa chọn của người dân. Tuy nhiên, cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu khác để xem xét mức độ ảnh hưởng của nhân tố mới này đến sự lựa chọn gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng của người dân trên những địa bàn khác nhau. Mặc dù vậy, kết quả của nghiên cứu này có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về sự lựa chọn gửi tiền tiết kiệm của người dân trên những địa bàn khác nhau sau này.

4.3.Các hàm ý ứng dụng

Từ kết quả phân tích hồi quy cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng của người dân bao gồm: Lãi suất tiền gửi, Sự uy tín, Chất lượng phục vụ, Hoạt động marketing, Sự trung thành, Rủi ro của các kênh đầu tư khác. Khi tác động vào các nhân tố trên thì sự lựa chọn của người dân sẽ thay đổi theo cùng chiều tác động. Vì vậy, lãnh đạo các NHTM trên địa bàn thành phố Nha Trang cần phải đề ra các giải pháp tác động đến các nhân tố này để giữ khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng trong tương lai.

Qua nghiên cứu và tìm hiểu, tác giả đề xuất một số giải pháp tác động đến các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người dân như sau:

4.3.1. Nhân tố "Lãi suất tiền gửi" (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là nhân tố tác động mạnh nhất đến sự lựa chọn gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng của người dân. Lãi suất là khoản tiền lời mà người dân có được sau khi gửi tiền vào ngân hàng trong một khoản thời gian nhất định. Nếu lãi suất ngân hàng thấp sẽ không khuyến khích người dân gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng và ngược lại. Chính vì thế, tác giả đưa ra các đề xuất sau:

 Các ngân hàng nên xây dựng biểu lãi suất huy động vốn phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Phân khúc thị trường theo thứ tự ưu tiên cho những khách hàng lớn và khách hàng lâu năm. Ví dụ, với khách hàng gửi tiền lâu năm, khách hàng có số dư tiền gửi lớn có thể bù đắp một mức lãi suất chênh lệch so với mức lãi suất áp dụng cho khách hàng thông thường.

 Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt: các NHTM căn cứ vào lãi suất do NHNN công bố cũng như căn cứ vào lãi suất của 4 NHTM quốc doanh và 1 NHTM CP khác; đồng thời căn cứ vào lượng tiền gửi, tiền vay của ngày hôm trước phòng Nguồn vốn sẽ tiến hành phân tích để đưa ra các mức lãi suất huy động cho ngân hàng. Điều này nhằm đảm bảo lãi suất linh hoạt phù hợp với biến động của thị trường và của nguồn vốn trong ngân hàng. Từ đó, tạo cho người dân niềm tin là họ đã nhận được mức lãi suất hợp lý từ ngân hàng. Ngoài ra, để thực hiện lãi suất linh hoạt các NHTM cũng nên mở rộng các hình thức trả lãi. Bên cạnh việc áp dụng hình thức trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi hàng tháng. Các NHTM có thể áp dụng hình thức lãi suất lũy tiến theo số lượng gửi tiền. Với cùng một kỳ hạn như nhau, ngân hàng có thể thay đổi mức lãi suất với những khoản tiền lớn. Với chính sách lãi suất nhạy cảm như vậy, ngân hàng có thể thu hút được những khoản tiền gửi lớn hơn từ người dân.

4.3.2. Nhân tố "Sự uy tín"

Nhân tố “Sự uy tín” có mức ảnh hưởng lớn thứ hai trong sáu nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng của người dân. Đối với ngân hàng thì uy tín luôn là một vấn đề rất quan trọng, đặc biệt là đối với những khách hàng gửi tiền tiết kiệm. Để có thể có được sự tin tưởng của khách hàng đòi hỏi phải có một quãng thời gian đủ dài. Xây dựng vốn đã khó nhưng để có thể giữ được nó lại càng khó khăn hơn, chỉ một sơ xuất nhỏ cũng có thể làm mất lòng tin nơi khách hàng và nếu những khách hàng đó tiếp tục nói vấn đề đó cho những khách hàng khác thì thật là nguy hiểm. Vì vậy, tác giả xin đề xuất các giải pháp sau:

 Để nâng cao sự uy tín, các ngân hàng cần phải tuyệt đối bảo mật các thông tin cũng như các giao dịch của khách hàng. Áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn các hành vi xâm phạm các thông tin cá nhân, dữ liệu của khách hàng của các đối tượng cả bên trong lẫn bên ngoài ngân hàng.

 Tiếp theo đó là vấn đề an toàn, sẽ như thế nào nếu như khách hàng gửi tiền tại

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến khuynh hướng lựa chọn gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng của người dân trên địa bàn thành phố nha trang (Trang 81)